Nổi mề đay sưng môi là dấu hiệu cho thấy sự rối loạn trong hệ miễn dịch. Các nốt mẩn ngứa tuy được đánh giá không gây nguy hiểm trực tiếp cho tính mạng nhưng về lâu dài sẽ để lại tổn thương khó lành trên da. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về cách nhận diện, điều trị và phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.
Nổi mề đay sưng môi là gì?
Bị nổi mề đay là căn bệnh ngoài da phổ biến ở mọi lứa tuổi. Người mắc có thể cảm nhận thấy sự ngứa ngáy và các nốt mẩn ngứa ngoài da bằng mắt thường. Mề đay có xu hướng tồn tại lâu trong cơ thể. Mặc dù các biểu hiện sẽ tự động lặn mất chỉ sau 24h nhưng lại có nguy cơ tái phát thường xuyên nếu không được điều trị đúng cách.
Nổi mề đay sưng môi là một trong những dạng phổ biến của bệnh lý da liễu này. Ngoài ra, các triệu chứng có thể phát triển ở một hoặc nhiều vùng khác nhau trên cơ thể, tạo thành nổi mề đay ở cổ, nổi mề đay ở mặt, nổi mề đay toàn thân…Thông thường, dựa vào đặc điểm và thời gian phát bệnh, nổi mề đay được chia thành: Dạng cấp tính (diễn biến trong 6 tuần đầu), dạng mãn tính (kéo dài hơn 6 tuần, thậm chí 3 – 10 năm)
Bệnh có thể khởi phát ở nhiều đối tượng ở độ tuổi và giới tính khác nhau. Phổ biến nhất là các nhóm sau:
- Phụ nữ có thai: Nổi mề đay ở phụ nữ mang thai thường xảy ra ở giai đoạn 3 tháng đầu và cuối của thai kỳ. Sự thay đổi hormone mạnh mẽ trong cơ thể và quá trình giãn mao mạch ở bụng là những nguyên nhân chính khiến bệnh bùng phát.
- Phụ nữ sau sinh: Sau khi sinh, cơ thể người phụ nữ vẫn chưa thực sự làm quen với những thay đổi bên trong. Bên cạnh đó, chế độ kiêng cữ và những hiểu lầm trong việc vệ sinh cá nhân cũng là yếu tố xúc tác gây nên nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh.
- Trẻ nhỏ: Nổi mề đay ở trẻ nhỏ chủ yếu khởi phát do sức đề kháng yếu, hệ cơ quan chưa hoàn thiện và da đặc biệt mẫn cảm.
Triệu chứng của bệnh nổi mề đay phù môi là gì?
Tùy vào từng giai đoạn của bệnh và mức độ diễn biến, nổi mề đay sưng môi sẽ cho các biểu hiện khác nhau. Việc nhận diện chính xác sẽ giúp người bệnh đưa ra những chẩn đoán lâm sàng chính xác nhất, áp dụng kịp thời biện pháp khắc phục phù hợp. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của bệnh:
- Phù môi trên: Đa số người bệnh có hiện tượng phù môi trên. Da môi sưng phồng, gia tăng kích thước và nóng rát, có thể đi kèm cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
- Nổi mẩn ngứa trên da: Dưới sự tác động của các chất gây viêm tại tầng trung bì nông, da người bệnh sẽ xuất hiện các nốt ngứa, kích thước nhỏ, không đều nhau. Chủ yếu hình thành tại các vùng như tay chân, cổ, lưng, bụng. Một số trường hợp các nốt mề đay liên kết với nhau tạo thành mảng lớn, dẫn tới nổi mề đay toàn thân.
- Đỏ nóng: Một số trường hợp ghi nhận cảm giác nóng đỏ hoặc rát da. Các nốt mề đay mẩn ngứa sẽ có màu hồng nhạt hoặc trắng.
- Ngứa ngáy khó chịu: Cảm giác ngứa tăng dần về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết. Càng gãi hiện tượng sẩn phù càng gia tăng, đồng thời kéo theo nguy cơ nhiễm trùng do vết thương hở.
- Sốt nhẹ: Thường thấy ở những người bệnh sốt nổi mề đay đi kèm với bệnh lý hô hấp hoặc dị ứng thực phẩm, thời tiết…
- Quấy khóc, bỏ bú: Đây là những dấu hiệu phổ biến gặp của bệnh nổi mề đay ở trẻ nhỏ.
Nổi mề đay phù môi – Khi nào cần gặp bác sĩ
Mặc dù được đánh giá là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu chủ quan để lâu hoặc áp dụng sai cách, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, đau quặn bụng, phù đường thở, đột quỵ, ngất xỉu, nguy cơ sinh non ở bà mẹ mang thai,… Chính vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng đó, bạn cần chủ động thăm khám tại các cơ sở da liễu uy tín hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia. Đặc biệt trong trường hợp nhận thấy những dấu hiệu nguy hiểm sau:
- Phù mi mắt: Phù môi là triệu chứng cho thấy bệnh đã tiến triển được một thời gian và có khả năng chuyển biến sang thể mãn tính.
- Khó thở, thở hụt hơi hoặc rối loạn nhịp thở
- Trên da xuất hiện vết thương hở
- Tần suất tái phát ngày càng thường xuyên và đợt sau kéo dài hơn so với các đợt trước
- Nổi mề đay toàn thân
- Trẻ nhỏ quấy khóc, bỏ bú nhiều ngày
- Ngứa da vào ban đêm ảnh hưởng tới giấc ngủ, sức khỏe thần kinh
Nguyên nhân dẫn tới nổi mề đay sưng môi
Dưới đây là một số yếu tố gây bệnh phổ biến nhất mà người bệnh nên đặc biệt chú ý
- Rối loạn kháng thể: Đây được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính khiến nổi mề đay phù môi bùng phát. Sự rối loạn trong hoạt động của hệ miễn dịch dẫn tới tăng sinh IgE, kích thích sản xuất chất histamin cùng một số chất trung gian gây viêm tại mao mạch, gây tích nước dưới da, tạo thành nốt sẩn phù. Đồng thời, histamin cũng là lý do gây nên cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
- Thời tiết giao mùa: Khi thời tiết thay đổi kéo theo sự xáo trộn trong nhiệt độ, độ ẩm và sức gió, ánh nắng. Chính những diễn biến bất thường của thời tiết đã gây nên hiện tượng nổi mề đay vật lý, lâu dần dẫn tới phù môi.
- Bệnh di truyền: Bị mề đay phù môi là dạng bệnh tự miễn, thường có yếu tố di truyền. Nếu bố hoặc mẹ đã từng có tiền sử điều trị mề đay sẽ có khả năng di truyền cho thế hệ sau lên tới 25%.
- Yếu tố dị ứng: Người tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, khói bụi hoặc lạm dụng rượu bia, chất kích thích, dị ứng phấn hoa, lông chó mèo.
- Dị ứng thuốc: Việc lạm dụng một số loại thuốc trong thời gian dài đôi khi không những làm giảm hiệu quả trong điều trị bệnh mà còn gây nên một số tác dụng phụ như nổi mề đay, dị ứng mẩn ngứa. Trong đó, aspirin và corticoid là hai sản phẩm có nguy cơ dị ứng hàng đầu nếu dùng trong thời gian dài.
Cách điều trị bệnh nổi mề đay sưng môi tốt nhất hiện nay
Người bệnh nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm phù hợp với cơ địa và thể bệnh của mình hoặc tham khảo sự tư vấn của các chuyên gia để có phác đồ điều trị chuẩn nhất. Mặc dù hiện nay vẫn chưa có phương pháp loại bỏ hoàn toàn bệnh mề đay, nhưng nếu áp dụng đúng thời điểm, đúng phương pháp, các biểu hiện có thể được đẩy lùi và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát.
- Thuốc chữa bệnh nổi mề đay: Sản phẩm thuốc Tây thường được chia thành thuốc uống và thuốc bôi. Người bệnh có thể sử dụng đồng thời hoặc áp dụng một trong hai cách. Đối với thuốc bôi chủ yếu có tác dụng giảm ngứa ngáy, thúc đẩy tăng sinh tế bào mới, ngăn ngừa sẹo xấu nhưng lại không phù hợp điều trị nổi mề đay toàn thân. Trong khi đó, các dạng viên uống hoặc tiêm truyền (đối với bệnh nhân có dấu hiệu biến chứng) lại tác dụng sâu, có thể dùng cho nổi mề đay cấp và mãn tính.
- Cách chữa mề đay bằng mẹo dân gian: Các bài chữa mề đay sử dụng mẹo dân gian phù hợp với người bệnh e ngại tác dụng phụ của thuốc Tây và đang trong giai đoạn mới khởi phát. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp phổ biến như tắm lá khế, lá trà xanh, dùng lá tía tô, cây nha đam giảm ngứa…Tuy nhiên, quá trình áp dụng cần chú trọng bước làm sạch nguyên liệu, tuân thủ đúng liều lượng để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Điều trị bằng thuốc đông y: Theo lương y Đỗ Minh Tuấn nổi mề đay hình thành do phong hàn, phong nhiệt, chức năng gan, thận bị suy yếu. Để trị bệnh đông y sẽ giải quyết nổi mề đay tận gốc rễ, bồi bổ cơ thể.
Nổi mề đay sưng môi có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào. Hy vọng qua bài viết trên, độc giả đã có thể trang bị cho mình kiến thức hữu ích để việc điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!