Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Trẻ bị mề đay kiêng gì để bệnh mau khỏi? Đây là thông tin quan trọng các bậc cha mẹ cần phải nắm được để từ đó có phương pháp chăm sóc con em mình tốt nhất. Việc kiêng khem đúng cách sẽ rút ngắn quá trình điều trị, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, giảm thiểu triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Chúng ta cùng lắng nghe chuyên gia da liễu chia sẻ sau đây.

Trẻ bị mề đay kiêng gì?

Tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da khiến trẻ cực kỳ khó chịu từ đó gây ra tình trạng mệt mỏi, quấy khóc, bỏ chơi bỏ ăn… Ngoài việc sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, thói quen sinh hoạt…đều tác động đến quá trình chữa trị bệnh.

Trong thực tế, có nhiều loại thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh và cũng có nhiều loại thực phẩm là nguyên nhân khiến triệu chứng bệnh thêm nặng hơn. Do đó danh sách những việc nên làm và không nên làm được chuyên gia da liễu, lương y bác sĩ Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường chia sẻ sau đây, bạn cần nắm được và áp dụng ngay:

Trẻ nổi mề đay kiêng ăn gì?

Trẻ bị mề đay kiêng gì? Một loạt những thực phẩm không tốt cho bệnh nhân nổi mề đay mẩn ngứa sau đây, mọi người cần ghi nhớ để từ đó lên lại thực đơn ăn uống cho con em mình.

  • Hải sản

Một số loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, sò, mực, ốc…được rất nhiều trẻ em yêu thích tuy nhiên những thực phẩm này có thể khiến tình trạng dị ứng thêm nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do hải sản có chứa quá nhiều chất dinh dưỡng, nhiều chất “lạ” khi được nạp vào cơ thể sẽ kích thích hệ miễn dịch của cơ thể gây dị ứng với dấu hiệu phổ biến như nổi mẩn đỏ, khó thở, đau bụng, tiêu chảy, ngứa, hắt hơi…

Biểu hiện dị ứng hải sản rất nhanh thường chỉ sau khi ăn khoảng 1 giờ thậm chí vài phút. Với trẻ em, hệ miễn dịch còn chưa hoàn chỉnh, vì thế nguy cơ bị ngộ độc hải sản là rất cao đặc biệt là các loại hải sản lạ. Do đó bố mẹ nên lưu ý. Nếu con bị dị ứng hải sản thì cách tốt nhất là tránh xa những thực phẩm này. Còn trong trường hợp con vốn không bị dị ứng ứng hải sản nhưng đang bị dị ứng, nổi mề đay thì đây cũng là món tạm thời không nên ăn.

  • Gia vị cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ

Thường trẻ em sẽ không ăn được các gia vị cay nóng như tiêu, ớt… tuy nhiên vẫn có số ít những đứa trẻ được đào tạo ăn cay từ ngay khi còn nhỏ. Các bậc phụ huynh cần lưu ý, những loại gia vị này sẽ gây tình trạng nóng trong từ đó khiến người bệnh mề đay càng khó chịu, bứt rứt vì triệu chứng ngứa tăng nặng. Do đó trong khoảng thời gian con đang bị mẩn ngứa, tốt nhất các món ăn hàng ngày chúng ta nên loại bỏ các gia vị này đồng thời giảm thiểu các món ăn nhiều dầu mỡ để đảm bảo an toàn cho bé.

  • Thực phẩm quá giàu đạm

Thịt bò có chứa nhiều đạm gây ra tình trạng khó chuyển hóa cũng như khó hấp thụ vào cơ thể non nớt của trẻ. Vì vậy cha mẹ cần chú ý giảm thiểu khẩu phần ăn này đối với bé trong khoảng thời gian đang bị bệnh.

Trẻ bị mề đay kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
Trẻ bị mề đay kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Trẻ bị mề đay có nên kiêng tắm không?

Trong dân gian từ xa xưa đã truyền tai nhau về việc khi bị dị ứng nổi mề đay cần kiêng tắm, kiêng gió để mau khỏi bệnh. Và đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm mọi người cần hiểu rõ.

Khi trẻ bị nổi mề đay đặc biệt trong mùa hè nóng nực, trẻ con hiếu động, vận động liên tục ra nhiều mồ hôi vì vậy việc kiêng tắm có thể là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn bởi bụi bẩn tích tụ trên da không được làm sạch.

Tắm hàng ngày bằng nước ấm, nước không nóng không lạnh, tắm nơi kín gió, vệ sinh thân thể sạch sẽ là điều kiện cần để giúp làn da được sạch sẽ từ đó lỗ chân lông thông thoáng, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trên da.

Bị nổi mề đay có được nằm quạt không?

Người bị nổi mề đay hoàn toàn có thể nằm quạt, quạt mát, tinh thần thoải mái là cách giảm thiểu bệnh nhanh chóng. Trường hợp nhiệt độ nóng 39, 40 độ mà bắt trẻ phải kiêng gió, không được nằm quạt, sự bí bách đó sẽ khiến tình trạng sức khỏe giảm sút, bệnh tình cũng vì thế mà tăng nặng.

Trẻ bị nổi mề đay cần kiêng những gì?

Ngoài việc kiêng ăn uống, người bệnh nổi mề đay nói chung và trẻ bị nổi mề đay nói riêng cần chú ý:

  • Kiêng ánh nắng chiếu trực tiếp lên da bởi tia hồng ngoại của mặt trời chiếu trực tiếp lên da sẽ khiến da thêm tổn thương.
  • Tránh xa những yếu tố là nguyên nhân gây bệnh như phấn hoa, lông động vật, thực phẩm
  • Trong mùa đông khi ra ngoài cần giữ ấm cơ thể
  • Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng thuốc khi không có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa
  • Trẻ nhỏ thường không thể tự kiểm soát tình trạng gãi ngứa, vì vậy việc gãi hoàn toàn có thể gây xước da, rách da khiến bệnh thêm nặng và khó hồi phục. Bố mẹ cần lưu ý để mắt đến con em mình.
  • Trong khoảng thời gian trẻ bị bệnh, tốt nhất không cho trẻ tiếp xúc với các hóa chất mĩ phẩm có trong xà phòng tắm, dầu gội hay mỹ phẩm chăm sóc da.

Trẻ bị nổi mề đay nên ăn gì?

Bên cạnh những yếu tố cần kiêng được bác sĩ chỉ rõ trên đây, chúng ta cùng tìm hiểu một số thực phẩm trẻ nên bổ sung hàng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt kết quả cao.

Thực phẩm giàu vitamin A, C, E

Những loại trái cây, rau củ quả chứa nhiều chất xơ và vitamin A, C, E…tốt cho sức đề kháng và làn da của trẻ nhỏ. Những vitamin này sẽ giúp cơ thể chống chọi được với các loại virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh.

Cha mẹ nên bổ sung cam, chanh, cà rốt, rau bina, bí ngô, cà chua, ổi… vào thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ.

Thực phẩm kháng viêm

Các loại thực phẩm có tác dụng kháng viêm đã được các nhà khoa học nghiên cứu và công bố mọi người không nên bỏ qua bao gồm tỏi, nghệ… 2 gia vị này đóng vai trò quan trọng trong việc kháng viêm, kháng khuẩn, làm lành da từ đó khắc phục tình trạng nổi mẩn ngứa, da bong tróc nhanh chóng.

Bổ sung nước

1,5 – 2 lít nước mỗi ngày bao gồm cả nước canh, nước hoa quả, nước rau… sẽ là lý tưởng cho tất cả mọi người. Việc bổ sung đủ nước sẽ giúp đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài từ đó làm giảm triệu chứng ngứa ngáy do mề đay gây ra.

Kiêng khem đúng cách để ngăn ngừa bệnh
Kiêng khem đúng cách để ngăn ngừa bệnh

Lời khuyên dành cho trẻ khi bị nổi mề đay

Trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ sẽ không ý thức được về tình trạng bệnh cũng như khó có thể kiêng khem đúng cách nếu không có sự giám sát của người lớn. Các bậc phụ huynh cần chú ý:

  • Giúp các con luôn cảm thấy vui vẻ, thoải mái, hãy ở bên cạnh các con để tránh tình trạng trẻ bị quá lo lắng, căng thẳng
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của trẻ
  • Nên cho bé đi ngủ nghỉ đúng giờ
  • Dẫn bé ra ngoài vận động, tập thể dục, chơi các trò chơi để quên đi cơn ngứa, tránh tình trạng gãi mạnh gây trầy xước da
  • Không để trẻ tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh
  • Nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát

Hầu hết các trường hợp nổi mề đay ở trẻ nhỏ thường không quá nghiêm trọng, có thể điều trị tại nhà bằng một số mẹo dân gian kết hợp với thay đổi chế độ dinh dưỡng, nắm rõ vấn đề trẻ bị mề đay nên ăn gì, kiêng gì. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể cần đến sự can thiệp của một số loại thuốc đặc trị.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan

Mẹ có thể căn cứ vào nguyên nhân bệnh cũng như cách thức điều trị đang sử dụng để quyết định việc cho bé bú bình thường hay tạm hoãn. Lưu ý tuyệt đối không tự ý dùng thuốc trong thời gian cho con bú để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Khi đang nổi mề đay, làn da bệnh nhân đã bị tổn thương, dễ nhiễm khuẩn nếu tiếp xúc với gió, bụi bẩn bên ngoài. Vì vậy, người bệnh nên tránh gió. Tuy nhiên, kiêng gió không đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải hoàn toàn ở trong phòng kín, tách biệt với môi trường bên ngoài.

Nổi mề đay có thể tắm tuy nhiên cần lựa chọn cách vệ sinh da đúng cách, người bệnh cũng cần thực hiện kiên chế độ kiêng khem trong thói quen sinh hoạt, luyện tập hằng ngày

Dựa trên nguyên tắc điều trị mề đay trong Đông y, trong dân gian lưu truyền rất nhiều các loại lá tắm có thể sử dụng cho bé bị nổi mề đay tắm. Bạn có thể tham khảo: lá trầu không, trà xanh, kinh giới...

Uống rượu bị nổi mề đay là triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Tình trạng này không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Bệnh nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Kiêng thực phẩm cay nóng và chất kích thích: Để giảm các triệu chứng mề đay nên tránh ớt, tiêu, gừng, món ăn quá cay. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giảm đường, muối trong chế độ ăn uống. Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu.... Không nên tiếp xúc với nước quá nóng.

Mề đay là căn bệnh phổ biến với 20% dân số ở mọi độ tuổi có thể mắc phải và khó điều trị dứt điểm. Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc chữa mề đay nổi tiếng của Trung tâm Thuốc dân tộc. Bài thuốc  thu hút sự quan tâm của rất nhiều người vì hiệu quả và an...

Bệnh mề đay có hai dạng là cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính bệnh tái phát từ vài giờ đến vài ngày là có thể tự thuyên giảm, nhưng nếu để chuyển sang mãn tính, bệnh có thể phát triển nghiêm trọng, nhất là có thể chuyển sang giai đoạn biến chứng với nhiều nguy cơ rủi ro.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan