Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Vảy nến ở chân là một trong các dạng vảy nến rất thường gặp hiện nay. Không chỉ gây khó chịu, mất thẩm mỹ mà bệnh còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục vảy nến chân hiệu quả.

Vảy nến ở chân là gì?

Nhắc đến các bệnh về da phổ biến không thể bỏ qua bệnh vảy nến. Bệnh này khiến nhiều người không khỏi đau đầu vì khởi phát không rõ nguyên nhân. Chính vì vậy mà việc điều trị thì cũng vô cùng khó khăn. Bệnh có thể xảy ra ở nhiều nơi khác nhau trên cơ thể. Trong đó có vảy nến ở chân. Vùng bệnh có thể kéo dài từ đùi đến cả bàn chân. Phổ biến là vảy nến ở ngón chân, vảy nến ở mắt cá chân, lòng bàn chân, vảy nến ở khớp chân…

Bệnh vảy nến ở chân khá phổ biến hiện nay
Bệnh vảy nến ở chân khá phổ biến hiện nay

Vảy nến ở chân có triệu chứng gì?

Khi nhận thấy các triệu chứng ngay dưới đây có thể bạn đã mắc bệnh vảy nến ở chân:

  • Vùng da chân xuất hiện các đốm da khô, ửng đỏ với các kích thước to nhỏ khác nhau.
  • Các đốm da khô dần sần sùi và có thể cảm thấy chúng dày lên tạo thành một lớp sừng.
  • Bề mặt da bong tróc và tách ra hoàn toàn. Kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy và có thể chảy máu.
  • Lớp da mới cùng lúc này lại hình thành và tiếp tục chu kỳ tróc vảy như lớp da trước đó.
Những vết vảy nến ban đầu xuất hiện ở chân
Những vết vảy nến ban đầu xuất hiện ở chân

Bị vảy nến ở chân có nguy hiểm không?

Vảy nến ở chân dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến người bệnh. Đặc biệt là các trường hợp không có biện pháp khắc phục. Để bệnh trở nặng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:

Ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Trước tiên vảy nến ở chân sẽ ảnh hưởng đến vùng da chân của người bệnh. Những trường hợp nặng các mảng da lớn sẽ bị khô, lúc nào cũng ửng đỏ rất mất thẩm mỹ. Đặc biệt là các chị em lúc này sẽ rất tự ti với chân của mình, không thể mặc váy ngắn, quần ngắn hay diện những bộ đầm mà mình yêu thích.

Tinh thần mệt mỏi, sức khỏe suy yếu

Bệnh vảy nến phần lớn đều khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy rất khó chịu. Đặc biệt là khi vùng da bệnh tiếp xúc với nước, mồ hôi thì lại càng khó chịu hơn. Mức độ ngứa nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng của từng người. Có người ngứa đến mất ăn mất ngủ, tinh thần sa sút. Sức khỏe vì thế cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Vảy nến ở chân gây biến chứng sang bộ phận khác

Ngoài những ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất, người bị vảy nến ở chân lâu ngày không điều trị có thể gây ảnh hưởng sang các cơ quan khác cụ thể là:

  • Viêm khớp: Theo nghiên cứu từ Tổ chức Bệnh vảy nến Hoa Kỳ, có đến 30% số người bị vảy nến mắc các biến chứng về viêm khớp. Đặc biệt là các vùng bệnh ở tay và chân. Người bệnh sẽ bị các cơn đau ở khớp chân, gót chân, nhất là khu vực có gân. Kèm theo đó là cảm giác mệt mỏi, khó khăn trong các vận động thường ngày.
  • Ảnh hưởng thận: Biến chứng này xuất phát từ việc điều trị bệnh vảy nến ở chân kéo dài nhưng lại sai cách. Bệnh nhân thay vì nghe theo lời bác sĩ lại tự ý mua thuốc về sử dụng. Về lâu dài sẽ làm cho thận bị tổn thương, suy thận, nghiêm trọng nhất là không thể phục hồi các chức năng.
  • Bệnh tiểu đường type 2: Theo các nghiên cứu từ bệnh nhân vảy nến thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là khá cao. Người vảy nến chân thường sẽ kéo theo nồng độ insulin trong cơ thể tăng lên. Kèm theo đó là việc rối loạn chức năng miễn dịch làm cho lượng insulin không thể chuyển đổi thành glucose.
Biến chứng viêm khớp, biến dạng khớp do bệnh vảy nến ở chân gây ra
Biến chứng viêm khớp, biến dạng khớp do bệnh vảy nến ở chân gây ra

Nguyên nhân gây vảy nến ở chân

Vảy nến da chân giống như các trường hợp vảy nến khác vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh chính xác. Tuy nhiên theo các nghiên cứu thì bệnh có thể do 2 yếu tố chính sau làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Hệ miễn dịch suy giảm

Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm dễ dẫn đến các rối loạn trong quá trình hoạt động. Theo đó thay vì bình thường, hệ miễn dịch sẽ tấn công các tác nhân bên ngoài gây hại cho cơ thể như vi khuẩn thì chúng lại quay lại tấn công chính tế bào da. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến quy trình hình thành và phát triển của tế bào da.

Lớp da mới được tạo nên quá nhanh nên đẩy các lớp da cũ ra ngoài gây nên bệnh vảy nến. Ngoài ra khi da bị vảy nến hay ửng đỏ cũng là do tác động tấn công của tế bào bạch cầu.

Di truyền

Dù không phổ biến nhưng theo các chuyên da một vài bệnh nhân vảy nến có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình ruột thịt của bạn có người bị vảy nến thì khả năng bạn bị mắc bệnh này sẽ cao hơn.

Ngoài ra còn có một vài các yếu tố khác vảy nến khởi phát và trở nặng hơn như:

  • Thời tiết
  • Căng thẳng
  • Bệnh nhân HIV
  • Tác động của rượu bia, thuốc lá

Cách trị bệnh vảy nến ở chân

Trên thực tế, bệnh vảy nến ở chân hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Các phương pháp phần lớn chỉ giúp cải thiện tình trạng bệnh. Một vài biện pháp được áp dụng hiện nay như:

Cách trị vảy nến chân bằng tây y

Khi có các dấu hiệu của bệnh vảy nến, tốt nhất bạn hãy đến bệnh viện hoặc các phòng khám da liễu uy tín để được điều trị. Bước đầu các bác sĩ sẽ khám lâm sàng, hỏi về các triệu chứng cũng như tiền sử bệnh của bệnh nhân. Tiếp theo đó là một vài các xét nghiệm sẽ được tiến hành như xét nghiệm mẫu da, xét nghiệm máu… để đảm bảo bạn bị vảy nến chứ không phải một bệnh ngoài da nào khác.

Hiện nay có khá nhiều loại thuốc được áp dụng để điều trị bệnh vảy nến. Các bác sĩ thường kết hợp giữa thuốc bôi ngoài da và thuốc uống hoặc tiêm để mang lại hiệu quả tốt nhất.

  • Corticosteroid: Có công dụng chính là kháng khuẩn, chống viêm đồng thời hạn chế các triệu chứng sưng tấy, sự sừng hóa của da.
  • Calcipotriol: Công dụng của thuốc giống với chức năng của vitamin D. Được dùng trong điều trị vảy nến chân nói riêng và vảy nến nói chung để giúp làm chậm quá trình phát triển của tế bào da, hạn chế sự bong tróc.
  • Tazarotene: Ngoài trị vảy nến, thuốc còn giúp trị trứng cá. Thuốc thường được chỉ định từ các bác sĩ chuyên môn vì có khá nhiều các tác dụng phụ.
  • Tacrolimus: Điều trị vảy nến chân trường hợp nặng các bác sĩ thường cho bệnh nhân kết hợp bôi và uống thuốc Tacrolimus. Ngoài trị vảy nến, Tacrolimus còn được dùng để trị viêm da dị ứng.
  • Cyclosporine: Thuốc thường có dạng viên được dùng trong điều trị bệnh vảy nến và cả bệnh viêm khớp.
  • Methotrexate: Với chức năng chính là làm chậm sự phát triển của tế bào nên Methotrexate được dùng nhiều trong điều trị bệnh vảy nến chân. Thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định uống và tiêm thuốc trực tiếp dưới vùng da bệnh.
Dùng thuốc bôi ngoài để trị vảy nên ở chân
Dùng thuốc bôi ngoài để trị vảy nên ở chân

Cách chữa bệnh vảy nến ở chân bằng quang trị liệu

Quang trị liệu tức là dùng ánh sáng để điều trị bệnh vảy nến. Biện pháp này có ưu điểm là hiện đại và làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến một cách nhanh chóng. Ngoài ra, liệu trình điều trị không tốn nhiều thời gian cũng tạo rất nhiều thuận lợi cho người bệnh.

Cách làm là dùng các tia UVA, UVB hoặc laser chiếu vào vùng da bị vảy nến. Dưới tác động của các ánh sáng mà các tế bào sẽ phát triển chậm lại, ít bị bong tróc hơn đồng thời hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Tuy nhiên hạn chế của phương pháp này là gây ra khá nhiều các tác dụng phụ như khiến vùng da bị ngứa rát, phồng da, khô da, nôn ói…

Trị vảy nến chân bằng các biện pháp dân gian

Nhiều người bị vảy nến ở chân còn áp dụng các biện pháp dân gian để điều trị bệnh. Tuy nhiên bạn cũng nên tìm hiểu kỹ hoặc nghe tư vấn của bác sĩ trước khi áp dụng. Dưới đây là một vài cách trị vảy nến được lưu truyền trong dân gian.

Tinh dầu

Một vài loại tinh dầu tự nhiên cũng được dân gian áp dụng để trị bệnh vảy nến. Cách làm được nhiều người áp dụng là bôi trực tiếp tinh dầu lên vùng da bệnh hoặc dùng máy xông khuếch tán vào không khí.

Bạn có thể chọn tinh dầu trà xanh với mùi hương khá dễ chịu cùng chức năng kháng viêm, kháng nấm và hỗ trợ hệ miễn dịch. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà cũng rất hiệu quả khi có thể làm dịu da, giảm ngứa. Một vài loại tinh dầu khác cũng được dùng trị vảy nến như tinh dầu phong lữ, oải hương…

Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng cách chữa vảy nến này trong trường hợp bệnh nhẹ. Đồng thời không nên quá lạm dụng, chỉ nên dùng lượng vừa phải vì rất dễ gây kích ứng da.

Trị vảy nến bằng nghệ

Trong dân gian không ít người tin tưởng về công dụng của nghệ trong điều trị bệnh vảy nến. Nghệ từ lâu đã được biết đến với công dụng làm lành vết thương, giảm lở loét, kháng viêm, chống oxy hóa… Dùng nghệ đắp lên vùng da bị vảy nến sẽ giúp vết thương không bị lan rộng, ngăn chặn bệnh phát triển.

Tắm muối Epsom

Với hai thành phần chính là magie và sulfat, muối Epsom đặc biệt rất tốt cho vùng da bị vảy nến. Loại muối này sẽ giúp giảm viêm nhiễm, sát khuẩn vùng da bị tổn thương. Đồng thời cảm giác ngứa rát cũng được giảm bớt. Cách làm là pha loãng muối Epsom trong nước ấm với lượng vừa đủ. Sau đó cho chân vào ngâm trong hỗn hợp khoảng 15 phút. Cuối cùng là rửa sạch và lau khô chân.

Ngâm chân trong nước muối giúp giảm ngứa
Ngâm chân trong nước muối giúp giảm ngứa

Trị vảy nến bằng nha đam

Dùng nha đam trị vảy nến rất đơn giản. Mỗi ngày bạn chỉ cần dùng gel nha đam thoa lên vùng da chân bị vảy nến đồng thời kết hợp với uống nước nha đam trực tiếp. Nha đam có tính mát, sát khuẩn đồng thời giữ ẩm cho da nên rất tốt với người mắc bệnh vảy nến chân.

Lời khuyên với bệnh nhân bị vảy nến ở chân

Bệnh vảy nến chân chỉ nhờ vào các biện pháp điều trị thôi là chưa đủ. Bản thân người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt, tự mình làm hạn chế sự phát triển của bệnh ngay tại nhà.

Các thực phẩm nên và không nên ăn

Với người bị vảy nến chân thì nên đặc biệt chú ý về chế độ ăn uống. Thông thường các bác sĩ vẫn luôn khuyên bệnh nhân ăn uống đầy đủ để đảm bảo chất cho cơ thể. Tuy nhiên vẫn có một số món bạn nên hạn chế vì có thể khiến da lâu lành và tình trạng ngứa sẽ trở nặng hơn.

  • Các món nên kiêng: Hải sản nói chung như cua, ghẹ, tôm; các loại thịt đỏ như bò, trâu, dê…; đồ chiên xào nhiều dầu mỡ và các loại snack, sữa, rượu, bia…
  • Các món nên ăn: rau củ quả, thực phẩm giàu omega 3 như cá hồi, cá trích, ngũ cốc, trà xanh…

Đặc biệt người bị vảy nến ở chân nên uống nhiều nước để da không bị khô và tốt cho sức khỏe.

Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng là một trong những yếu tố khiến cho bệnh vảy nến có thể sẽ trở nặng thêm. Vì vậy hãy học cách kiểm soát căng thẳng luôn giữ cho tinh thần thoải mái. Đặc biệt khi gặp những cơn ngứa ở chân do bệnh không nên bực tức, gãi ngứa làm tình trạng nặng thêm. Thay vào đó hãy thư giãn tinh thần bằng các hoạt động lành mạnh như trồng cây, vẽ tranh hay xem phim…

Giữ vệ sinh cơ thể

Đối với người bị vảy nến việc giữ vệ sinh cơ thể là vô cùng quan trọng. Theo đó bạn nên tắm gội đúng cách nhất là ở vùng da chân bị bệnh. Nên dùng nước ấm nhẹ nhàng rửa vùng da bị ngứa không nên chà xát quá mạnh. Đặc biệt không nên tự ý dùng các loại sữa tắm vì có thể gây kích ứng da. Ngoài ra cũng không nên tắm quá lâu, tráng để vùng da bị tổn thương tiếp xúc nhiều với nước.

Giữ vệ sinh cơ thể nhất là vùng da chân
Giữ vệ sinh cơ thể nhất là vùng da chân

Tập thể dục và sinh hoạt điều độ

Một cơ thể khỏe mạnh chính là điều tiên quyết để chống lại các căn bệnh. Ngoài ăn uống, bệnh nhân cũng nên thường xuyên tập thể giúp để giúp máu huyết lưu thông tốt hơn. Không nên vì bệnh mà suốt ngày ủ dột, lười luyện tập. Không chỉ vậy việc ngủ đúng giờ, không thức khuya cũng rất quan trọng với người bị vảy nến ở chân.

Như vậy có thể thấy bệnh vảy nến chân cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt bình thường của người bệnh. Khi phát hiện những triệu chứng ban đầu tốt nhất bạn nên thực hiện ngay các biện pháp điều trị để tránh biến chứng đáng tiếc sau này.

Câu hỏi thường gặp
Bị vảy nến tắm lá gì và tắm thế nào để bệnh nhanh khỏi là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người bệnh. Những thắc mắc này sẽ được chuyên gia Tạp Chí Đông Y giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. Bị vảy nến tắm lá có hiệu quả không? Bệnh vảy nến...

Vảy nến là bệnh về da liễu thường xuyên xuất hiện và có thể tự khỏi

Các nghiên cứu cho thấy, những bệnh nhân bị vảy nến hoàn toàn có thể tắm biển bình thường. Thậm chí, tắm biển đúng cách còn có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng vảy nến tốt hơn.

Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Đồng Nai cho biết, nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của NB-UVB với vảy nến trung bình và nặng, cải thiện rõ rệt sau 20-36 lần điều trị và 60-70% bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn. Đối với bệnh bạch biến từ 40-70% bệnh nhân tái tạo sắc tố sau 4 tháng điều trị.

Ở da bệnh vảy nến thường có biểu hiện là các mảng da đỏ có vảy trắng, dày, bao gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong giống với giọt nến. Các vị trí hay gặp nhất là các vùng như khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Đặc biệt sau một thời gian tiến triển các tổn thương có thể lan ra toàn thân.

Khi bị bệnh vảy nến, người bệnh thường thấy ngứa da, đa số triệu chứng ngứa của vảy nến thường nhẹ. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân triệu chứng ngứa có thể xảy ra dữ dội.

Vảy nến là bệnh lý ngoài da khá phổ biến tại Việt Nam. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là da ửng đỏ, bong tróc, ngứa ngáy,... Đặc biệt, tình trạng lan rộng của vảy nến khiến nhiều người hoang mang, không biết bệnh vảy nến có lây không và lây qua đường nào. Tapchidongy.org sẽ cùng bạn tìm hiểu...
Bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không? Đây là nỗi lo lắng của nhiều người đang bị bệnh, khi bị bệnh bạn sẽ bị áp lực về tâm lý khá cao, gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Những thông tin bổ ích dưới bài viết này sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác nhất....
Điều trị vảy nến bằng quang hóa trị liệu là một trong những phương pháp được nhiều người biết đến. Tuy vậy so với Tây y hoặc Đông y, cách trị bệnh này có giá thành cao hơn hẳn. Vậy quang hóa trị liệu có gì đặc biệt? bài viết sau đây của Tapchidongy sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu...
Chữa vẩy nến bằng diện chẩn là một phương pháp quen thuộc trong Đông Y. Thế nhưng với nhiều người, thông tin về cách chữa vảy nến này còn khá mơ hồ. Để hiểu rõ hơn, bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc khái quát về phương pháp chữa vẩy nến bằng diện chẩn. [caption id="attachment_29312" align="aligncenter" width="730"] Chữa...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan