Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Nổi mề đay có được tắm không? là một trong những vấn đề nhận được nhiều ý kiến trái chiều nhất từ phía người bệnh. Tuy không phải căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu chỉ sử dụng thuốc điều trị mà bỏ qua chế độ kiêng khem có thể là nguyên nhân dẫn tới những hậu quả nặng nề cho làn da và tâm lý. Chính vì vậy, dựa trên những căn cứ khoa học, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho độc giả câu trả lời chính xác nhất về thắc mắc nổi mề đay có tắm được không?

Bệnh nổi mề đay mẩn ngứa bùng phát do những nguyên nhân nào?

Bị mề đay có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân cùng lúc gây nên. Người bệnh thường có biểu hiện ngứa ngáy khó chịu, một vùng da hoặc khắp cơ thể nổi các nốt sẩn phù, diện tích nhỏ, màu hồng nhạt. Mặc dù đến nay ngành y học vẫn chưa thể xác định chính xác những nguyên nhân cụ thể làm bùng phát tình trạng này. Tuy nhiên, dựa theo nghiên cứu và đánh giá thể bệnh, các chuyên gia đã có thể rút ra một số tác nhân phổ biến như:

Nổi mề đay là căn bệnh ngoài da phổ biến hàng đầu Việt Nam
Nổi mề đay là căn bệnh ngoài da phổ biến hàng đầu Việt Nam
  • Di truyền từ cha mẹ.
  • Dị ứng thời tiết.
  • Dị ứng thực phẩm, hoặc dị ứng do lạm dụng thuốc.
  • Sức đề kháng yếu.
  • Thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại.
  • Bệnh về đường hô hấp.
  • Rối loạn hormone.
  • Sốt nổi mề đay.
  • Vệ sinh da không đúng cách….

Tìm hiểu và xác định rõ nguyên nhân gây bệnh là cơ sở để chẩn đoán lâm sàng chính xác hơn. Từ đó góp phần phòng chống hiệu quả để mề đay không khởi phát.

Nổi mề đay có được tắm không? Câu trả lời chính xác nhất

Nổi mề đay có được tắm không là thắc mắc đồng thời cũng là chủ đề thu hút nhiều ý kiến tranh luận trái chiều của cộng động người bệnh. Theo lý giải của các chuyên gia, kiêng tắm khi bị mề đay là quan niệm dân gian xuất phát từ sự thiếu hiểu biết hoặc chưa thực sự hiểu đúng về việc tuân thủ chế độ kiêng khem này.

Khi da bị nổi mề đay là dấu hiệu cảnh báo hàm lượng độc tố tích tụ trong cơ thể phát ban ra ngoài. Nếu kiêng tắm hoàn toàn không những không làm giảm thiểu mức độ biểu hiện bệnh mà còn tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn khu trú và gây nên các bệnh ngoài da khác (viêm nang lông, viêm da cơ địa, ngứa da, hắc lào…).

Nổi mề đay kiêng tắm là quan niệm hoàn toàn sai lầm
Nổi mề đay kiêng tắm là quan niệm hoàn toàn sai lầm

Thêm vào đó, bệnh chủ yếu bùng phát vào mùa hè, khi lượng mồ hôi và tuyến bã nhờn hoạt động mạnh khiến vi khuẩn gia tăng, làm mề đay phát triển mạnh. Vì vậy việc kiêng tắm không có tác dụng hỗ trợ điều trị nổi mề đay. 

Người bị nổi mề đay, tắm thế nào đúng cách?

Nổi mề đay có được tắm không là quan niệm dân gian cần được hiểu và thực hiện một cách chính xác. Để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh cao nhất, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc khi vệ sinh cơ thể như sau:

  • Tắm bằng nước ấm: Sử dụng nước ấm với nhiệt độ vừa phải sẽ giúp giảm kích ứng tại mao mạch. Nếu sử dụng nước quá lạnh hoặc quá nóng có thể gây ra tình trạng sốc nhiệt hoặc bỏng nhẹ, gây khô da do mất cân bằng độ pH tự nhiên. Ngoài ra, sử dụng nước ấm giúp làm giãn nở các lỗ chân lông, dễ dàng làm sạch và lấy đi bụi bẩn ẩn sâu bên trong.
  • Thời gian tắm không nên quá lâu: Thời gian tắm lâu không đồng nghĩa với mức độ làm sạch da cao hơn. Người bệnh chỉ nên tiếp xúc với nước trong thời gian từ 5 đến 15 phút, ngày tắm 1 lần hoặc 2 lần vào mùa hè. Nếu lâu có thể khiến da mất nước, khô rát và bong tróc sau khi tắm.
Người bệnh không nên chà sát quá mạnh để tránh làm tổn thương da
Người bệnh không nên chà sát quá mạnh để tránh làm tổn thương da
  • Tránh chà xát quá mạnh: Nhiều người có thói quen sử dụng bông tắm, bàn chải, găng tay mát xa hoặc các dụng cụ có khả năng tẩy da chết khác. Tuy nhiên, việc chà xát chỉ nên được thực hiện trên những làn da khỏe mạnh với khả năng sản sinh tế bào mới và phục hồi cao. Đối với bệnh nhân mề đay, thực hiện thao tác này thường xuyên có thể dẫn tới các vết thương hở, gây nhiễm trùng hoặc gia tăng cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
  • Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa: Xà phòng tắm, muối tắm…có khả năng loại bỏ sạch bụi bẩn. Nhưng nếu lạm dụng hoặc lựa chọn các sản phẩm có tính tẩy cao sẽ gây bào mòn, khiến vùng da trở nên yếu và dễ bị vi khuẩn tấn công.

Bị mề đay nên tắm lá gì?

Ngoài thắc mắc gây tranh cãi nổi mề đay có được tắm không? bị mề đay nên tắm lá gì cũng là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả. Các bài thuốc dân gian này giúp cho người bệnh tiết kiệm chi phí, đồng thời giải quyết hiệu quả vấn đề vệ sinh da hằng ngày, hỗ trợ điều trị đạt hiệu quả cao. Dưới đây là những loại lá có tác dụng chữa bệnh mề đay được nhiều chuyên gia khuyên dùng:

  • Tắm lá khế chữa mề đay: Sử dụng lá khế tươi có tính mát, cùng nhiều chất khoáng, vitamin có tác dụng thanh nhiệt, kháng viêm, kháng khuẩn cao, phục hồi các tế bào da bị tổn thương do mề đay hoặc chà xát quá mạnh. Bạn chỉ cần đun một nắm lá khế tươi, kết hợp với 1 thìa cà phê muối và 2-3 lít nước. Sau 20 phút thì bắc xuống, pha thêm ít nước để đạt được độ ấm vừa phải. Thực hiện tắm hằng ngày.
Chữa mề đay bằng lá khế là phương pháp phổ biến nhất
Chữa mề đay bằng lá khế là phương pháp phổ biến nhất
  • Lá trà xanh giúp điều trị nổi mề đay hiệu quả: Trong mỗi lá trà xanh chứa hàm lượng EGCG cao, giúp chống oxy hóa, làm sạch da. Ngoài ra, với thành phần chứa vitamin C cùng với flavonoid cũng giúp cho người bệnh cải thiện biểu hiện thâm sẹo và làm da lành nhanh hơn. Bạn có thể đun lá trà xanh loãng để tắm hàng ngày hoặc rửa vùng viêm nhiễm. 
  • Sử dụng lá trầu không: Theo y học cổ truyền, trầu không là loại lá có vị cay, tính ấm nên có khả năng làm dịu da, giảm tấy đỏ, đồng thời giải phong hàn, độc tà tích tụ bên trong cơ thể. Trong y học hiện đại, khả năng điều trị các bệnh ngoài da của loại lá này đã được chứng minh nhờ hàm lượng tinh dầu dồi dào, khả năng kháng sinh cao, ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn, kháng viêm và làm sạch da, se vết thương. Đun 5 – 7 lá trầu không đã rửa sạch, thái nhỏ với 500ml nước sau đó pha vừa đủ ấm dùng để tắm hằng ngày sẽ thấy triệu chứng mề đay cải thiện rõ rệt.
  • Nổi mề đay tắm lá kinh giới: Không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp, kinh giới đem đến nhiều tác dụng không ngờ trong điều trị bệnh nổi mề đay.. Áp dụng tắm loại lá này mỗi ngày ít nhất 1 – 2 lần, sẽ giúp làn da được kháng viêm, thúc đẩy tuần hoàn máu và đào thải cặn bẩn trong các lỗ chân lông.

Hy vọng qua bài viết này, độc giả có thể tìm thấy đáp án thỏa đáng nhất cho câu hỏi Nổi mề đay có được tắm không. Ngoài việc vệ sinh da đúng cách, người bệnh cũng cần thực hiện kiên chế độ kiêng khem trong thói quen sinh hoạt, luyện tập hằng ngày. Tránh xa những đồ ăn cay nóng, chất kích thích, hải sản…Đồng thời bổ sung đầy đủ nước, chất xơ và các loại vitamin cho cơ thể mới có thể đem lại hiệu quả đẩy lùi bệnh triệt để nhất.

Có thể bạn quan tâm:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan

Kiêng thực phẩm cay nóng và chất kích thích: Để giảm các triệu chứng mề đay nên tránh ớt, tiêu, gừng, món ăn quá cay. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giảm đường, muối trong chế độ ăn uống. Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu.... Không nên tiếp xúc với nước quá nóng.

Bệnh nổi mề đay bao lâu thì khỏi? Khi mắc phải cần lưu ý gì và cách điều trị bệnh ra sao để đạt hiệu quả nhanh chóng và tận gốc…? Đây là băn khoăn của rất nhiều người. Để giải đáp những vấn đề này, mời bạn đọc hãy cùng khám phá trong bài viết sau đây với những...
Mề đay là căn bệnh phổ biến với 20% dân số ở mọi độ tuổi có thể mắc phải và khó điều trị dứt điểm. Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc chữa mề đay nổi tiếng của Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc  thu hút sự quan tâm của rất nhiều người vì hiệu quả và an...

Dựa trên nguyên tắc điều trị mề đay trong Đông y, trong dân gian lưu truyền rất nhiều các loại lá tắm có thể sử dụng cho bé bị nổi mề đay tắm. Bạn có thể tham khảo: lá trầu không, trà xanh, kinh giới...

Nổi mề đay có thể tắm tuy nhiên cần lựa chọn cách vệ sinh da đúng cách, người bệnh cũng cần thực hiện kiên chế độ kiêng khem trong thói quen sinh hoạt, luyện tập hằng ngày

Bệnh mề đay có hai dạng là cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính bệnh tái phát từ vài giờ đến vài ngày là có thể tự thuyên giảm, nhưng nếu để chuyển sang mãn tính, bệnh có thể phát triển nghiêm trọng, nhất là có thể chuyển sang giai đoạn biến chứng với nhiều nguy cơ rủi ro.

Khi đang nổi mề đay, làn da bệnh nhân đã bị tổn thương, dễ nhiễm khuẩn nếu tiếp xúc với gió, bụi bẩn bên ngoài. Vì vậy, người bệnh nên tránh gió. Tuy nhiên, kiêng gió không đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải hoàn toàn ở trong phòng kín, tách biệt với môi trường bên ngoài.

Uống rượu bị nổi mề đay là triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Tình trạng này không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan