Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Hiện nay, một trong số những bệnh đường hô hấp thường gặp đó là viêm họng Vincent. Khi phát bệnh, nó khiến cho cơ thể con người rất mệt mỏi với nhiều triệu chứng đi kèm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Chính vì thế, việc có những kiến thức căn bản về bệnh là rất cần thiết cho mỗi người.

Viêm họng Vincent là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm họng Vincent là một loại nhiễm trùng nghiêm trọng ở vùng cổ họng do xoắn khuẩn và vi khuẩn hình thoi ( vi sinh vật cộng Borrelia vincenti và Bacillus fusiformis) xâm nhập gây ra. 

Khi hệ miễn dịch suy yếu, hay xảy ra các tình trạng như sâu răng, viêm nướu hay viêm amidan, các vi sinh vật sống ký sinh này sẽ làm dinh dưỡng niêm mạc họng  rối loạn, ăn mòn và gây ra các vết loét.

Theo các nghiên cứu, căn bệnh này là bệnh lý thuộc nhóm viêm họng loét. Các vi khuẩn ký sinh trong niêm mạc họng lấy hết các chất dinh dưỡng, sinh sôi và ăn mòn khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu.

Bên cạnh đó, các tình trạng răng miệng như viêm nướu, sâu răng,... cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho trực khuẩn tấn công và gây mưng mủ, lở loét vùng họng.

viem-hong-vincent
Viêm họng Vincent xuất hiện giả mạc trắng vùng amidan

Khi đó, cơ thể người bệnh sẽ rất mệt mỏi kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ hoặc cảm thấy đau rát, ngứa ngáy ở cổ họng. 

Ngoài ra, khi khám họng, có thể quan sát thấy xuất hiện lớp giả mạc trắng ở một bên bề mặt của amidan. Và nếu không điều trị viêm họng vincent sớm, giả mạc sẽ lan rộng và tự nứt ra tạo nên các vết loét nông, đáy có màu xám bẩn như bị hoại tử. 

Về sự phát triển của bệnh, trường hợp viêm họng Vincent ở người khỏe mạnh có sức đề kháng tốt chỉ sau 7 - 10 ngày, các vết lở loét sẽ tự động liền da, hồi phục. Tuy nhiên, ở những đối tượng có hệ miễn dịch yếu kém hơn, bệnh sẽ trở nên rất nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời.

Cụ thể, vết loét sẽ lan rộng ra đến vùng miệng và lưỡi, nặng hơn có thể gây hoại tử amidan hay ung thư vòm họng. Các di chứng đi kèm có thể gây ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe người bệnh. Bởi vậy, viêm họng vincent được đánh giá là một trong những loại viêm họng NGUY HIỂM nhất.

Bệnh viêm họng Vincent thường gặp nhiều ở người trẻ tuổi, nhất là độ tuổi thanh thiếu niên đang phát triển hoàn thiện cơ thể. Ngoài ra, bệnh cũng khá phổ biến ở các quốc gia kém phát triển, các vùng có điều kiện sống thấp hay chế độ dinh dưỡng kém. Vì vậy, mọi người cần phải tìm hiểu rõ về bệnh để biết cách phòng ngừa, kiểm soát các triệu chứng viêm họng vincent.

Nguyên nhân, triệu chứng viêm họng Vincent

Bệnh viêm họng vincent xảy ra có thể bắt nguồn từ các nguy cơ sau:

  • Do vi khuẩn cộng sinh Borrelia vincenti và Bacillus fusiformis tấn công: Như đề cập ở trên, viêm họng Vincent xuất hiện nguyên nhân chính là do xoắn khuẩn và trực khuẩn hình thoi sinh sôi trong niêm mạc họng gây ra.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Chế độ ăn uống không hợp lý hay mắc phải các bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa là điều kiện giúp vi khuẩn ở vòm họng sinh sôi, phát triển và gây bệnh.

viem-hong-vincent
Chế độ ăn ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh

  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: Vệ sinh răng miệng không đúng cách, lười vệ sinh răng miệng,… cũng góp phần làm tăng khả năng mắc viêm họng vincent. Nhất là những đối tượng mắc bệnh vòng họng như viêm họng, nướu hay amidan có nguy cơ mắc bệnh viêm họng Vincent cao hơn người bình thường rất nhiều.
  • Do tiếp xúc với hóa chất độc hại: Nhiễm hóa chất độc hại hay nhiễm độc kim loại qua đường hô hấp cũng có thể là nguy cơ mắc bệnh viêm họng Vincent. Những người thường xuyên sử dụng thuốc lá sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người bình thường.

Ngoài ra, người mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, bị nhiễm HIV,  trào ngược dạ dày, nội tiết tố thay đổi cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm họng Vincent cao hơn.

Khi bị nhiễm bệnh viêm họng Vincent, cơ thể thường có các triệu chứng tương tự như bệnh nhiệt miệng (hay còn gọi là loét áp – tơ) hoặc bệnh nấm lưỡi . Vì vậy, mọi người cần phân biệt, nhận biết rõ để tránh chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị sai lầm.

Biểu hiện người mắc viêm họng Vincent thường xuất hiện đó là:

  • Sốt, người bị nặng có thể sốt cao lên 40 độ C.
  • Cơ thể mệt mỏi không có sức lực làm việc.
  • Ngứa ban đầu sau chuyển sang đau rát, khó nuốt ở cổ họng.
  • Nổi hạch sưng to ở cổ.
  • Hơi thở nặng mùi, khó chịu.
  • Xuất hiện giả mạc trắng trên bề mặt amidan họng. Nếu bệnh tiến triển xấu, giả mạc sẽ lan rộng ra vùng miệng và gây viêm loét. Lâu dần dẫn đến hoại tử amidan, có thể quan sát thấy được bằng mắt thường.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm họng Vincent hiệu quả

Ngoài việc thăm khám và dùng thuốc theo yêu cầu, tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa, lời khuyên của chuyên gia chăm sóc sức khỏe dành cho mọi người để phòng ngừa và tránh viêm họng vincent chuyển nặng đó là:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày đúng cách và đừng quên súc miệng bằng nước muối sinh lý để tiêu diệt vi khuẩn kí sinh, làm tăng độ ẩm cho niêm mạc họng, năng cao sức đề kháng cơ thể.

viem-hong-vincent
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để phòng ngừa viêm họng vincent

  • Ngừng hút thuốc lá và tránh xa các loại đồ ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ động vật hay các loại thức uống có chứa nhiều đường.
  • Nên cải thiện chế độ ăn uống với đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều protein, vitamin,…
  • Cần cân bằng giữa thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nhằm giúp cơ thể thoải mái, tránh stress, áp lực.
  • Tập thể dụng thường xuyên để nâng cao sức đề kháng không chỉ cho hệ hô hấp mà còn cho cả cơ thể.

Bệnh viêm họng Vincent nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng nề, nguy hiểm nhất là ung thư vòm họng.

Cách chẩn đoán, điều trị tình trạng viêm họng Vincent

Dựa vào các triệu chứng biểu hiện ở cơ thể người bệnh, bác sĩ có thể chẩn đoán xem có nhiễm viêm họng vincent hay không. Ngoài ra, mọi người cũng có thể kiểm tra xem mình có bị nhiễm viêm họng Vincent không bằng xét nghiệm máu. 

Chụp X – quang cũng được các cơ sở y tế yêu cầu thực hiện để kiểm tra nhiễm trùng có lan đến vùng xương dưới nướu răng hay không.

viem-hong-vincent
Việc dùng thuốc cần tham khảo tư vấn từ phía bác sĩ, chuyên gia

Theo ý kiến của các bác sĩ y khoa có nhiều năm công tác khám và điều trị các bệnh về tai mũi họng, họ nhận định rằng: "Khi gặp một trong những biểu hiện bất thường của viêm họng vincent gây ra, người bệnh không được chủ quan, tự ý mua thuốc để điều trị tại nhà mà ngay lập tức hãy đến các cơ sở y tế, các phòng khám khoa tai mũi họng để khám và được y sĩ tư vấn cách trị điều trị phù hợp với tình trạng bệnh".

Hiện nay có 3 hướng điều trị bệnh viêm họng vincent hiệu quả, đó là điều trị theo Tây y, Đông y và theo mẹo dân gian.

Dùng thuốc Tây y chữa viêm họng

Trên thị trường hiện có 3 loại thuốc Tây điều trị bệnh viêm họng vincent thường dùng, đó là:

  • Loại thuốc penicillin: Đây là loại thuốc thuộc nhóm beta lactam đặc trị các trường hợp viêm đường hô hấp nghiêm trọng. Thuốc này có 2 dạng dùng chính, đó là gel bôi vết loét và dạng viên ngậm.
  • Loại thuốc glycerin sulfasenobezon 1%: là thuốc đặc trị viêm loét tai mũi họng ở dạng bôi vết loét.
  • Loại thuốc kháng viêm, kháng sinh: Ampicillin, Amoxicillin hoặc Clindamycin, Cephalosporins, Macrolides,…

Mẹo dân gian trị bệnh tại nhà

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của các bác sĩ, thầy thuốc, người bệnh có thẻ áp dụng các mẹo dân gian để chữa viêm họng vincent. Hầu hết các mẹo này đều sử dụng các nguyên liệu dễ tìm kiếm và lành tính nên được rất nhiều người lựa chọn.

  • Nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có công dụng sát khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn trong khoang miệng, vòm họng. Người bệnh có thể dùng nước muối sinh lý mua ở hiệu thuốc hoặc tự pha chế để súc miệng. Súc họng mỗi ngày từ 4 đến 6 lần (thường là sau khi ăn trước và sau khi ngủ dậy) để hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng Vincent, đồng thời giúp làm sạch răng miệng, phòng ngừa bệnh hiệu quả.
  • Sử dụng tỏi tươi: Người dùng chuẩn bị 1 củ tỏi tươi để nguyên vỏ nướng trên than hồng. Sau khi vàng đều lớp ngoài thì bóc bỏ, để vào bát với một ít nước ấm rồi nghiền nát. Lọc bã lấy nước cốt uống, các hoạt chất có trong tỏi sẽ hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, kháng viêm và cải thiện các triệu chứng bệnh lý.
  • Dùng mật ong kết hợp với chanh: Người bệnh dùng 300ml nước ấm và ½ trái chanh tươi để hòa tan 2 muỗng mật ong. Dùng mỗi ngày 2 lần sẽ giúp giảm ho khan, đau rát cổ họng, đồng thời tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.

Khác với các chứng viêm họng thông thường, viêm họng vincent có thể tự hồi phục với những người đề kháng khỏe mạnh. Nhưng nó cũng có thể để lại những biến chứng xấu nếu không được điều trị kịp thời, đúng hướng. Viêm họng vincent cũng có khả dẫn đến ung thư vòm họng gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Vì vậy, khi thấy cơ thể có những dấu hiệu nhận biết đầu tiên của bệnh, mọi người không nên chần chừ. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và thiết lập phác đồ điều trị phù hợp.

Câu hỏi thường gặp

Viêm họng mãn tính là tình trạng viêm nhiễm dai dẳng ở niêm mạc họng, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như đau rát họng, ho khan, ngứa họng, khản giọng,... Hiện nay, hoàn toàn có thể chữa khỏi viêm họng mãn tính và cải thiện chất lượng cuộc sống nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Viêm họng cấp có thể điều trị bằng nhiều loại thuốc Tây y khác nhau, bao gồm:

  • ORS: Bù nước và chất điện giải, đặc biệt khi có sốt.
  • Thuốc kháng sinh: Dùng khi viêm họng do vi khuẩn và có sốt, có thể ở dạng uống, tiêm hoặc đặc trị tại chỗ.
  • Thuốc kháng viêm, chống dị ứng: Giảm đau, giảm viêm và loại bỏ vi khuẩn.
  • Thuốc xịt họng: Chứa kháng sinh, kháng viêm và giảm đau tại niêm mạc họng.
  • Viên ngậm: Làm dịu mát, giữ ẩm và giảm đau họng.
  • Thuốc súc họng: Tạo môi trường kiềm nhẹ, hạn chế vi khuẩn và giảm viêm.
  • Thuốc hỗ trợ ổn định độ pH: Giảm ngứa và rát họng.
  • Viêm họng do virus: Thường gây sốt nhẹ hoặc vừa, kéo dài khoảng 2-3 ngày. Trong một số trường hợp, sốt có thể kéo dài đến 5 ngày.
  • Viêm họng do vi khuẩn: Sốt thường cao hơn và kéo dài hơn so với viêm họng do virus. Thời gian sốt có thể kéo dài 3-5 ngày, thậm chí lên đến 7 ngày nếu không được điều trị kháng sinh kịp thời.

Để giảm đau và ngứa rát do viêm họng, bạn nên bổ sung các loại đồ uống có tính kháng viêm và giúp làm dịu cổ họng. Một số loại thức uống hỗ trợ điều trị viêm họng như nước vỏ bưởi tươi, trà gừng, nước mật ong, trà Cúc La Mã, nước chanh tươi, nước lá tía tô, sữa nghệ ấm...

Viêm họng CÓ THỂ LÂY LAN qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh, đặc biệt khi nguyên nhân gây bệnh là virus hoặc vi khuẩn. Bệnh thường lây qua đường hô hấp khi nói chuyện, ho, hắt hơi hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân.

Viêm họng cấp ở trẻ em thường sốt 2-3 ngày, có thể kéo dài 5-7 ngày nếu không điều trị. Sốt trên 10 ngày là dấu hiệu nguy hiểm, cần đi khám ngay.

Cha mẹ có thể điều trị bệnh bằng mẹo dân gian (tỏi, húng chanh, lá hẹ, gừng), thuốc Tây y (kháng sinh, hạ sốt, siro ho) hoặc Đông y (bài thuốc kim ngân, liên kiều...). Mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, cần cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ.

KHÔNG NÊN uống nước đá khi bị viêm họng. Nước đá có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm họng do:

  • Vi khuẩn trong nước đá phát triển khiến bệnh trầm trọng.
  • Suy giảm sức đề kháng do cơ thể phải huy động năng lượng để điều chỉnh nhiệt độ.
  • Tăng tiết dịch nhầy gây suy giảm hệ miễn dịch và dẫn đến các triệu chứng sốt, hắt hơi, chảy nước mũi,...
Có nhiều trường hợp điều trị viêm họng mãn tính lâu ngày không khỏi hoặc tái phát lại nhiều lần. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là người bệnh chưa biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đúng cách. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu giúp bạn một số lưu ý viêm họng...
Viêm họng có cần uống kháng sinh không là vấn đề bệnh nhân cần nắm rõ. Bởi lẽ, đa số các trường hợp mắc bệnh đều có dấu hiệu lạm dụng thuốc tây. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và quá trình điều trị. Để các loại kháng sinh phát huy tác dụng tốt nhất, bạn...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Họng Vincent bằng YHCT


Bình luận (52)

  1. Yến Nguyễn says: Trả lời

    Đối với trẻ em mình có nên cho bé dùng nhiều kháng sinh nếu đang mắc phải bệnh viêm họng vincent đây không mọi người? Em cũng nghe nhiều bậc phụ huynh bảo không nên cho uống thuốc tây nhiều

    1. Linda Trần says:

      Đúng đấy em ơi, thuốc tây những loại kháng sinh ấy không tốt cho trẻ nếu uống nhiều đâu, chị nghe bảo thuốc tây mà uống quá nhiều là sẽ ảnh hưởng đến gan thận của bé sau này nên ông cu con nhà chị bệnh ít khi nào chị cho uống thuốc tây triền miên nhiều tháng lắm, tại cũng có thể đổi sang mẹo dân gian lành tính hoặc đông y cơ mà, trẻ con vẫn dùng được đấy thôi

  2. Kim Chi says: Trả lời

    Không biết chi phí khám chữa đông y ở bên trung tâm nhất nam y viện này có cao không? Trước mình đi khám ở viện phải đóng tiền ở quầy nhiều lắm, không biết bên đông y thì thế nào

    1. Hoài Ngọc says:

      Giá khám bên đây cũng hạt dẻ lắm bạn, phí mặc định là 200k/lượt khám đầu còn những lần tái khám sau đó là được miễn phí luôn đấy nên là có thể an tâm về giá nhé.

    2. Nguyễn Thị Mỹ Tâm says:

      Dùng bài thuốc thanh hầu bổ phế thang thì bao lâu có thể khỏi bệnh? Vì tôi nghe nói đông y thường xử lý bệnh rất là lâu, không nhanh & gọn như là thuốc tây đâu

    3. Quỳnh Quỳnh says:

      Đúng rồi cơ mà điều trị trong vòng bao lâu nó tùy thuộc cả vào tình trạng bệnh của bác đấy, bác bị nhẹ thì điều trị nhanh xong sớm còn nặng đương nhiên sẽ lâu hơn rồi, muốn biết chính xác chỉ có cách lên trung tâm thăm khám trao đổi cụ thể với bác sĩ thôi

    4. H.Linh says:

      Bài thuốc thanh hầu bổ phế thang này dùng có bị mệt mỏi không mọi người, nói thiệt đông y cũng khá tốt mà sợ chưa uống lần nào uống vào gặp tác dụng phụ thì thôi luôn ấy

    5. Phan Thị Châu says:

      Không có đâu, ban đầu tôi cũng băn khoăn sợ tác dụng phụ nhưng mà sau một thời gian dùng thì thấy thuốc không có gây tác dụng phụ như mệt mỏi hay buồn ngủ gì như thuốc tây đâu. Trong quá trình uống thuốc mình cần lưu ý ăn uống kiêng cử, uống thuốc đúng theo chỉ định của bs là được

  3. Lan Tường says: Trả lời

    Đọc bài thấy bệnh nguy hiểm thiệt sự luôn á, rồi có cách j để mà mình phòng tránh cái bệnh này không mọi người?? Vừa đọc mà vừa hoang mang trong lo sợ luôn ý, mn chia sẽ tí kinh nghiệm cho mình phòng bệnh với

    1. Mai Michii 93 says:

      Phòng bệnh hơn chữa bệnh, ông bà ta nói cấm có sai đâu, bệnh này vào mùa lạnh thường bộc phát nên bạn cần chú ý giữ ấm cổ, ăn rau củ quả chứa vitamin c để tăng sức đề kháng, nên tránh tiếp xúc với những người đang bị bệnh viêm họng để phòng ngừa lây lan nhé.

    2. Nguyễn Quỳnh Anh says:

      Thấy trên bài có nhắc tới cách dùng nước muối sinh lý để mà trị tại nhà ấy mọi người, cách này có ok không?

    3. Hoàng Oanh says:

      Okay mà, cách này thì ổn áp đấy với cả nó cũng phù hợp với lại những người bị không quá nặng nề nha chứ còn nếu bệnh đã trở năng thì dùng cũng không có tác dụng gì đâu

  4. Nguyễn Thương Ly says: Trả lời

    Trung tâm nhất nam y viện này có thăm khám cho bệnh nhân vào ngày cuối tuần hay không? Mình hỏi hộ cho người thân vì mình đi làm, chỉ rảnh mỗi ngày chủ nhật mới có thời gian đưa người thân đi khám thôi ạ

    1. Huỳnh Bình says:

      Có khám bệnh vào ngày chủ nhật luôn đấy bạn, trung tâm khám các ngày trong tuần từ thứ 2 – chủ nhật. Sáng là khám từ 8h30 tới 12h30, chiều từ 13h30 tới 17h30, trong khoảng thời gian này đến là được khám nha

    2. San San says:

      Không đâu bạn, bạn đừng lo quá, hôm trước lúc đi khám mình cũng có nghe bác sĩ trao đổi bảo là dùng hai loại vẫn được nếu đang có bệnh nền cần điều trị = tây y, chỉ cần uống cách thời gian ra thôi ví dụ như là cách một tiếng rồi uống loại khác chẳng hạn

    3. Hạnh Phan says:

      E dùng r nè c ơi, e cũng được biết bài thuốc này thông qa một bài review ở trên mạng này đây, mới ban đầu e cũng chỉ định thôi thì thử khám coi sao thôi nhưng mà may mắn sao dùng thì tình trạng viêm họng của e cải thiện theo thời gian nha c. E cảm thấy cổ họng không còn đau rát hay cơ thể quá mệt mỏi nữa, hạch cũng giảm sưng nhiều. Lần đầu dùng thuốc đông y nhưng mà thật là e có ấn tượng khá tốt về bài thuốc này, thuốc uống không có làm mình bị mệt mỏi, uể oải như là cái lúc xưa dùng thuốc tây. Đây c có thể đọc thêm ở đây nha, e thấy có lẽ nó hợp với c đấy

    4. Thu Nguyên Võ says:

      Bố mình hiện đang bị cao huyết áp và cần đang dùng thuốc ổn định huyết áp mỗi ngày, không biết như trường hợp của bố mình có dùng thêm loại thuốc thanh hầu bổ phế thang được hay không, vừa đông vừa tây y thì sức khỏe liệu có gặp vấn đề gì không mn?

    5. Minh Nguyệt says:

      Bài thuốc thanh hầu bổ phế thang dùng chữa viêm họng vincent này có tốt không? Thấy ở bên trên bảo bài thuốc này dùng tốt, an toàn, không biết có bác nào dùng chưa, có đúng vậy thật không???

  5. Trần Linh Lan says: Trả lời

    Viêm họng vincent này là cấp độ viêm họng nặng nhất luôn ah mọi người? Sao em đọc bài mà nói chung em cũng hoang mang, em không hoàn toàn có tất cả dấu hiệu của bệnh nhưng có 1 vài dấu hiệu thôi mà đọc bài thấy sợ hãi ngang luôn ấy ah

    1. Nguyễn Huệ says:

      Ừ tôi cũng sợ, thấy bệnh này coi bộ khó chữa lắm đây vì nó nguy hiểm với cả cũng dễ tái phát nữa cơ, người lớn bệnh đã khó chịu không chịu nổi rồi mà nghe đâu bệnh này trẻ con bị cũng nhiều lắm, mùa này thời tiết thất thường nữa chứ

    2. Trần Ngọc Phương Linh says:

      Các chị nói đúng đấy ạ, con em đang bị viêm họng vincent này đây, em đưa con đi khám ở bệnh viện tai mũi họng, bác sĩ khám ra mà em run luôn, cho bé thuốc tây về uống lốc lốc mà cũng không có thấy tiến triển gì khả quan, cứ mà ngừng thuốc thì bệnh nó lại tái phát lại, em không biết phải làm sao bây giờ nữa

    3. Thùy Mị says:

      Hay là bạn đổi pp chữa trị coi sao, nhiều khi đổi mà lại có khởi sắc đấy, ngày trước mình đổi cho con từ tây y sang đông y. Nói thật, mới đầu cũng không ôm kỳ vọng nhiều nhưng mà trộm vía bài thuốc thanh hầu bổ phế thang tốt quá nên là dùng thấy ổn áp lắm. Thuốc dễ dùng với bé rồi còn cả lành tính, không gây tác dụng phụ nên là an tâm được, đây, bạn bấm vào đây đọc tham khảo cũng được đấy nhé

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan