Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Mề đay là bệnh lý dị ứng rất thường gặp hiện nay, các biểu hiện mề đay mẩn ngứa ngoài da thường gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình, sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Vậy, bệnh mề đay có lây không, cách phòng tránh như thế nào là hiệu quả và an toàn nhất? Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời ngay sau đây.

Bệnh mề đay có lây không?

Theo nghiên cứu, mề đay (mày đay) là tình trạng các mao mạch và niêm mạc da có phản ứng với các tác nhân gây dị ứng, các tác nhân này có thể là từ bên trong hoặc bên ngoài của cơ thể, từ đó làm xuất hiện tình trạng sưng phù, nổi mụn nhọt, mẩn ngứa trên da. 

Bệnh mề đay có hai dạng là cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính bệnh tái phát từ vài giờ đến vài ngày là có thể tự thuyên giảm, nhưng nếu để chuyển sang mãn tính, bệnh có thể phát triển nghiêm trọng, nhất là có thể chuyển sang giai đoạn biến chứng với nhiều nguy cơ rủi ro.

Giải đáp lo ngại: Bệnh mề đay có lây không?
Giải đáp lo ngại: Bệnh mề đay có lây không?

Có rất nhiều người bệnh đang thắc mắc không biết “bệnh mề đay có lây không?” thì theo nhận định của các bác sĩ đầu ngành cho biết: Đây là chứng bệnh không truyền nhiễm, nên sẽ không thể lây từ người này sang người khác, nhưng nó có tính di truyền hoặc có thể nhiều người cùng mắc do sống cùng một môi trường có yếu tố gây dị ứng. 

Bệnh dị ứng nổi mề đay có nguy hiểm không?

Ngoài việc thắc mắc dị ứng nổi mề đay có lây không, nhiều người cũng băn khoăn không biết khi bị dị ứng nổi mề đay có nguy hiểm không?

Theo lương y, bác sĩ Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết: 

Người bị bệnh mề đay sẽ gặp phải các tình trạng như ngứa rát khó chịu, dẫn đến việc liên tục có phản ứng gãi khiến da bị trầy xước, từ đó có thể gây nhiễm trùng cũng như để lại sẹo thâm ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài. 

Bệnh nổi mề đay có thể có những biến chứng nguy hiểm
Bệnh nổi mề đay có thể có những biến chứng nguy hiểm

Trường hợp bệnh kéo dài, triệu chứng lặp đi lặp lại không được điều trị kịp thời sẽ chuyển từ mề đay cấp tính sang mề đay mãn tính. Lúc này việc chữa trị sẽ khó và mất nhiều thời gian hơn. 

Một số biến chứng do mề đay mãn tính gây ra người bệnh cần phải biết sau đây:

  • Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: Sẽ có các triệu chứng như sưng mạch ở khí quản, vùng họng dẫn đến khó thở, nghẹt thở…
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Có thể gây đau quặn bụng, buồn nôn, tiêu chảy…
  • Bệnh có thể gây giãn mạch nhanh, làm tụt huyết áp đột ngột và gây choáng váng.
  • Nếu mề đay ảnh hưởng đến não bộ có thể gây phù nề não.

Theo ghi nhận, đã có một số trường hợp bệnh nhân mề đay tử vong vì sốc phản vệ. Vì vậy mọi người cần chủ động chữa bệnh càng sớm càng tốt, tuyệt đối không nên chủ quan.

Cách phòng tránh bệnh nổi mề đay tái phát

Một vài cách phòng tránh bệnh nổi mề đay tái phát người bệnh cần nắm được sau đây:

Hãy tránh xa các yếu tố gây nổi mề đay
Hãy tránh xa các yếu tố gây nổi mề đay

Biện pháp 1: Tránh tiếp xúc với các yếu tố kích thích, tác nhân gây bệnh

Đó chính là các yếu tố là tác nhân thúc đẩy sự quá mẫn của hệ miễn dịch, từ đó dẫn đến tình trạng giải phóng Histamin gây ra các những tổn thương da, gây mẩn ngứa… Do vậy, chúng ta cần ghi nhớ:

  • Tránh xa các loại thực phẩm, đồ uống gây dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng…
  • Hạn chế sử dụng các loại xà phòng, mỹ phẩm, hóa chất có thành phần kích thích và có độ pH cao.
  • Thường xuyên vệ sinh thân thể sạch sẽ, tránh tắm với nước quá nóng hoặc quá lạnh. Khi tắm rửa không nên chà quá mạnh hoặc gãi nhiều.
  • Nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trồng nhiều cây xanh…

Biện pháp thứ 2: Chú ý kiểm soát căng thẳng và tăng cường miễn dịch

Mỗi chúng ta cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, thoải mái và khoa học, từ đó sẽ kiểm soát được sự căng thẳng của bản thân cũng như giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch. Cụ thể:

  • Hãy cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh quá sức và mệt mỏi.
  • Luôn có chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, uống đủ từ 2 – 2,5 lít nước/ ngày và tăng cường các dưỡng chất tốt cho cơ thể.
  • Thường xuyên thể dục thể thao lành mạnh, vừa sức để nâng cao sức đề kháng…

Biện pháp thứ 3: Cần chú trọng chăm sóc da

Chăm sóc da hiệu quả là cách phòng ngừa mề đay
Chăm sóc da hiệu quả là cách phòng ngừa mề đay
  • Hãy vệ sinh làn da hàng ngày với các sản phẩm chuyên dụng có độ pH cân bằng, an toàn và dịu nhẹ.
  • Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có tác dụng duy trì độ ẩm, các loại kem chống nắng bảo vệ da khỏi các tác nhân bên ngoài.
  • Với những làn da nhạy cảm nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại sản phẩm chăm sóc da nào.

Trên đây là những giải đáp về “bệnh mề đay có lây không hay dị ứng nổi mề đay có nguy hiểm không?”, cách phòng tránh bệnh hiệu quả và những thông tin hữu ích giúp bạn đọc tìm hiểu về bệnh mề đay. Nếu bạn cũng đang mắc phải chứng bệnh này, hãy chủ động thăm khám bác sĩ cũng như có phương pháp phòng ngừa và điều trị nhanh chóng và hiệu quả nhất.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan

Mẹ có thể căn cứ vào nguyên nhân bệnh cũng như cách thức điều trị đang sử dụng để quyết định việc cho bé bú bình thường hay tạm hoãn. Lưu ý tuyệt đối không tự ý dùng thuốc trong thời gian cho con bú để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Khi đang nổi mề đay, làn da bệnh nhân đã bị tổn thương, dễ nhiễm khuẩn nếu tiếp xúc với gió, bụi bẩn bên ngoài. Vì vậy, người bệnh nên tránh gió. Tuy nhiên, kiêng gió không đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải hoàn toàn ở trong phòng kín, tách biệt với môi trường bên ngoài.

Bệnh mề đay có hai dạng là cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính bệnh tái phát từ vài giờ đến vài ngày là có thể tự thuyên giảm, nhưng nếu để chuyển sang mãn tính, bệnh có thể phát triển nghiêm trọng, nhất là có thể chuyển sang giai đoạn biến chứng với nhiều nguy cơ rủi ro.

Kiêng thực phẩm cay nóng và chất kích thích: Để giảm các triệu chứng mề đay nên tránh ớt, tiêu, gừng, món ăn quá cay. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giảm đường, muối trong chế độ ăn uống. Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu.... Không nên tiếp xúc với nước quá nóng.

Dựa trên nguyên tắc điều trị mề đay trong Đông y, trong dân gian lưu truyền rất nhiều các loại lá tắm có thể sử dụng cho bé bị nổi mề đay tắm. Bạn có thể tham khảo: lá trầu không, trà xanh, kinh giới...

Uống rượu bị nổi mề đay là triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Tình trạng này không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Nổi mề đay có thể tắm tuy nhiên cần lựa chọn cách vệ sinh da đúng cách, người bệnh cũng cần thực hiện kiên chế độ kiêng khem trong thói quen sinh hoạt, luyện tập hằng ngày

Bệnh nổi mề đay bao lâu thì khỏi? Khi mắc phải cần lưu ý gì và cách điều trị bệnh ra sao để đạt hiệu quả nhanh chóng và tận gốc…? Đây là băn khoăn của rất nhiều người. Để giải đáp những vấn đề này, mời bạn đọc hãy cùng khám phá trong bài viết sau đây với những...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan