Tập gym giúp kiểm soát vóc dáng, cải thiện sức khỏe xương khớp cũng như sức khỏe của toàn bộ cơ thể. Vậy, với bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có tập gym được không? Nếu có thì đâu là các bài tập phù hợp với đối tượng này cùng các lưu ý khi tập là gì?
Thoát vị đĩa đệm có tập gym được không?
Thoát vị đĩa đệm là thuật ngữ y khoa chỉ tình trạng đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống bị lệch khỏi vị trí ban đầu hoặc thậm chí tràn ra ngoài. Khi đó, chúng làm tăng áp lực đè nén lên cột sống đồng thời chèn ép các dây thần kinh, mô mềm xung quanh gây cảm giác đau nhức, khó chịu.
Người mắc thoát vị đĩa đệm thường gặp nhiều khó khăn trong việc vận động, sinh hoạt. Do đó, nhiều người bệnh có thắc mắc liệu bị thoát vị đĩa đệm có tập gym được không?
Theo các chuyên gia, gym là bộ môn thể thao giúp rèn luyện thể chất với nhiều bài tập khác nhau. Người tập gym có thể kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa tình trạng béo phì – là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thoái hóa cột sống và khởi phát thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, đáp án có câu hỏi bị thoát vị đĩa đệm nên tập gym không là có.
Ngoài việc giúp kiểm soát cân nặng, khi tập gym người bệnh còn nhận được nhiều lợi ích sau:
- Giúp xương khớp dẻo dai, linh hoạt từ đó cải thiện khả năng vận động.
- Kiên trì thực hiện các bài tập giúp người bệnh giảm bớt một phần đau đớn.
- Giúp tăng cường lưu thông máu cung cấp oxy, dưỡng chất đi nuôi các bộ phận trên cơ thể.
- Giúp người bệnh có tâm lý thoải mái đồng thời củng cố sức mạnh xương khớp từ đó tăng khả năng chống chọi với bệnh tật.
Các bài tập Gym cho người bị thoát vị đĩa đệm?
Tập gym mang lại nhiều lợi ích cho người bị thoát vị đĩa đệm tuy nhiên điều này chỉ đúng nếu người bệnh lựa chọn được các bài tập phù hợp. Bởi lẽ, trong giai đoạn mắc bệnh, cột sống và đĩa đệm bị tổn thương và có thể không đáp ứng được yêu cầu của một số bài tập. Nếu vô tình thực hiện phải những bài tập này sẽ khiến tình trạng bệnh trở nặng.
Một số bài tập gym phù hợp với người bệnh thoát vị đĩa đệm là.
Bài tập Dead Bug
Bài tập Dead Bug có cường độ nhẹ, thường được sử dụng trong bước khởi động và làm nóng các cơ. Bài tập này sẽ tác động vật lý vào cơ lưng, mông, cổ và vai gáy từ đó giúp làm bớt các cơn đau.
Cách thức thực hiện bài tập Dead Bug như sau:
- Người bệnh nằm ngửa trên sàn đồng thời đặt một chiếc khăn dưới vùng thắt lưng để tạo độ cong tự nhiên.
- Tiếp theo, người bệnh từ từ nâng hai chân, tay lên khỏi mặt sàn song song với thực hiện siết chặt cơ bụng.
- Người bệnh đổi tư thế, co chân lại và đưa tay lên sao đó hai tay và hai đùi tạo với mặt sàn một góc 90 độ.
- Sau đó, người bệnh hạ chân phải, tay trái xuống song song với sàn nhà (tay trái hạ theo hướng qua đầu).
- Người bệnh giữ tư thể này không vòng 5 giây rồi thực hiện tương tự với bên còn lại, mỗi bên khoảng 10 lần.
Bài tập Bird Dog
Bài tập Bird Dog có khả năng giúp cải thiện độ chắc khỏe, dẻo dai của xương khớp đồng thời giúp giữ thăng bằng cho cơ thể.
Các bước thực hiện bài tập Bird Dog như sau:
- Người bệnh quỳ trên sàn, lòng bàn tay chống xuống sàn, người đưa về phía trước.
- Tiếp theo, người bệnh đưa chân trái ra phía sau, tay phải đưa về phía trước sao cho song song với mặt sàn.
- Người bệnh giữ nguyên tư thế này trong vòng 5 giây sau đó thực hiện tương tự với bên còn lại và duy trì bài tập trong vòng 2 phút.
Bài tập Hip Hinge
Hip Hinge là bài tập khá nhẹ nhàng, có tác dụng cố định lưng luôn thẳng từ đó giữ cấu trúc cột sống ổn định. Đồng thời bài tập còn giúp ngăn ngừa quá trình thoái hóa cột sống và cải thiện sức khỏe xương khớp.
Hướng dẫn thực hiện bài tập Hip Hinge như sau:
- Người bệnh đứng thẳng lưng đồng thời hai chân mở rộng bằng vai.
- Tiếp theo, người bệnh lấy một cây gậy đặt thẳng dọc theo sống lưng, hai tay nắm ở hai đầu của phần trên và dưới của gậy.
- Sau đó, người bệnh nhẹ nhàng cúi người xuống, đầu gối cong nhẹ, người ngả về phía trước đồng thời mông đẩy nhẹ ra sau rồi trở về tư thế ban đầu.
- Người bệnh giữ mông, lưng, đầu chạm vào gậy trong suốt quá trình luyện tập và thực hiện lặp lại động tác khoảng 35 – 40 lần.
Bài tập Push pull
Bài tập thoát vị đĩa đệm này có tác dụng giúp người tập kiểm soát được quá trình di chuyển của cột sống từ đó thuận tiện hơn trong việc trị bệnh.
Các bước thực hiện bài tập Push pull như sau:
- Người tập chuẩn bị một sợi dây đã được cố định chắc chắn, hai tay giữ chắc sợi dây để ngang ngực.
- Tiếp theo, người bệnh giữ tư thế đứng thẳng người, 2 chân rộng bằng vai và cố gắng gồng cơ bụng.
- Sau đó, người bệnh đưa 2 tay ra phía trước và tạo một lực giữ nguyên tư thế này trong khoảng 5 giây.
- Người bệnh thực hiện lặp lại các động tác vừa rồi từ 35- 40 lần khi luyện tập.
Lưu ý khi tập Gym với người bị thoát vị đĩa đệm
Tập gym được xem như một bài tập bổ trợ giúp cải thiện sức khỏe và rút ngắn thời gian điều trị. Dù vậy, người bệnh cũng cần tuân thủ đúng các lưu ý trong quá trình điều trị nhằm giúp việc tập gym đạt được đúng hiệu quả như mong muốn.
Cụ thể, một số lưu ý dành cho người tập gym khi bị thoát vị đĩa đệm như sau:
- Với người mới nên bắt đầu bằng các bài tập nhẹ nhàng, thực hiện khởi động kỹ trước khi tập để đảm bảo an toàn.
- Nên thực hiện cùng huấn luyện viên để chắc chắn đã tập đúng các động tác. Đồng thời, huấn luyện viên cũng giúp người bệnh lên liệu trình tập luyện đúng đắn với cường độ phù hợp.
- Người bệnh chỉ nên luyện tập các bài tập nhẹ hoặc trung bình và tập luyện ở mức độ vừa phải.
- Tránh thực hiện các bài tập có cường độ mạnh hoặc tác động trực tiếp lên cột sống như các bài tập cúi người, hạ lưng, tập tạ, squat…
- Với người bị thoát vị đĩa đệm, thời gian luyện tập chỉ nên dao động trong khoảng từ 20 – 30 phút.
- Chỉ nên tập gym trong giai đoạn thoát vị đĩa đệm đã ổn định, chỉ xuất hiện các cơn đau nhẹ, âm ỉ.
- Kết hợp luyện tập với xây dựng chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ.
- Tìm hiểu thoát vị đĩa đệm nên ăn gì từ đó xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ăn đúng bữa giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ thúc đẩy bệnh nhanh chóng phục hồi.
- Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích có hại khác làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe xương khớp và hiệu quả điều trị.
- Không mang, vác vật nặng, tránh để cơ thể stress, mệt mỏi, căng thẳng kéo dài.
- Trong quá trình tập luyện, nếu người bệnh thấy cơn đau do thoát vị đĩa đệm có xu hướng dữ dội hơn hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường khác thì cần dừng việc tập luyện và đến các cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra.
- Bài tập gym giúp hỗ trợ phục hồi chức năng đĩa đệm đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài.
Hiện nay có rất nhiều giải pháp giúp điều trị, khắc phục tình trạng thoát vị địa đệm cho kết quả tích cực và tập luyện thể dục thể thao cũng là một trong số đó. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hỗ trợ cải thiện triệu chứng, giúp xương khớp dẻo dai hơn chứ không mang lại hiệu quả trị bệnh triệt để. Vì vậy, người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để xác định chính xác tình trạng bệnh tình cũng như biết mình nên và không nên làm gì thì tốt nhất cho sức khỏe.
Như vậy, bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc đáp án cho thắc mắc thoát vị đĩa đệm có tập gym được không cùng các vấn đề liên quan. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn đọc có thêm các kiến thức hữu ích để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!