Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, suy giảm khả năng nghe của trẻ. Vậy để điều trị bệnh nhanh, dứt điểm cha mẹ cần làm gì? Phương pháp nào hiệu quả nhất?

Trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ là gì?

Viêm tai giữa chảy mủ (còn gọi là viêm tai giữa cấp mủ) là một tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở tai giữa, gây ra tích tụ mủ và dịch tiết trong khoang tai giữa. Mủ này thường chảy ra ngoài qua lỗ thủng ở màng nhĩ, gây ra hiện tượng chảy mủ tai.

Nguyên nhân thường gặp là do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập từ vòm họng qua vòi nhĩ vào tai giữa, đặc biệt sau các đợt viêm đường hô hấp trên như cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang... Trẻ em dễ mắc bệnh hơn do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và cấu trúc vòi nhĩ ngắn, nằm ngang, dễ bị tắc nghẽn.

Viêm tai giữa chảy mủ là tình trạng nhiễm trùng và viêm nhiễm nặng tại khoang tai giữa
Viêm tai giữa chảy mủ là tình trạng nhiễm trùng và viêm nhiễm nặng tại khoang tai giữa

Triệu chứng điển hình của viêm tai giữa chảy mủ ở trẻ

  • Chảy mủ tai: Dịch mủ có thể có màu vàng, trắng hoặc xanh, kèm theo mùi hôi. Lượng mủ có thể ít hoặc nhiều, chảy liên tục hoặc ngắt quãng.
  • Đau tai: Trẻ có thể cảm thấy đau nhức, căng tức trong tai, đặc biệt là khi ấn vào vùng trước hoặc sau tai.
  • Sốt: Thân nhiệt trẻ thường tăng cao, có thể kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn.
  • Giảm thính lực: Do dịch mủ tích tụ trong tai giữa làm cản trở sự dẫn truyền âm thanh, trẻ có thể nghe kém tạm thời hoặc kéo dài.
  • Ù tai: Trẻ có thể nghe thấy tiếng ù ù, vo ve trong tai.
  • Chóng mặt: Một số trẻ có thể cảm thấy chóng mặt, mất thăng bằng.
  • Buồn nôn, nôn: Do kích thích dây thần kinh số 8 (dây thần kinh tiền đình ốc tai), trẻ có thể cảm thấy buồn nôn và nôn.
  • Các triệu chứng khác: Như đau đầu, khó chịu, quấy khóc, bỏ bú hoặc hay đưa tay lên tai.(ở trẻ nhỏ)...
Triệu chứng Trẻ Bị Viêm Tai Giữa Chảy Mủ phổ biến

Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ

Viêm tai giữa chảy mủ là một trong những dấu hiệu nặng của bệnh viêm tai giữa. Tình trạng này thường gặp ở trẻ do cha mẹ không sớm phát hiện, điều trị kịp thời cho con. Chính vì vậy sớm nhận biết bệnh, thông tin liên quan sẽ giúp các bậc phụ huynh có sự chuẩn bị, hướng xử lý đúng đắn.

Bé bị viêm tai giữa chảy mủ do rất nhiều nguyên nhân gây nên, đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi từ 6-15 tháng tuổi. Những yếu tố điển hình gây bệnh lý như sau:

Bệnh viêm tai giữa có mủ của trẻ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân
Bệnh viêm tai giữa có mủ của trẻ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân

  • Vệ sinh kém: Không vệ sinh vùng tai, làm sạch không đúng cách,... là tác nhân gây bệnh viêm tai giữa có mủ ở trẻ em.
  • Khí hậu: Thời tiết quá khắc nghiệt, nhiệt độ quá thấp cũng có thể gây bệnh viêm tai giữa cho trẻ.
  • Chức năng của tai: Hầu hết cơ thể, chức năng, cấu trúc cơ thể của trẻ đều chưa trưởng thành. Đặc biệt là chức năng vòi nhĩ chưa miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus,...
  • Cấu trúc tai: Thường trẻ sơ sinh có vòi nhĩ ngắn, rộng hơn so với người trường thành. Do đó, các mầm bệnh dễ dàng xâm nhập, thích nghi và gây bệnh trong ống tai.
  • Trẻ mắc các bệnh về hô hấp: Khi trẻ đang mắc các bệnh như viêm họng, viêm mũi,... sẽ khiến vòi nhĩ bị tắc nghẽn. Chất dịch bị tồn đọng gây viêm, sưng vùng ống tai và tạo áp ứng lên màng nhĩ gây phồng, rách,... Nếu không được phát hiện kịp thời bệnh sẽ nặng hơn khiến trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ.

Bé bị viêm tai giữa chảy mủ có nguy hiểm không? Biến chứng

Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa chảy mủ là một trong những bệnh lý nguy hiểm do biến chứng hoặc nhiễm trùng ở ống tai giữa. Theo đó, nếu bố mẹ không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phương pháp có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và để lại nhiều di chứng như:

  • Suy giảm thính lực lâu dài: Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nghe tạm thời của trẻ. Nặng hơn thì có thể dẫn đến mất thính lực vĩnh viễn gây khó khăn cho đời sống, sinh hoạt sau này của trẻ. 
  • Cản trở sự phát triển tư duy, kiến thức của trẻ: Tình trạng nghe kém sẽ cản trở quá trình tiếp thu ngôn ngữ, kiến thức của trẻ. Vì vậy, trẻ có thể bị chậm nói hoặc học hỏi kém.
  • Thủng màng nhĩ: Trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ lâu ngày sẽ tích dịch nhầy quá nhiều. Điều này làm tăng áp lực lên phía màng nhĩ và gây ra tình trạng thủng màng nhĩ.
  •  Áp xe tai: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm khiến trẻ quấy khóc, mệt mỏi liên tục. Thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng vùng tai, ảnh hưởng xương chũm của trẻ.
  • Biến chứng nội sọ: Chủ yếu là các biến chứng liên quan đến vùng nào như viêm não, áp xe não, viêm tĩnh mạch,... đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của trẻ.

Chính vì vậy, để hạn chế tối đa khả năng biến chứng bệnh viêm tai giữa ứ mủ ở trẻ bố mẹ cần chủ động đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị đúng bệnh, cho kết quả cao.

Cách chẩn đoán bệnh chính xác, hiệu quả

Khai thác bệnh sử:

  • Triệu chứng: Hỏi về các triệu chứng như sốt, đau tai, quấy khóc, bỏ bú, chảy mủ tai, giảm thính lực...
  • Thời gian mắc bệnh: Xác định thời điểm bắt đầu các triệu chứng và diễn biến bệnh.
  • Tiền sử bệnh: Hỏi về các bệnh lý tai mũi họng trước đó, các bệnh mãn tính khác, tiền sử dị ứng.
  • Tiền sử gia đình: Tìm hiểu về tiền sử viêm tai giữa trong gia đình.

Sử dụng dụng cụ nội soi để quan sát màng nhĩ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác
Sử dụng dụng cụ nội soi để quan sát màng nhĩ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác

Thăm khám lâm sàng:

  • Quan sát: Nhìn bằng mắt thường xem tai có sưng, đỏ, chảy mủ hay không.
  • Nội soi tai: Sử dụng dụng cụ nội soi để quan sát màng nhĩ. Các dấu hiệu gợi ý viêm tai giữa chảy mủ bao gồm: Màng nhĩ đỏ, sưng, mất bóng; Màng nhĩ thủng, có mủ chảy ra từ lỗ thủng; Màng nhĩ phồng, không còn nhìn rõ các mốc giải phẫu.
  • Khám họng - mũi: Kiểm tra tình trạng họng, mũi để tìm các dấu hiệu viêm nhiễm có thể liên quan đến viêm tai giữa.

Xét nghiệm hỗ trợ:

  • Cấy mủ tai: Xác định vi khuẩn gây bệnh và kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh phù hợp.
  • Đo nhĩ lượng đồ (Tympanometry): Đánh giá chức năng tai giữa, phát hiện tình trạng ứ dịch trong tai giữa.
  • Thính lực đồ: Đánh giá mức độ giảm thính lực.
  • Các xét nghiệm khác: Xét nghiệm máu, chụp X-quang (nếu cần) để đánh giá tình trạng nhiễm trùng và loại trừ các bệnh lý khác.

