Thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không có lẽ là thắc mắc chung của hầu hết người bệnh. Nhiều người nghĩ rằng việc nằm nghỉ ngơi nhiều sẽ tốt cho quá trình điều trị. Thực tế, liệu có phải như thế không? Chúng ta hãy cùng giải đáp câu hỏi đó qua bài viết dưới đây của Tạp chí Đông y.
Bị thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không?
“Bị thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không?” Theo chia sẻ của bác sĩ:
“Người bị thoái hóa, thoát vị tuyệt đối không nên nằm nhiều. Nhiều người nghĩ khi bị bệnh nghỉ ngơi càng lâu càng tốt tuy nhiên điều này hoàn toàn sai.
Nằm nhiều, lười vận động sẽ khiến cột sống bị yếu, các cơ bị teo, sức mạnh cơ khớp cột sống sẽ giảm khoảng 30% nếu bạn nằm liên tục 1 tuần. Đó là nguyên nhân khiến bệnh thoát vị đĩa đệm thêm nặng hơn.
Không chỉ vậy, tình trạng này còn gây ảnh hưởng đến việc lưu thông khí huyết, dẫn đến táo bón, thần kinh căng thẳng, lo âu…tác động tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần.
Vì vậy với câu hỏi người bị thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không, câu trả lời là hoàn toàn không. Chúng ta chỉ nên nằm nghỉ ngơi khi cơn đau tái phát mà thôi.”
Một vài lợi ích của việc vận động nhịp nhàng đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm mọi người tham khảo để hiểu cụ thể hơn:
- Cột sống linh hoạt, dẻo dai: Cử động nhiều giúp xương khớp linh hoạt, giảm tê nhức, cứng khớp và tăng cường tuần hoàn máu.
- Xương khớp chắc khỏe: Vận động thường xuyên làm giảm áp lực lên xương, ngăn ngừa loãng xương và cải thiện những tổn thương trên khớp.
- Tăng dưỡng chất cho đốt sống: Vận động giúp tuần hoàn máu diễn ra trơn tru, nên việc vận chuyển các chất dinh dưỡng đến đốt sống được dễ dàng và nhanh chóng hơn, giúp nuôi dưỡng cột sống được khỏe mạnh hơn.
- Kiểm soát cân nặng: Béo phì khiến xương phải chịu áp lực rất lớn. Việc vận động nhiều sẽ giúp cải thiện tình trạng này, giúp kiểm soát cân nặng tốt. Trong khi đó, nằm nhiều sẽ khiến tăng nguy cơ bị béo phì.
- Đào thải độc tố: Quá trình hoạt động, tập thể dục sẽ giúp tuyến mồ hôi làm việc hiệu quả. Từ đó, những độc tố cũng được đi ra ngoài cơ thể. Người bệnh sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh, làn da được cải thiện hơn.
- Cải thiện sức khỏe: Vận động, chơi thể thao giúp cơ thể dẻo dai hơn, tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh tật.
Tóm lại, người mắc thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống không nên nằm nhiều, mà nên thường xuyên vận động, tập thể dục, thể thao với cường độ vừa phải, phù hợp với sức khỏe. Việc nằm nghỉ ngơi vẫn được chỉ định khi bị đau nhức, và được bác sĩ yêu cầu. Ngoài thời gian ngủ tiêu chuẩn là 8 tiếng, người bệnh chỉ nên nằm nghỉ ngơi 1-2 tiếng mỗi ngày, chia nhỏ thành nhiều lần.
Bị thoát vị đĩa đệm có nằm đệm được không?
Liên quan đến việc nằm nghỉ, người bệnh thoát vị đĩa đệm có nằm đệm được không cũng là thắc mắc của nhiều người. Theo các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân nên nằm đệm nhưng cần lưu ý lựa chọn loại đệm phù hợp với tình trạng của mình:
Độ cứng và mềm của đệm: Không nên nằm đệm quá cứng hoặc quá mềm vì
- Đệm cứng dễ khiến cột sống của chúng ta bị cong vẹo. Hai vùng tiếp xúc với đệm là vai và hông sẽ bị đau mỏi.
- Đệm mềm vì sẽ làm cột sống không được nâng đỡ, lâu dần sẽ bị cong.
Bởi vậy, người bệnh nên lựa chọn loại đệm vừa phải để giữ một cột sống khỏe mạnh, dẻo dai.
Chất liệu của đệm:
Đệm cho người bị thoát vị đĩa đệm phải có chất liệu đàn hồi tốt, phù hợp với cột sống lưng. Hiện nay, trên thị trường có đệm bông ép, lò xo và cao su. Đệm cao su nhân tạo hoặc tự nhiên thường được người bệnh lựa chọn vì êm ái giúp cột sống được nâng đỡ một cách tốt nhất.
Người bệnh nên lựa chọn một số loại nệm cao su của thương hiệu uy tín như: Kymdan, Everon, Dunlopillo, Nệm Liên Á, Vạn Thành,… để sử dụng đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình trị thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm nằm võng có được không?
Nằm võng là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, nếu bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên hạn chế tư thế nằm này.
Thói quen nằm võng sẽ làm sai lệch cấu trúc tự nhiên của đốt sống, làm cột sống thắt lưng cong vẹo. Lâu dần tư thế nằm này gây đau mỏi, tê nhức và cơn đau có thể lan rộng ra các vùng xương khác. Nằm võng còn khiến cơ thể bị bó hẹp ở vị trí nằm cao đầu, chân cao, ngực bị ép nên ảnh hưởng đến cơ quan hô hấp, gây thiếu oxy não.
Vậy nên, chúng ta chỉ nên nằm võng ở những giấc ngủ ngắn như ngủ trưa và tuyệt đối không nằm ở tư thế này khi ngủ dài như ngủ ban đêm.
Những tư thế tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm
Nằm nghỉ ngơi đúng tư thế sẽ đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Người bệnh cần tham khảo những tư thế nằm sau:
- Nằm nghiêng, co gối: Bạn nằm nghiêng người sang một bên, hai tay thả lỏng, hai chân co lên trước phần ngực. Tư thế này hiệu quả với người mắc thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng.
- Nằm sấp, kê gối dưới bụng: Nằm sấp người xuống, để tay và chân thả lỏng thoải mái, để một cái gối kê ở dưới bụng. Cách nằm này giúp xương sống được thẳng, không bị cong vẹo, có hiệu quả tích cực với bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Chú ý: Không nên giữ kiểu nằm trên trong thời gian quá lâu (3 – 4 tiếng) để không làm ảnh hưởng đến tim và phổi.
- Nằm nghiêng, để gối giữa hai chân: Thực hiện giống tư thế nằm nghiêng, co gối. Điểm khác là bạn cần dùng thêm một cái gối kê giữa hai chân. Kiểu tư thế này sẽ mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu cho người bệnh.
- Nằm ngửa, kê thêm gối dưới chân: Bạn nằm ngửa, hai tay và chân để thả lỏng. Tiếp đó, bạn sử dụng gối để kê đầu, cổ và dưới đầu gối. Tư thế nằm này giúp giảm áp lực và cân bằng cột sống, đồng thời còn giúp điều chỉnh đường cong chữ S tự nhiên của cơ thể.
Những lưu ý trong điều trị thoát vị đĩa đệm
Nằm nghỉ ngơi đúng cách với thời gian hợp lý giúp người bệnh giảm đau nhức, tê bì xương khớp, cải thiện cột sống thắt lưng hiệu quả. Bên cạnh việc nằm nghỉ ngơi đúng cách, bạn đọc cần lưu ý một số điều sau để thoát vị đĩa đệm nhanh bình phục hơn:
- Điều chỉnh thực đơn:
Bệnh nhân nên ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin D, C, canxi và Omega 3 có trong cá hồi, gấc, dầu ô liu, trái cây… Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Cần hạn chế dùng đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn như snack, khoai tây chiên, gà rán… Không dùng rượu, bia, thuốc lá, và những đồ uống chứa nhiều caffein như trà, cà phê…
- Tập thể dục và chơi thể thao với cường độ và tần suất hợp lý giúp tăng cường sự chắc khỏe xương khớp. Chúng ta nên bơi lội, yoga, thái cực quyền, ngoài ra có thể đạp xe, chạy bộ, đi bộ khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày.
- Hoạt động đúng tư thế
Điều chỉnh tư thế thẳng lưng, đầu cúi vừa phải khi ngồi làm việc, đi lại không gù lưng, nghiêng cổ về phía trước để giữ cột sống luôn dẻo dai, khỏe mạnh. Không mang vác nặng và vận động mạnh trong thời gian kéo dài.
- Giữ cân nặng hợp lý, không để cơ thể bị thừa cân, béo phì.
- Khi nằm, dùng gối và đệm có độ đàn hồi tốt, chất lượng cao
- Sống lành mạnh, tránh thức khuya, nghỉ ngơi với tần suất phù hợp để giảm căng thẳng, làm tinh thần luôn luôn thoải mái, yêu đời.
- Đi trị liệu xoa bóp, massage thường xuyên để lưu thông khí huyết, giãn cơ hiệu quả.
- Khi có dấu hiệu bệnh, bạn cần đi khám bác sĩ để tham khảo phác đồ điều trị, và tuân thủ chỉ dẫn đã được đặt ra.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc trả lời thắc mắc thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều hay không. Việc nằm nghỉ ngơi kết hợp với vận động hợp lý sẽ giúp quá trình điều trị bệnh được hiệu quả. Tuy nhiên bài viết chỉ có giá trị tham khảo, bạn vẫn nên thăm khám tại bệnh viện để được kê thuốc, và phẫu thuật trong trường hợp cần thiết.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!