Viêm xoang trán cấp là tình trạng bệnh thường mang đến các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Để điều trị dứt điểm tình trạng bệnh, cần sử dụng đúng phương pháp điều trị bệnh. Vậy, có những cách điều trị bệnh viêm xoang trán hiệu quả nào?
Viêm xoang trán cấp là gì?
Viêm xoang trán là căn bệnh dễ tác động và gây nguy hiểm tới hộp sọ nhất. Vì xoang trán có vị trí nằm sau trán, trong hộp sọ. Tình trạng dịch nhầy đọng quá nhiều trong hốc xoang trán tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Từ đó dẫn đến tình trạng bệnh viêm xoang trán. Tình trạng bệnh có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên xoang trán.
Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm xoang cấp
Các triệu chứng của viêm xoang trán cấp thường xuất hiện đột ngột và diễn biến trong thời gian ngắn (dưới 4 tuần). Dấu hiệu nhận biết điển hình nhất là:
- Đau nhức vùng trán và quanh mắt: Đây là triệu chứng đặc trưng nhất của viêm xoang trán cấp. Cơn đau thường xuất hiện dữ dội vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, giảm dần vào chiều tối. Người bệnh có cảm giác đau nhói, căng tức, hoặc ê ẩm ở vùng trán, lan sang hai bên lông mày và có thể lan lên vùng đầu. Đau thường tăng lên khi cúi đầu, ho, hoặc gắng sức.
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi: Xuất hiện dịch nhầy nhiều, đờm xanh và ngả nâu, mùi hôi tanh do xoang viêm. Tình trạng bệnh lâu ngày dẫn đến dịch đông lại làm bít tắc khe mũi, hít thở khó khăn.
- Áp lực sau mắt gia tăng: Thị giác bị tổn thương, người bệnh cảm thấy bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu và mất thăng bằng, khó khăn khi đi lại.
- Giảm khứu giác: Viêm xoang trán có thể gây giảm tạm thời khả năng cảm nhận mùi vị do phù nề niêm mạc xoang và nghẹt mũi.
- Sốt: Người bệnh có thể sốt nhẹ (37,5-38°C) hoặc sốt cao (trên 38°C) tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của viêm nhiễm.
Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến triệu chứng viêm xoang ở mỗi người có thể khác nhau. Vì vậy, mỗi tình trạng xoang cũng có cách điều trị khác nhau.
Nguyên nhân gây viêm xoang cấp
Nhiều yếu tố có thể dẫn đến viêm xoang trán cấp, bao gồm:
- Nhiễm virus: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm xoang trán cấp, thường gặp trong giai đoạn cảm lạnh hoặc cảm cúm. Virus gây viêm đường hô hấp trên cũng có thể lây lan vào xoang trán qua đường thông mũi xoang, gây viêm nhiễm.
- Nhiễm vi khuẩn: Viêm xoang trán do vi khuẩn thường gặp hơn ở những người có tiền sử viêm xoang trán do virus không được điều trị dứt điểm hoặc có các yếu tố nguy cơ khác.
- Dị ứng: Viêm xoang trán cấp có thể do dị ứng với các chất kích thích như khói bụi, phấn hoa, lông động vật hoặc các dị nguyên trong môi trường. Khi tiếp xúc với các yếu tố này, niêm mạc xoang bị kích ứng, phù nề và gây ra các triệu chứng viêm.
- Tiền sử mắc bệnh tai mũi họng: Viêm nhiễm tai mũi họng, viêm amidan, sâu răng,… Các tình trạng bệnh này kéo dài mà không có các biện pháp điều trị sớm đều là nguyên nhân dẫn đến viêm xoang trán.
- Cấu trúc bất thường ở mũi: Các cấu trúc bất thường này là do chấn thương, polyp mũi, hẹp khe mũi,… Khi gặp những tình trạng bệnh này, các dịch tiết ở mũi và nước mũi bị tắc lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Viêm xoang trán cấp có gây biến chứng nguy hiểm không?
Viêm xoang trán cấp là tình trạng viêm xoang kéo dài từ 4 - 12 tuần. Trong thời gian này, bạn thường cảm thấy khó thở, đồng thời áp lực xung quanh mắt và trán cũng gia tăng. Đây là giai đoạn đầu của bệnh viêm xoang trán, nên có thể điều trị khỏi nhanh chóng.
Tuy nhiên, viêm xoang trán cấp không điều trị kịp thời RẤT NGUY HIỂM. Tình trạng bệnh lâu ngày không điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến biến chứng như:
- Biến chứng tai: Tình trạng bệnh có thể dẫn đến biến chứng về tai mũi họng. Trong đó đáng lưu ý là các biến chứng về tai như: chảy mủ tai, thủng màng nhĩ gây điếc, viêm tai giữa,...
- Biến chứng mắt: Tình trạng viêm xoang trán kéo dài dẫn đến vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm hốc mắt. Từ đó dẫn tới tình trạng nóng đỏ, áp xe mắt, sưng to mí mắt, viêm tuyến lệ. Và khiến cho mắt bị suy giảm thể lực. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ bị mù do hốc mắt thương tổn, viêm nhiễm nặng.
- Biến chứng não: Đây là tình trạng biến chứng nguy hiểm nhất và có thể đe dọa trực tiếp tính mạng của bệnh nhân. Do vị trí xoang trán khá gần với nền hộp sọ nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào nền hộp sọ, màng não và não.
Viêm xoang trán là một trong số các loại viêm xoang nguy hiểm vì bệnh dễ dẫn đến biến chứng của nội sọ nhất. Vì vậy, ngay từ khi xuất hiện triệu chứng, bạn cần có phương pháp điều trị kịp thời.
Chẩn đoán viêm xoang trán cấp
Trước tiên người bệnh cần được tiến hành kiểm tra thể chất, các triệu chứng cũng như tiền sử bệnh. Sau đó, các chuyên gia sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra mức độ viêm xoang như:
- Chụp X-quang xoang mặt: Mặc dù không phải phương pháp chuẩn vàng để chẩn đoán viêm xoang trán cấp do hình ảnh trên phim X-quang có thể không đặc hiệu, nhưng vẫn có thể giúp bác sĩ đánh giá tình trạng viêm nhiễm xoang và loại trừ các bệnh lý khác như khối u xoang.
- Chụp CT xoang mặt với thuốc cản quang: Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh nhạy và đặc hiệu nhất giúp bác sĩ quan sát chi tiết cấu trúc xoang trán, mức độ viêm nhiễm, tình trạng tắc nghẽn, đồng thời giúp phân biệt viêm xoang trán cấp với các bệnh lý khác như viêm xoang mạn hoặc khối u xoang.
- Nội soi mũi xoang: Nội soi mũi xoang là kỹ thuật sử dụng một ống nội soi mềm, mỏng và linh hoạt được đưa qua đường mũi để quan sát trực tiếp niêm mạc mũi xoang. Ưu điểm của phương pháp này là giúp bác sĩ nhìn thấy rõ tình trạng viêm, vị trí viêm, đồng thời có thể lấy mẫu dịch tiết để nuôi cấy vi khuẩn (nếu nghi ngờ viêm xoang do vi khuẩn).
Chẩn đoán viêm xoang trán cấp cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng. Bác sĩ sẽ dựa trên các yếu tố thăm khám lâm sàng, kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng để đưa ra chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị phù hợp cho từng trường hợp. Không nên tự ý mua thuốc điều trị viêm xoang trán vì có thể dẫn đến điều trị không hiệu quả, gây nhờn thuốc và làm bệnh nặng thêm.
Những ai dễ bị viêm xoang trán cấp?
Không phải ai cũng có nguy cơ cao mắc viêm xoang trán cấp. Dưới đây là một số đối tượng dễ bị ảnh hưởng:
- Người có cơ địa dị ứng: Những người bị viêm mũi dị ứng, hen suyễn, hoặc các bệnh dị ứng khác thường có nguy cơ cao mắc viêm xoang trán cấp do hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các chất kích thích.
- Người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên: Cảm lạnh, cúm, hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên khác có thể dẫn đến viêm xoang trán cấp nếu không được điều trị đúng cách.
- Người có cấu trúc xoang bất thường: Những người có cấu trúc xoang bất thường như lệch vách ngăn mũi, polyp mũi, hoặc các dị tật bẩm sinh có nguy cơ cao bị tắc nghẽn xoang và viêm nhiễm.
- Người hút thuốc: Thuốc lá gây tổn thương niêm mạc mũi và xoang, làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể.
Biện pháp phòng ngừa viêm xoang trán tái phát
Bệnh viêm xoang trán rất dễ tái phát nhiều lần nếu bạn không điều trị đúng cách và kết hợp các biện pháp hỗ trợ. Để bệnh không tái phát gây ảnh hưởng đến cuộc sống, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
- Cần thực hiện các biện pháp giữ gìn vệ sinh mũi họng sạch sẽ.
- Nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hay khi tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm, chất hóa học.
- Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, tránh bụi bẩn, ẩm mốc.
- Trường hợp có cơ địa mẫn cảm, cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi.
- Nên khoảng 1,5 – 2 lít mỗi ngày để giúp làm loãng dịch tiết mũi, xoang, tránh tắc nghẹt mũi xoang.
- Có chế độ sinh hoạt khoa học: Nghỉ ngơi đúng giờ, ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức và nên tập luyện thể thao hàng ngày. Thực hiện chế độ sinh hoạt như vậy giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng.
- Có chế độ ăn uống hợp lý: Nên bổ sung rau quả tươi, thực phẩm giàu kẽm, giàu omega 3,... Hạn chế sử dụng các thực phẩm làm gia tăng tình trạng bệnh như: chất kích thích, đồ cay, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ hộp,...
Khi nào cần gặp bác sĩ
Viêm xoang trán cấp là một tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các hốc xoang trán, thường do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus. Việc nhận biết và điều trị sớm viêm xoang trán cấp rất quan trọng để tránh các biến chứng nghiêm trọng. Vậy khi nào bạn nên gặp bác sĩ?
- Đau nhức vùng trán kéo dài: Nếu bạn cảm thấy đau nhức vùng trán kéo dài hơn một tuần, kèm theo cảm giác nặng nề và khó chịu, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.
- Sốt cao: Sốt trên 38°C là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng, cần được kiểm tra và điều trị kịp thời.
- Chảy dịch mũi đặc màu vàng hoặc xanh: Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng vi khuẩn, cần được bác sĩ đánh giá và điều trị bằng kháng sinh.
- Khó thở hoặc đau khi hít thở sâu: Triệu chứng này có thể liên quan đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi hoặc nhiễm trùng lan rộng.
Điều trị viêm xoang trán cấp
Điều trị bằng Tây y
Tây y có hai cách điều trị viêm xoang trán hiệu quả là dùng thuốc và phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh để các bác sĩ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp.
- Sử dụng thuốc Tây
Trong giai đoạn bệnh cấp tính, các bác sĩ thường chỉ định một số loại kháng sinh, kháng viêm để cải thiện tình trạng đau tại chỗ. Ngoài ra, trong quá trình điều trị cần sử dụng đúng liều lượng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Thuốc kháng sinh giúp điều trị viêm xoang cấp thường sử dụng: cefixim, ciprofloxacin, zinnat phối hợp metronidazol, thuốc kháng viêm mobic, neo pyrazon, diclophenac,...
Để giảm các triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi như phinol, naphazolin, otrivin… Đây là nhóm thuốc có tác dụng làm co mạch máu ở niêm mạc mũi, giảm sung huyết và giúp mũi thông thoáng, dễ thở hơn.
Tuy nhiên, đây là chỉ biện pháp giúp giảm các triệu chứng bệnh chứ không phải thuốc trị bệnh. Vì vậy, bạn nên dùng thuốc trong 5 - 7 ngày rồi dừng lại. Nếu lạm dụng thuốc sẽ giảm hiệu quả hoặc có phản ứng ngược lại với người bệnh.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng loại thuốc thông mũi và thuốc xịt mũi. Các loại thuốc này thường chứa phenylephrine hoặc oxymetazoline để làm khô và thu nhỏ màng nhầy.
- Phẫu thuật
Phẫu thuật xoang trán là hướng điều trị ngoại khoa đối với trường hợp viêm xoang trán đơn thuần hay viêm đa xoang mãn tính đã phát triển nặng. Hoặc khi sử dụng biện pháp điều trị nội khoa không đem lại kết quả. Ngoài ra, còn sử dụng khi tình trạng xoang trán có các u nhầy, polyp, u xương, nhiễm nấm,…
Thông thường, các bác sĩ sử dụng thủ thuật điều trị xoang như: Nạo sàng qua mũi, qua đường ngoài; nạo sàng hàm, mổ xoang trán, mổ liên xoang, xoang bướm,... Một số trường hợp, bác sĩ sử dụng phương pháp vi phẫu nhắm tái tạo lại sinh lý bình thường của xoang.
Các phương pháp phẫu thuật xoang trán tương đối phức tạp và không triệt để. Sau khi phẫu thuật,Người bệnh có thể xuất hiện biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng, rò dịch,… Vì vậy, phẫu thuật chỉ được áp dụng khi các phương pháp khác không mang lại kết quả điều trị như mong đợi.
Sử dụng bài thuốc Đông y
Đông y có ưu điểm là sử dụng nguồn dược liệu thiên nhiên nên rất an toàn, lành tính và mang lại hiệu quả điều trị cao.Người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y chữa viêm xoang trán cấp sau:
- Bài thuốc 1: Sử dụng Kim ngân hoa, ké đầu ngựa, hạ khô thảo mỗi loại 16g; hoàng cầm, tân di mỗi loại 12g và thạch cao 4g. Mỗi ngày sắc 1 thang và sử dụng đến khi các triệu chứng khỏi hoàn toàn. Kiên trì sử dụng thuốc giúp thông mũi, giảm phù nề mũi, đau đầu, chống ứ đọng trong xoang.
- Bài thuốc 2: Sử dụng các vị thuốc Sinh địa, hoàng cầm, mạch môn, đan bì, huyền sâm mỗi vị 12g; Kim ngân hoa, ké đầu ngựa mỗi vị 16g, hà thủ ô 20g và tân di 8g. Đem các vị thuốc rửa sạch và sắc cùng với 750ml nước, sắc kĩ đến khi còn 1/2 rooif sử dụng. Chia thuốc uống 2 lần/ngày, mỗi ngày sắc một thang. Kiên trì sử dụng, sau một thời gian các triệu chứng bệnh giảm dần.
Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thuốc Đông y với các biện pháp châm cứu, bấm huyệt. Khi kết hợp sử dụng phương pháp này giúp thông kinh hoạt lạc, giải tỏa các điểm tắc ứ, tăng cường lưu thông khí huyết và làm ấm xoang. Các huyệt giúp điều trị xoang gồm: Huyệt Khúc trì, Huyệt Hợp cốc, Huyệt Thái dương, Huyệt Thiên ứng, Huyệt Ấn đường, Huyệt Quyền liêu,…
Chữa viêm xoang trán cấp tại nhà
Đây là cách chữa bệnh thường được ưu tiên sử dụng vì tính an toàn cao. Chính vì vậy, đây là cách chữa bệnh phù hợp với những đối tượng có cơ địa nhạy cảm như: phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ nhỏ, người già,...
Người bệnh có thể áp dụng một số cách điều trị sau:
- Thực hiện nhỏ mũi bằng hoa ngũ sắc: Chọn 10 bông hoa ngũ sắc, rửa sạch bằng nước muối loãng. Sau đó, để ráo nước rồi đem giã nát và lọc lấy nước cốt. Sử dụng nước cốt hoa ngũ sắc nhỏ mũi 3 – 4 lần trong ngày, mỗi lần nhỏ từ 2 – 3 giọt. Kiên trì sử dụng sẽ mang lại hiệu quả điều trị xoang cao.
- Nước muối chữa viêm xoang: Sử dụng nước muối để diệt sạch vi khuẩn và ức chế sự phát triển của chúng trong các hốc xoang. Cách thực hiện: Bơm đầy nước muối sinh lý NaCl 0,9% vào trong một ống nhỏ hoặc kim tiêm 20ml. Sau đó, nghiêng đầu sang một bên và bắt đầu đổ nước muối vào bên mũi cao hơn. Khi đó, nước muối sẽ chảy từ bên mũi cao hơn xuống bên mũi thấp và rửa trôi dịch viêm.
- Chườm ấm: Chườm ấm vùng trán và quanh mắt giúp giảm đau nhức do viêm xoang trán cấp. Bạn có thể thực hiện bằng cách Sử dụng túi chườm nóng chuyên dụng hoặc tự làm túi chườm bằng cách cho gạo vào túi vải, hơ nóng trên lửa. Nếu không có túi chườm chuyên dụng, bạn có thể nhúng khăn vào nước ấm, vắt bớt nước và chườm lên vùng trán, quanh mắt trong khoảng 10-15 phút.
Đây là các mẹo dân gian nên rất an toàn, không ảnh hưởng đến cơ thể người dùng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
Tình trạng bệnh kéo dài cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Viêm xoang trán cấp rất dễ gây biến chứng do vị trí nằm gần mắt và não. Vì vậy, bạn nên lựa chọn các phương pháp điều trị bệnh kịp thời.
Dược liệu chữa bệnh
Sử dụng dược liệu tự nhiên để hỗ trợ điều trị viêm xoang trán cấp là một phương pháp hiệu quả và an toàn. Dưới đây là một số loại dược liệu phổ biến:
- Tinh dầu bạc hà: Tinh dầu bạc hà có tính kháng khuẩn và kháng viêm, giúp làm thông thoáng đường thở và giảm đau nhức vùng trán. Bạn có thể sử dụng tinh dầu bạc hà để xông hơi hoặc thoa lên vùng trán.
- Gừng: Gừng có tính ấm, giúp giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch. Bạn có thể uống trà gừng hoặc thêm gừng vào các món ăn hàng ngày.
- Nghệ: Nghệ chứa curcumin, một chất có tính kháng viêm mạnh mẽ. Bạn có thể thêm nghệ vào các món ăn hoặc uống nước nghệ để giảm triệu chứng viêm xoang trán cấp.
Cách sử dụng dược liệu hiệu quả
- Xông hơi: Xông hơi với tinh dầu bạc hà hoặc nước ấm có pha gừng giúp làm thông thoáng đường thở và giảm đau nhức.
- Uống trà dược liệu: Trà gừng, trà mật ong hoặc nước nghệ là những thức uống tốt cho sức khỏe và giúp giảm triệu chứng viêm xoang trán cấp.
- Thoa ngoài da: Tinh dầu bạc hà có thể thoa trực tiếp lên vùng trán để giảm đau và làm dịu niêm mạc.
Viêm xoang trán cấp là bệnh lý phổ biến với những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc chẩn đoán và điều trị sớm, đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế biến chứng và giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.
Viêm xoang hàm là một bệnh lý có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được điều trị và quản lý đúng cách. Mặc dù ban đầu, bệnh có thể chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu như đau nhức vùng hàm trên, chảy mũi, ngạt mũi và hơi thở có mùi hôi, nhưng nếu để kéo dài mà không can thiệp, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Viêm xoang cấp có khả năng lây lan do chủ yếu bị gây ra bởi vi khuẩn, virus và nấm. Bệnh có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh
Ngoài ra, bệnh còn có thể lây qua việc vô tình chạm vào đồ vật có chứa vi khuẩn gây bệnh rồi đưa lên mũi. Khả năng lây nhiễm còn phụ thuộc vào loại vi khuẩn, virus và sức đề kháng của mỗi người.
Viêm xoang bướm là một bệnh lý nguy hiểm do vị trí nằm sâu bên trong hốc mũi, khó phát hiện và điều trị. Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm xoang bướm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài các triệu chứng thường gặp như chảy dịch nhầy, nghẹt mũi, đau đầu, viêm xoang bướm còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác.
Viêm xoang mãn tính do vi khuẩn có thể lây nhiễm qua việc dùng chung đồ dùng, tiếp xúc với dịch mủ, chạm vào vật dụng nhiễm khuẩn hoặc hít phải dịch tiết từ người bệnh. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm còn phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc và sức đề kháng của mỗi người.
Viêm xoang cấp có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được điều trị đúng cách và kịp thời. Tuy nhiên, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây khó khăn và tốn kém hơn trong việc điều trị.
Viêm xoang có thể lây nhiễm, đặc biệt là khi do vi khuẩn hoặc virus. Phụ nữ mang thai, trẻ em, người có tiền sử bệnh hô hấp và người cao tuổi dễ bị lây nhiễm nhất.
Lây nhiễm xảy ra trực tiếp qua tiếp xúc với dịch tiết người bệnh hoặc gián tiếp qua dùng chung đồ dùng cá nhân. Phòng ngừa bằng cách tránh tiếp xúc, không dùng chung đồ, đeo khẩu trang và duy trì lối sống lành mạnh.
Người bệnh bị viêm xoang cấp có thể xuất hiện triệu chứng sốt. Dù vậy, không phải mọi trường hợp viêm xoang cấp đều có hiện tượng sốt kèm theo. Sốt thường xuất hiện khi nhiễm trùng lan rộng và hệ miễn dịch đang hoạt động mạnh mẽ để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!