Đối tượng trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh

  • Trẻ dưới 2 tuổi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và cấu trúc tai chưa phát triển đầy đủ dễ mắc bệnh.
  • Trẻ đi nhà trẻ/mẫu giáo làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn.
  • Trẻ có tiền sử viêm tai giữa.
  • Trẻ bị dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng vòi nhĩ.
  • Trẻ tiếp xúc khói thuốc lá làm giảm sức đề kháng đường hô hấp.
  • Trẻ bú bình nằm ngửa tăng nguy cơ dịch trào ngược vào tai giữa.
  • Trẻ có hệ miễn dịch suy yếu.
  • Trẻ trong mùa lạnh, lúc này nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển.

Các biện pháp phòng tránh bé bị viêm tai giữa ứ mủ ở trẻ

Với những thông tin chia sẻ ở trên có thể thấy rằng, việc điều trị dứt điểm trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ là điều không hề dễ dàng. Trong khi, căn bệnh là để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, tác động đến cuộc sống hiện tại cũng như về sau của trẻ. Chính vì vậy, các mẹ nên chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống sau cho trẻ.

Những điều bố mẹ cần lưu ý trong quá trình điều trị bệnh viêm tai giữa có mủ
Những điều bố mẹ cần lưu ý trong quá trình điều trị bệnh viêm tai giữa có mủ

  • Các mẹ nên tập thói quen vệ sinh tai cho con mỗi ngày bằng nước muối sinh lý hoặc các loại thuốc, dung dịch rửa tai có nguồn gốc thảo dược.
  • Tuyệt đối không được dùng các vật nhọn, cứng để lấy ráy tai cho trẻ em, hạn chế những rủi ro không đáng có như: trầy xước, rách, chảy máu,...
  • Với những trẻ đang có các bệnh lý về tai mũi họng bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị dứt điểm.
  • Khi tắm rửa, gội đầu cho trẻ cần cẩn trọng để nước không bị ứ đọng trong tai, tốt nhất nên sử dụng nút tai của trẻ.
  • Chú ý, quan tâm đến sự thay đổi của thời tiết để chăm sóc, chuẩn bị trang phục phù hợp cho các bé.
  • Luôn giữ không gian sống, sinh hoạt của trẻ được trong lành, thoáng đãng.
  • Đặc biệt quan tâm đến thực đơn hàng ngày của con, nên bổ sung cho con nhiều thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng, đạm như: rau xanh, trứng. thịt, cá,... để nâng cao sức đề kháng, thể trạng cho trẻ.
  • Không cho trẻ tiếp xúc hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với các thành viên trong gia đình đang mắc các bệnh lý về đường hô hấp.
  • Tiêm vacxin cho trẻ, đặc biệt là các loại chủng chống dịch cúm mùa,...
  • Đưa trẻ thăm khám theo đúng định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện và chữa trị kịp thời các bệnh lý khác nếu có.

Khi nào trẻ cần gặp bác sĩ?

  • Sốt cao (trên 38 độ C): Đây là dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng cần được xử lý kịp thời.
  • Đau tai dữ dội: Đau tai không giảm sau 1-2 ngày hoặc đau tăng lên cần được bác sĩ đánh giá.
  • Chảy mủ nhiều hoặc kéo dài: Chảy mủ quá nhiều, có mùi hôi, kéo dài hơn 2-3 ngày là dấu hiệu nhiễm trùng nặng.
  • Giảm thính lực: Trẻ nghe kém, không phản ứng với âm thanh cần được kiểm tra để loại trừ biến chứng nguy hiểm.
  • Các triệu chứng khác: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, ù tai, sưng vùng quanh tai cũng là những dấu hiệu cần đi khám ngay.
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi có bất kỳ dấu hiệu nào của viêm tai giữa.
  • Trẻ trên 6 tháng tuổi: Nếu trẻ có các triệu chứng nhẹ, có thể theo dõi tại nhà trong 1-2 ngày. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc nặng lên, cần đưa trẻ đi khám ngay.

Điều trị cho trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ hiệu quả

Hiện nay có rất nhiều phương pháp trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ được kiểm nghiệm và cho kết quả khả quan. Trong đó phải kể đến 3 phương pháp dưới đây:

Các bài thuốc dân gian điều trị trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ

Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc có tác dụng chữa trị bệnh viêm tai giữa chảy mủ cho trẻ mang lại kết quả tốt, được ông bà, cha mẹ tin tưởng áp dụng cho con trẻ. Cụ thể là các bài thuốc như:

Mật ong có tác dụng điều trị bệnh viêm tai giữa hiệu quả
Mật ong có tác dụng điều trị bệnh viêm tai giữa hiệu quả

  • Sử dụng sáp ong: Sáp ong chứa nhiều khoáng chất có lợi cho việc điều trị bệnh viêm tai giữa, được nhiều người áp dụng và thành công. Theo đó, bạn chỉ cần chuẩn bị một miếng sáp nhỏ cuộn với giấy và đốt cháy một đầu, nửa đầu còn lại đưa vào tai để xông. Kiên trì thực hiện trong 3-5 ngày mỗi ngày chỉ cần 2 lần sẽ nhận được kết quả.
  • Cây sống đời: Cách thực hiện bài thuốc này khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Các mẹ chỉ cần chuẩn bị khoảng 3-5 nhánh cây và ngâm với nước muối. Sau đó đem cho vào cối giã lấy nước cốt, lọc bỏ cặn bã và cho thuốc vào lọ xịt. Thực hiện xịt ít nhất 2 lần/ngày mỗi lần khoảng 2 giọt bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
  • Rau diếp cá: Bài thuốc này rất an toàn và phù hợp với trẻ nhỏ. Theo đó, phụ huynh chỉ cần xay nhuyễn hoặc giã nát 10 - 20 lá rau để lấy nước cốt. Tiếp đó, nhỏ thuốc vào tai trẻ mỗi ngày để phát huy tác dụng.
  • Chữa viêm tai giữa bằng mơ: Lá mơ có tác dụng điều trị viêm tai giữa chảy mủ ở trẻ em bởi nó chứa nhiều hoạt chất như caroten, vitamin C, các axit amin,... giúp cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh gây ra.

Ưu điểm: Mẹo dân gian trị viêm tai giữa chảy mủ ở trẻ em thường dễ thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và có thể hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng.

Nhược điểm: Hiệu quả chưa được chứng minh, không điều trị tận gốc nguyên nhân và có thể gây biến chứng nếu lạm dụng hoặc thực hiện sai cách.

Thuốc Tây Y điều trị trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ

Thuốc Tây y chỉ được sử dụng trong trường hợp xác định, chẩn đoán chính xác căn nguyên gây bệnh viêm tai giữa chảy mủ cho trẻ. Vì vậy, thông thường các bác sĩ sẽ kê một trong số các loại thuốc sau:

Các loại thuốc được điều trị viêm tai giữa có mủ
Các loại thuốc được điều trị viêm tai giữa có mủ

  • Thuốc nhỏ tai dạng xịt, rửa: Loại thuốc nhỏ tai này có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh viêm tai giữa, làm sạch ống tai, hạn chế khả năng nhiễm khuẩn, lây lan của bệnh,... Từ đó giúp lưu thông dịch nhầy.
  • Thuốc kháng khuẩn, viêm tại chỗ: Thuốc này có tác dụng thuyển giảm triệu chứng viêm hiệu quả,... Tuy nhiên, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này cho con. 
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Nhóm thuốc thường được các bác sĩ kê đơn là Paracetamol và NSAIDs,... giúp cải thiện các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi cho trẻ. Thế nhưng, để hạn chế đối đa tình trạng ngộ độc, dị ứng thuốc các mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng.
  • Thuốc kháng sinh, đặc trị bệnh: Chủ yếu là nhóm kháng sinh beta-lactam và macrolid, quinolon,... được các bác sĩ kê đơn nhiều với trường hợp bé bị viêm tai giữa chảy mủ..

Ưu điểm: Tây y điều trị viêm tai giữa chảy mủ ở trẻ em mang lại hiệu quả nhanh chóng, kiểm soát tốt triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nhờ kháng sinh và các biện pháp hỗ trợ.

Nhược điểm: Việc lạm dụng kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ, kháng thuốc và làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ.

Các bài thuốc Đông y cho trẻ bị viêm tai giữa ứ mủ

Trong quan niệm của Đông y, nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ là do tình trạng nhiệt tà, phong độc, hàn khí kết hợp với sức đề kháng yếu kém, cấu trúc cơ thể chưa hoàn thiện của trẻ mà nên.

Chính vì vậy, để trị dứt điểm bệnh lý cho trẻ Đông y áp dụng phương pháp điều trị từ chính căn nguyên gây bệnh bằng các thảo dược tự nhiên như bạc hà, ngưu bàng, xa tiền,... Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể trạng, mức độ nguy hiểm của bệnh Đông y sẽ áp dụng các bài thuốc phù hợp, cho hiệu quả cao như:

  • Bài thuốc số 1: Nguồn dược liệu chủ yếu là sài hồ, kim ngân hoa, long đờm thảo, đan bì, sinh địa, đương quy, cam thảo, hoàng cầm, bạc hà. Từ đó, trộn đều các hỗn hợp đem sắc thành một thang. Lưu ý, nên cho trẻ uống trong ngày, ít nhất 2 lần vào các buổi sáng và chiều.
  • Bài thuốc số 2: Bố mẹ chuẩn bị mua một số nguyên liệu như: ngưu bàng, xa tiền, bạc hà, trạch tả, ý dĩ, cam thảo, kim ngân hoa, mộc thông, xương bồ, sài hồ. Cách sắc thuốc, chia liều lượng tương tự như bài thuốc 1.
  • Bài thuốc số 3: Bài thuốc này dành cho trường hợp trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ mãn tính với các nguyên liệu chính là: hoàng bá, bạch truật, sa nhân, đẳng sâm, cát cánh, hoàng liên, đương quy, sinh địa, phục linh, kim ngân hoa, liên kiều. Cách chế biến thuốc khá đơn giản các mẹ chỉ cần rửa sạch và đem đun thuốc với 700ml nước sạch đến khi chỉ còn 250ml thì tắt bếp. Sau đó, để thuốc nguội và cho con dùng mỗi ngày.

Các bài thuốc Đông y điều trị bệnh hiệu quả
Các bài thuốc Đông y điều trị bệnh hiệu quả

Các bài thuốc Đông y thường cho kết quả điều trị rất cao. Tuy nhiên, thời gian điều trị còn phụ thuộc rất lớn vào cơ địa của trẻ. Để an toàn, cha mẹ không tự ý mua dược liệu về sắc uống. Hãy đưa con tới cơ sở y học cổ truyền uy tín để được bốc thuốc, kê đơn.

Dược liệu hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh

Việt Nam tự hào sở hữu nguồn tài nguyên dược liệu phong phú, đa dạng, từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có viêm tai giữa chảy mủ ở trẻ em. Với nguồn gốc thiên nhiên, lành tính và ít tác dụng phụ, dược liệu mang đến giải pháp an toàn và hiệu quả, giúp cha mẹ yên tâm hơn trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho con trẻ.

Không chỉ đơn thuần là giảm triệu chứng đau tai, sốt, chảy mủ, dược liệu còn tác động sâu vào căn nguyên gây bệnh, giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm sưng đau, đồng thời tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể trẻ chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Một số gợi ý giúp mẹ cải thiện tốt tình trạng viêm tai chảy mủ cho bé như:

  • Kim ngân hoa, liên kiều: Bộ đôi thanh nhiệt giải độc, kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, giúp giảm nhanh tình trạng sốt, đau tai, chảy mủ.
  • Hoàng liên, hoàng bá: Kháng sinh tự nhiên, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, làm sạch tai, ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.
  • Tục đoạn, uy linh tiên: Giảm đau, giảm sưng, tiêu viêm, mang lại cảm giác dễ chịu cho trẻ.
  • Hoàng kỳ, đẳng sâm: Bổ khí, tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Sự kết hợp giữa dược liệu và các phương pháp điều trị hiện đại sẽ giúp trẻ nhanh chóng phục hồi và phòng ngừa tái phát.

Lưu ý, việc sử dụng dược liệu cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc có chuyên môn để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Có thể nói, tình trạng trẻ bị viêm tai giữa hiện nay diễn ra khá phổ biến ở độ tuổi từ 1 - 6 tuổi. Chính vì vậy, ngoài thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh bố mẹ cũng nên chủ động tìm hiểu về các phương pháp xử lý, điều trị để có thể áp dụng khi cần thiết.

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp

Trẻ bị viêm tai giữa có sốt. Sốt là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh. Sốt xuất hiện là do cơ thể trẻ phản ứng với tình trạng viêm nhiễm ở tai giữa, cố gắng đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh. Tùy mức độ bệnh, trẻ có thể sốt từ 38,5 độ C đến 40 độ C.

Viêm tai giữa mặc dù có tác nhân chính là do vi khuẩn, vi rút gây ra nhưng chúng ta hoàn toàn yên tâm vì bệnh không có khả năng lây lan. Đặc biệt, với những người mới có dấu hiệu khởi phát, nhận biết sớm, điều trị đúng cách hoàn toàn có thể khỏi ngay tại nhà.

Viêm tai giữa ở trẻ em thường khỏi sau 2-3 ngày nếu được phát hiện và điều trị sớm. Trường hợp dùng kháng sinh, thời gian điều trị có thể kéo dài 5-7 ngày, thậm chí 6-12 tuần nếu trẻ bị viêm tai giữa mãn tính.

Viêm tai giữa có rất nhiều dạng khác nhau, trong đó viêm tai giữa ứ dịch khó phát hiện hơn, nhất là ở trẻ nhỏ do bệnh âm ỉ, không có triệu chứng viêm cấp, dịch tai ứ đọng không chảy ra ngoài. Vậy viêm tai giữa ứ dịch bao lâu thì khỏi? Cách điều trị và chăm sóc như...
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ là nỗi lo của nhiều bậc cha mẹ. Có rất nhiều thông tin về việc rửa mũi là nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc rửa mũi có bị viêm tai giữa hay không cũng như hướng dẫn cách vệ sinh  đúng cho...

So với trẻ em, viêm tai giữa ở người lớn sẽ có mức độ nhẹ hơn. Thế nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính. 

Với câu hỏi viêm tai giữa ở người lớn có nguy hiểm không? Câu trả lời đó là nếu được chữa trị kịp thời thì bệnh không gây ra nhiều biến chứng. Do đó, bạn có thể áp dụng những cách chữa viêm tai giữa mà chúng tôi gợi ý sau đây để điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất.

  • Sử dụng thuốc Tây
  • Cách điều trị tại nhà

 

Viêm tai giữa có nên chích mủ không là nỗi lo của nhiều người bệnh, đặc biệt là các bậc cha mẹ có con nhỏ. Vậy khi nào nên đi chích và liệu có hệ lụy gì xảy ra không? Bác sĩ chuyên khoa sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc này trong bài viết dưới đây. Giải đáp...
Khám viêm tai giữa cho trẻ ở đâu an toàn, hiệu quả? Là câu hỏi khiến nhiều cha mẹ phải đau đầu khi nhắc đến. Bởi, hiện nay có quá nhiều cơ sở y tế trong khi không phải địa chỉ nào cũng đảm bảo chất lượng, an toàn. Hiểu được lo lắng của đông đảo các bậc phụ huynh,...
Chữa viêm tai giữa bằng cloxit là một phương pháp điều trị viêm tai giữa tại nhà được rất nhiều người áp dụng thời gian gần đây. Thực tế thì cách làm này có thực sự hiệu quả? Nếu chữa trị thì người bệnh nên sử dụng như thế nào là tốt nhất? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn...
Viêm tai giữa điều trị bao lâu là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi bệnh viêm tai giữa nếu không chữa sớm và dứt điểm có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng bài viết hôm nay tìm hiểu về viêm tai giữa và cách điều trị như thế nào để có...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Trẻ Bị Viêm Tai Giữa Chảy Mủ bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan