Trong dân gian có rất nhiều vị thuốc, dược liệu điều trị bệnh viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên việc sử dụng chúng hiệu quả lại là điều không dễ dàng. Với những cách chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc Nam dưới đây sẽ giúp bạn tận dụng, dùng thảo dược một cách hiệu quả, ít tốn kém.
Thuốc Nam trị viêm mũi dị ứng an toàn hay không?
Thời điểm tháng 3 đến tháng 5 là lúc mà bệnh viêm mũi dị ứng phát triển mạnh mẽ nhất. Đặc biệt là dị ứng phấn hoa, khói bụi hoặc các mùi hương khác khiến tình trạng hắt hơi, chảy nước mũi, đau nhức khoang mũi trở nên nghiêm trọng hơn.
Việc dùng thảo dược, các vị thuốc Nam chữa viêm mũi dị ứng trở nên phổ biến nhờ những lợi ích mà chúng mang lại như:
- An toàn, lành tính đối với sức khoẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai.
- Chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc Nam đảm bảo đi sâu vào căn nguyên của bệnh, ít khả năng tái phát.
- Không sợ tình trạng nhờn thuốc như sử dụng thuốc Tây y.
- Thường các loại thuốc tân dược chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng nhất thời, dễ tái đi tái lại, để lại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Bên cạnh ưu điểm, việc sử dụng thuốc Nam cũng tồn tại một số hạn chế như:
- Sử dụng thuốc Nam chữa bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới có thể đạt được hiệu quả.
- Những trường hợp bệnh chuyển mãn tính thì phương pháp này khó điều trị hơn và thường không mang lại kết quả.
Để hiểu rõ hơn về những cách chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc Nam như thế nào? Nội dung dưới đây sẽ giải quyết thắc mắc của bạn.
Hướng dẫn cách chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc Nam
Chỉ với một vài cây thuốc Nam, qua 3 – 5 bước thực hiện bạn đã có thể cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Dưới đây là thông tin chi tiết về từng vị thuốc và cách chữa.
1. Ngải cứu – Thuốc Nam trị viêm mũi dị ứng đơn giản
Ngải cứu còn có tên gọi khác như cây ngải điệp, ngải tía, cây thuốc cứu, chúng thường mọc ở nông thôn và được sử dụng như thực phẩm hay dược liệu trong Đông y. Tác dụng của vị thuốc này được thể hiện trong nhiều bài thuốc chữa bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm xoang, điều hoà kinh nguyệt, chữa đau xương khớp cũng như làm trắng da ở phái nữ.
Cây thuốc Nam này chứa nhiều tinh dầu, Aavonoid, Coumarin, các chất sterol… giảm sưng tấy, kháng viêm đồng thời giảm đau hiệu quả. Cách dùng ngải cứu để chữa viêm mũi dị ứng như sau.
Cách 1 – Xông hơi với ngải cứu tươi
Chuẩn bị: Ngải cứu tươi 300g, lá bưởi tươi 100g (nếu không có lá bưởi có thể thay bằng lá chanh tươi), 100g khuynh diệp.
- Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu trên tới khi ráo hết nước thì sử dụng.
- Bước 2: Đem đun cùng 2 lít nước tới khi sôi thì bỏ ra khỏi bếp.
- Bước 3: Sử dụng một chiếc khăn to trùm qua đầu và xông hơi trong vòng 10 – 15 phút.
- Bước 4: Sau khi xông thì vệ sinh mũi lại với tăm bông, lưu ý không thụt rửa quá sâu gây tổn thương niêm mạc mũi.
Cách 2 – Ngải cứu khô chữa viêm mũi dị ứng
Ngải cứu khô cực kỳ tốt để điều trị các bệnh về đường hô hấp, xương khớp. Khi muốn điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Nam, các cụ thường sử dụng cách sau:
- Chuẩn bị: 100g ngải cứu tươi, giấy nhỏ
- Bước 1: Đem rửa sạch ngải cứu sau đó phơi khô trong vòng 8 tiếng.
- Bước 2: Giã ngải cứu bằng chày gỗ cho tới khi tơi ra.
- Bước 3: Sử dụng cuộn giấy nhỏ cuộn ngải cứu vào bên trong và đốt ở vị trí các huyệt trên đỉnh đầu.
- Lưu ý: Thực hiện cách này cần có sự am hiểu về huyệt đạo trên cơ thể.
2. Trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Nam – Ké đầu ngựa
Quả của cây ké đầu ngựa thường được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y. Chúng thường mọc hoang ở nhiều vùng ruộng, đồng, khu đất bỏ hoang ở vùng quê Việt Nam. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong ké đầu ngựa có chứa hàm lượng iod cao, ngoài ra còn một số hoạt chất alkaloid, sesquiterpen lacton xanthinin, xanthumin, xanthatin…
Glucozit trong quả còn làm hạ đường trong máu, kháng khuẩn, nấm, và những tác nhân gây nên chứng sốt, viêm sưng ở cơ thể. Công dụng phổ biến của loại thảo mộc này đó là tán phong, lưu thông khí huyết, điều trị viêm mũi dị ứng bằng cách tiêu diệt kháng histamin trong cơ thể. Người bệnh khi muốn chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc Nam có thể áp dụng cách sau:
Cách 1 – Trà ké đầu ngựa
- Bước 1: Ké đầu ngựa tươi rửa sạch và để ráo nước
- Bước 2: Đem sao cho tới khi ngả màu xám rồi đem đi tán thành bột
- Bước 3: Mỗi lần sử dụng 4g bột pha với nước ấm uống 3 lần/ngày.
Các triệu chứng của bệnh viêm mũi sẽ giảm hẳn, không còn ngứa mũi, nghẹt mũi, khó chịu, hô hấp được lưu thông hơn.
Cách 2 – Bài thuốc Nam trị viêm mũi dị ứng
- Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu theo lượng như sau: 16gr ké đầu ngựa; 6gr bạc hà; 4gr mỗi thứ: bạch chỉ, cát cánh; cam thảo; 12gr hạ khô thảo; 8gr tân di.
- Bước 2: Đem sắc cùng 500ml nước cho tới khi còn một nửa thì bỏ ra chia thành 3 thang uống mỗi ngày 1 thang.
3. Dùng Ngũ sắc chữa viêm mũi dị ứng tại nhà
Loại cây quen thuộc với cái tên hoa cứt lợn, cỏ hôi, ngũ sắc… chẳng còn xa lạ với người Việt. Chúng mọc rải rác khắp mọi nơi bởi thành phần chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khoẻ nên được ông cha áp dụng nhiều trong việc chữa bệnh viêm mũi dị ứng.
Nghiên cứu cho biết thấy trong cây hoa ngũ sắc có chứa tới 0.16% tinh dầu đặc, chúng có mùi thơm, màu vàng nhạt đặc biệt là nhiều hoạt chất chữa bệnh. Các thành phần trong cây bao gồm: Geratocromen, demetoxygeratocromen, cadinen, caryophyllen… các vitamin và khoáng chất giúp tiêu viêm, chống dị ứng, làm thông thoáng khoang mũi, giảm triệu chứng đau nhức, ngứa mũi, hắt hơi ở người bệnh.
Cách 1 – Vệ sinh mũi bằng nước cốt hoa ngũ sắc
- Bước 1: Rửa sạch hoa ngũ sắc và để ráo
- Bước 2: Giã nát hoặc cho vào máy xay lấy nước cốt
- Bước 3: Sử dụng tăm bông vệ sinh khoang mũi cùng hỗn hợp đã làm
- Bước 4: Để nguyên hỗn hợp trong mũi từ 15 – 20 phút sau đó xì mạnh để tạp chất được đẩy ra ngoài.
Hỗn hợp hoa ngũ sắc giúp dịch mũi trở nên loãng hơn, dễ dàng vệ sinh và đào thải ra bên ngoài. Thực hiện cách này từ 2 – 3 lần/ngày trong vòng một tuần thì sẽ khỏi bệnh.
Cách 2 – Đốt xông hơi
- Bước 1: Cắt từng khúc sau đó nấu cùng 1 lít nước
- Bước 2: Khi nước sôi thì đem xông trong thời gian 5 – 10 phút
- Lưu ý: Chú ý nhiệt độ của nước để tránh bị bỏng, thực hiện cách này trước khi ngủ để cải thiện tình trạng bệnh.
5. Chữa bệnh bằng kinh giới
Chẳng còn xa lạ gì, kinh giới vừa là thực phẩm dùng trong bữa ăn, vừa là thảo dược chữa bệnh cực kỳ hữu hiệu. Loại cây này mọc nhiều ở khu vực Đông Nam Á, các quốc gia phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Mông Cổ…
Trong Y học cổ truyền kinh giới có tác dụng hạ ứ huyết, phá kết tụ khí, trừ thấp tý, tán nhiệt, giải biểu, khử hán điều trị hiệu quả các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng cách thì dễ gây ra độc tố, người bệnh cần chú ý không sử dụng kinh giới cùng thịt cá lóc, cua, thịt lừa và không sử dụng khi người bệnh có dấu hiệu bị phong hàn thấp.
Cách 1:
- Bước 1: Kinh giới tươi, cho ấm đun sôi với lượng nước vừa phải
- Bước 2: Khi nước sôi thì đem đổ ra bình uống hàng ngày thay nước.
Cách 2
- Bước 1: Hoa kinh giới tán thành bột mịn sau đó pha với chè xanh
- Bước 2: Mỗi lần uống pha 4g bột cùng nước chè xanh
- Bước 3: Uống hàng ngày tới khi tình trạng chảy nước mũi, nghẹt mũi giảm hẳn.
6. Tác dụng của bạc hà trong việc chữa viêm mũi dị ứng
Lá bạc hà có vị thanh mát, cay nhẹ thường có lông mỏng, ở Việt Nam chúng được trồng nhiều tại khu vực Nghệ An, Lai Châu, Yên Bái… Bạc hà điều trị hiệu quả các bệnh ảnh hưởng Phế, Can Đởm giúp trừ phong, kiện tỳ, chỉ tả, kích thích tiêu hoá, tiêu viêm, giải độc… Cũng chính vì vậy mà người ta thường dùng bạc hà như một phương thức chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc Nam.
Ưu điểm của loại cây này chính bởi nó có tính kháng khuẩn cực mạnh nhờ Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Salmonella Typhoid… trong thành phần. Kích thích, giãn nở mạch máu giúp trị nhiều chứng bệnh một cách an toàn, hiệu quả.
Cách 1 – Hãm trà tươi
- Bước 1: Lá bạc hà tươi đem rửa sạch và cho vào đun sôi
- Bước 2: Một ấm uống 1 ngày sẽ là dịu triệu chứng khó chịu, mệt mỏi của cơ thể
Cách 2 – Xông hơi
- Bước 1: Bắc một nồi nước lớn lên bếp đun cùng một nắm bạc hà tươi
- Bước 2: Khi nước sôi thì tắt bếp, dùng một chiếc khăn tắm to trùm qua đầu.
- Bước 3: Xông hơi từ 10 – 15 phút cho tới khi dịch nhầy trong khoang mũi lỏng hơn
- Bước 4: Vệ sinh lại với tăm bông. Thực hiện cách này hàng ngày khi triệu chứng giảm hẳn
7. Điều trị bằng hạt gấc
Hạt gấc trong Đông y có khả năng hoạt huyết, tiêu sưng, lưu thông khí huyết, điều hoà hệ tiêu hoá… Nghiên cứu của các nhà hoa học cũng chỉ ra rằng trong hạt gấc có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khoẻ như tanim, vitamin A,B,E… lipit, invedaxa, photphotoba, protein và nhiều khoáng chất.
Cách sử dụng hạt gấc để điều trị viêm mũi dị ứng như sau:
Cách ngâm rượu hạt gấc
- Bước 1: Chuẩn bị 30 – 40 hạt gấc già cũng 500ml rượu trắng .
- Bước 2: Sơ chế hạt gấc bằng cách đem đốt cháy phần vỏ ngoài, bỏ vỏ lấy nhân bên trong.
- Bước 3: Giã nhỏ phần hạt sau đó bỏ vào bình ngâm cùng rượu trắng.
- Bước 4: Để khoảng 10 ngày trong chỗ thoáng mát, không có ánh mặt trời.
- Bước 5: Mỗi lần bị bệnh, uống một ly trước bữa ăn. Uống hằng ngày cho tới khi triệu chứng bệnh dịu hẳn.
Lưu ý: Không sử dụng hạt gấc còn sống do độc tố có thể gây hại cho cơ thể. Không sử dụng cách này cho trẻ dưới 15 tuổi.
8. Chữa viêm mũi bằng gừng hữu hiệu
Gừng có tính nóng, vị cay nồng nên thích hợp điều lưu thông khí huyết, giảm đau tức thì. Đặc biệt trong thành phần của chúng có chữa nhiều hoạt chất như Gingerol, capsaicin, piperine… tác dụng kháng histamin, chống viêm và oxy hoá mạnh mẽ. Ngoài ra tinh dầu gừng còn chứa a-camphen, b-phelandren, eucalyptol và các gingerol… hiệu quả trong cách triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây nên.
Cách sử dụng gừng như sau:
- Bước 1: Thái lát mỏng gừng sau đó phơi qua đêm
- Bước 2: Đem nghiên nhỏ sau đó bỏ vào ấm đun sôi
- Bước 3: Khi uống lọc bã, cho thêm mật ong để tăng hương vị. Uống 2 ly mỗi ngày vào lúc 6 giờ sáng và 9 giờ tối.
Không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng, thay vào đó là đường phèn để có tác dụng tương tự.
9. Thuốc Nam chữa viêm mũi dị ứng bằng bèo cái
Ở vùng quê Việt Nam, bèo cái chẳng còn xa lạ, chúng mọc nổi trên mặt nước ở khu vực ao, hồ hoặc bờ ruộng… Trong Đông y, bèo có tác dụng tiêu độc, hấp thụ độc tố, làm mát các vết thương, sưng viêm đang gây đau đớn.
Trong thành phần của cây có chứa hơn 5% là chất hữu cơ, protid thô, cellulos, calcium, phosphor… Khi sử dụng sẽ tác động vào đại trường, can, phế. Nhiều bài thuốc sử dụng bèo cái (bèo tai tượng) để chữa bệnh như sau:
Cách 1 – Tiêu sưng, giảm đau ở người bị viêm mũi dị ứng
- Bước 1: Bèo cái rửa sạch và bỏ rễ (ngâm mới muối để sạch hết cát bụi)
- Bước 2: Đem giã nát sau đó lọc lấy nước
- Bước 3: Dùng tăm bông thấm hỗn hợp để vào khoang mũi từ 5 – 10 phút.
- Bước 4: Lấy ra và vệ sinh lại với khăn giấy
Thực hiện cách này 2 lần/ngày để thông thoáng khoang mũi, dịu cảm giác khó chịu, ngứa mũi trong thời gian bị bệnh.
Ngoài ra người bệnh có thể giã nát, lọc lấy nước và uống để điều trị bệnh đem lại kết quả tương tự như trên.
Những lưu ý cần nắm rõ khi chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc Nam
Phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Nam thường không gây biến chứng nguy hiểm nào. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất trong thời gian trị bệnh, bạn cần nắm vững những chú ý sau:
- Áp dụng các cách điều trị trên trong thời gian dài và đều đặn mới có thể đạt được hiệu quả mong muốn.
- Tuỳ cơ địa từng người mà hiệu quả sẽ khác nhau.
- Các bài thuốc thường điều trị dứt điểm các triệu chứng nhẹ, mới phát bệnh. Nếu trường hợp mãn tính thì cần áp dụng nhiều phương pháp để điều trị.
- Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế bụi bẩn, bụi mịn, các tác nguyên gây bệnh.
- Giữ không gian sống và làm việc sạch sẽ để ngăn chặn tình trạng tái phát bệnh.
- Chú ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các cách chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc Nam an toàn tại nhà. Nếu gặp triệu chứng bất thường nào thì bạn nên dừng sử dụng bài thuốc và tới ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!