Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Theo quan niệm dân gian truyền tai nhau về việc nổi dị ứng mề đay cần kiêng gió kiêng quạt. Tuy nhiên sự thật thì sao? Khi bị nổi mề đay có kiêng gió không? Có nằm quạt được không và cần lưu ý những gì? Nhất là khi vào mùa hè khí hậu nóng bức đến 39, 40 độ như hiện nay. Chúng ta hãy cùng theo dõi ngay sau đây để tìm lời giải chính xác và kịp thời nhất.

Giải đáp: Nổi mề đay có kiêng gió không? Có nằm quạt được không?

Người bị nổi mề đay, triệu chứng phổ biến là ngứa rát, càng gãi càng ngứa, thường xuyên cảm thấy nóng bức khó chịu nên muốn nằm quạt mát, hay tắm nước lạnh để xoa dịu cơn khó chịu. Tuy nhiên theo quan niệm dân gian từ xưa đến nay truyền tai nhau, khi bị dị ứng nổi mề đay cần phải kiêng nước kiêng gió. Vậy sự thật người bị nổi mề đay có kiêng gió hay không?

Nổi mề đay có phải kiêng gió không?
Nổi mề đay có phải kiêng gió không?

Theo y học cổ truyền, chứng bệnh nổi mề đay được xếp vào nhóm bệnh phong hàn có nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm gió và nước, cũng bởi quan niệm này nên nếu người bệnh mề đay tiếp xúc với gió và nước lạnh sẽ càng khiến cho bệnh nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn nghi ngờ quan niệm này, chính bởi từ những thắc mắc nổi mề đay có ra gió được không, các nhà khoa học cũng như  chuyên gia y tế đầu ngành đã tiến hành kiểm chứng và đưa ra kết luận: 

Bị nổi mề đay có kiêng gió là không sai, nhưng trên thực tế chỉ cần áp dụng cho những người bị mề đay do nguyên nhân từ sự thay đổi thời tiết, dị ứng với thời tiết và môi trường, đây là những trường hợp bị nổi mề đay khi ra gió.

Còn đối với các trường hợp khác chỉ cần che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài, không cần phải quá kiêng khem. Việc kiêng cữ khắt khe có thể làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh. Chính vì vậy mọi người cần có kiến thức hiểu biết nhất định để chăm sóc sức khỏe bản thân.  

Nổi mề đay có nằm quạt được không?

Đi kèm với lời giải đáp bị nổi mề đay có kiêng gió không, thì việc nổi mề đay có nằm quạt được không cũng vậy. Nhất là giữa thời tiết oi nóng, người bệnh cần được thoải mái, mát mẻ nên có thể nằm quạt. Để giảm các triệu chứng ngứa rát khó chịu, tốt nhất nên ở trong phòng có điều hòa, hoặc bật quạt để giải tỏa cơn nóng.

Bởi khi thời tiết oi nóng sẽ khiến cơ thể nóng từ trong ra ngoài, mồ hôi chảy ròng sẽ là nguyên nhân khiến bệnh thêm nặng hơn. Đặc biệt những trường hợp gãi nhiều gây trầy xước da có thể bị nhiễm trùng nếu không vệ sinh sạch sẽ.  

Vậy nên, tốt nhất hãy giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ thoáng mát để bệnh không trở nên nghiêm trọng.

Nổi mề đay cần kiêng gì?

Khi bị nổi mề đay, làn da sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm, việc điều trị bệnh càng sớm càng tốt là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả điều trị và giúp bệnh không diễn biến phức tạp hơn, người bệnh cần chú ý kiêng khem một số điều sau:

  • Kiêng gãi ngứa: Cần kiêng tuyệt đối hoặc hạn chế hết sức có thể.
Khi bị nổi mề đay cần hạn chế tối đa gãi ngứa
Khi bị nổi mề đay cần hạn chế tối đa gãi ngứa

Mặc dù đây là điều khó thực hiện nhất, nhưng nó sẽ giúp người bệnh hạn chế được những tổn thương ngoài da, giảm khả năng nhiễm khuẩn. Nếu không kiêng được gãi ngứa sẽ khiến cho tình trạng trầy xước, nổi mẩn đỏ lan rộng, không những vậy còn khiến làn da tổn thương nghiêm trọng hơn.

  • Hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm, kem dưỡng:

Việc tùy ý sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có thể khiến cho tình trạng bệnh thêm nặng hơn, nhất là khi trong thành phần của chúng có chứa chất dễ kích ứng, gây tổn thương da…

  • Kiêng sử dụng các loại chất kích thích: 

Bao gồm rượu bia, các loại có chứa cồn, đồ ăn cay nóng… Vì nó sẽ gây kích ứng da hoặc làm tổn thương các bộ phận bên trong cơ thể như gan, thận, khiến tình trạng mề đay càng nghiêm trọng.

  • Không nên tiếp xúc với các loại động vật có lông: 

Bởi lông của chúng có thể bám vào các vùng da bị tổn thương, bay vào mũi, xuống các cơ quan hô hấp khác… từ đó có thể khiến người bị dị ứng tái phát, khiến làn da thêm mẩn ngứa, tình trạng nổi mề đay càng phát triển.

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều đạm: 
Nổi mề đay cần kiêng khem hiệu quả
Nổi mề đay cần kiêng khem hiệu quả

Đó là các loại hải sản hay thịt bò, thịt chó… Vì trong các loại thực phẩm này thường chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, nhất là đạm, khiến cho cơ thể con người không hấp thụ hết sẽ chuyển hóa thành các chất khác, trong đó có các chất độc hại tích tụ trong cơ thể, từ đó dễ gây kích ứng và xuất hiện triệu chứng dị ứng.

Đặc biệt, với những người có cơ địa dễ dị ứng nổi mề đay, nếu dung nạp quá nhiều các loại thực phẩm này sẽ càng khiến cho bệnh lý thêm nghiêm trọng, thậm chí là biến chứng đe dọa đến tính mạng. 

  • Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc chữa trị mề đay khi chưa biết nguyên nhân gây bệnh: 

Nếu tự ý sử dụng thuốc uống, thuốc bôi không đúng chỉ dẫn sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, hơn nữa có thể khiến bệnh thêm nặng hơn.

  • Không nên tắm nước quá nóng hay nước quá lạnh và không ngâm mình trong nước quá lâu.

Vì khi tắm nước quá nóng hay ngâm mình trong nước quá lâu sẽ khiến da khô hơn. Vùng da hư tổn dễ bị nhiễm trùng, khó lành hơn.

Cách khắc phục nổi mề đay hiệu quả tại nhà và những điều cần lưu ý

Một số cách khắc phục mề đay tại nhà mọi người cần nắm được:

Khi bị nổi mề đay cần chăm sóc da hiệu quả
Khi bị nổi mề đay cần chăm sóc da hiệu quả
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để tránh tình trạng bí bách hay bị cọ xát vào vùng da tổn thương.
  • Hạn chế tối đa việc gãi ngứa để giảm các vết xước và tổn thương trên da.
  • Nên sử dụng những loại xà phòng, sữa tắm an toàn, không có tính tẩy rửa cao.
  • Có thể thoa kem dưỡng ẩm lành tính sau khi tắm xong để ngăn chặn tình trạng da bị khô.
  • Hãy chú ý tránh xa các tác nhân có thể gây dị ứng như: khói bụi, rượu bia, lông động vật…
  • Thường xuyên uống nước lọc và các loại sinh tố rau quả mỗi ngày.
  • Nếu bị nổi mề đay khi ra gió hãy cố gắng hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nhất là gió đầu mùa, khói bụi… 
  • Khi tình trạng nổi mề đay không thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà, tốt nhất không nên chủ quan mà cần đến gặp bác sĩ và điều trị càng sớm càng tốt, để tránh tình trạng bệnh nặng hơn có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Trên đây là những chia sẻ về bệnh nổi mề đay, giải đáp thắc mắc nổi mề đay có kiêng gió không và cần lưu ý những gì. Hy vọng, mọi người đã nắm được kiến thức cơ bản để biết cách bảo vệ mình, bảo vệ người thân xung quanh. Đừng cố gắng chịu đựng, hãy chủ động khám chữa sớm để loại bỏ triệu chứng bệnh nổi mề đay, ngăn ngừa tái phát.

Thông tin hữu ích: 


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan

Nổi mề đay có thể tắm tuy nhiên cần lựa chọn cách vệ sinh da đúng cách, người bệnh cũng cần thực hiện kiên chế độ kiêng khem trong thói quen sinh hoạt, luyện tập hằng ngày

Bệnh nổi mề đay bao lâu thì khỏi? Khi mắc phải cần lưu ý gì và cách điều trị bệnh ra sao để đạt hiệu quả nhanh chóng và tận gốc…? Đây là băn khoăn của rất nhiều người. Để giải đáp những vấn đề này, mời bạn đọc hãy cùng khám phá trong bài viết sau đây với những...

Kiêng thực phẩm cay nóng và chất kích thích: Để giảm các triệu chứng mề đay nên tránh ớt, tiêu, gừng, món ăn quá cay. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giảm đường, muối trong chế độ ăn uống. Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu.... Không nên tiếp xúc với nước quá nóng.

Mề đay là căn bệnh phổ biến với 20% dân số ở mọi độ tuổi có thể mắc phải và khó điều trị dứt điểm. Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc chữa mề đay nổi tiếng của Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc  thu hút sự quan tâm của rất nhiều người vì hiệu quả và an...

Khi đang nổi mề đay, làn da bệnh nhân đã bị tổn thương, dễ nhiễm khuẩn nếu tiếp xúc với gió, bụi bẩn bên ngoài. Vì vậy, người bệnh nên tránh gió. Tuy nhiên, kiêng gió không đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải hoàn toàn ở trong phòng kín, tách biệt với môi trường bên ngoài.

Bệnh mề đay có hai dạng là cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính bệnh tái phát từ vài giờ đến vài ngày là có thể tự thuyên giảm, nhưng nếu để chuyển sang mãn tính, bệnh có thể phát triển nghiêm trọng, nhất là có thể chuyển sang giai đoạn biến chứng với nhiều nguy cơ rủi ro.

Uống rượu bị nổi mề đay là triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Tình trạng này không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Mẹ có thể căn cứ vào nguyên nhân bệnh cũng như cách thức điều trị đang sử dụng để quyết định việc cho bé bú bình thường hay tạm hoãn. Lưu ý tuyệt đối không tự ý dùng thuốc trong thời gian cho con bú để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan