Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi là tình trạng không hiếm thấy ở những bệnh nhân mắc căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới quý độc giả những thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục chứng mệt mỏi do trào ngược dạ dày gây ra.

Tại sao trào ngược dạ dày gây mệt mỏi?

Trào ngược dạ dày là tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới làm việc không hiệu quả, dẫn tới dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra những triệu chứng khó chịu và tổn thương cho thực quản.

Mệt mỏi là tình trạng người bị bệnh trào ngược dạ dày thường gặp phải
Mệt mỏi là tình trạng người bị bệnh trào ngược dạ dày thường gặp phải

Bệnh trào ngược dạ dày nếu không được quan tâm đúng mức và điều trị kịp thời sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh, trong đó có vấn đề mệt mỏi thường xuyên. Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi do nhiều nguyên nhân như:

Mệt mỏi do tác dụng phụ của thuốc điều trị trào ngược dạ dày

Mệt mỏi là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi điều trị trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc Tây. Người bệnh sử dụng các thuốc kháng thụ thể histamin hay các thuốc ức chế bơm proton điều trị trào ngược dạ dày là nguyên nhân gây ra mệt mỏi, đặc biệt là khi sử dụng sai liều lượng.

Đặc biệt, trong trường hợp bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Mệt mỏi có thể do tác dụng phụ của thuốc trào ngược dạ dày
Mệt mỏi có thể do tác dụng phụ của thuốc trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày gây 1 số triệu chứng mệt mỏi

Một trong những biến chứng nghiêm trọng của trào ngược dạ dày là viêm thực quản ăn mòn, dẫn đến chảy máu mãn tính. Bệnh khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi kéo và thiếu máu.

Bên cạnh đó, buồn nôn là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày. Triệu chứng này không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà khi người bệnh bị quấy rầy bởi những cơn buồn nôn liên tục sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi.

Buồn nôn khi trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân gây ra mệt mỏi
Buồn nôn khi trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân gây ra mệt mỏi

Ngoài ra, mệt mỏi do trào ngược dạ dày có thể xuất phát từ đau lưng. Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng đau lưng cho người bệnh. Có thể là do tư thế nằm kê cao gối giúp hạn chế trào ngược khi ngủ nhưng lại gây căng thẳng cho dây thần kinh ở lưng và vai gáy. Đau lưng cũng có thể gây ra do dây thần kinh ở vai và lưng trên bị tổn thương khi axit dạ dày bị đẩy ngược lên cổ họng hoặc do biến chứng dạ dày gây thoái hóa cột sống.

Nguyên nhân khác gây tình trạng mệt mỏi

Bệnh nhân cũng có thể mệt mỏi vì mất ngủ khi chứng trào ngược axit hành hạ vào ban đêm. Ngoài ra, khi axit dạ dày trào ngược lên trên có thể gây ra viêm họng hay viêm miệng, dẫn đến sốt. Trào ngược dạ dày gây sốt là tình trạng hiếm gặp và thường không nặng nhưng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mệt mỏi cho người bệnh.

Mệt mỏi do trào ngược dạ dày gây sốt vào ban đêm
Mệt mỏi do trào ngược dạ dày gây sốt vào ban đêm

Khi Nào Cần Gặp Bác Sĩ?

Mệt mỏi do trào ngược dạ dày thường đi kèm với các triệu chứng khác như:

  • Ợ nóng: Đây là cảm giác nóng rát lan từ ngực lên cổ họng.
  • Ợ chua: Vị chua hoặc đắng trong miệng do axit dạ dày trào ngược.
  • Khó nuốt: Bạn sẽ có cảm giác thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng.
  • Đau ngực: Hiện tượng này là cảm giác đau hoặc khó chịu ở vùng ngực.
  • Ho khan: Ho kéo dài không rõ nguyên nhân, đặc biệt là vào ban đêm.

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng trào ngược dạ dày kèm theo mệt mỏi kéo dài và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây mệt mỏi và loại trừ các bệnh lý khác.

Chẩn đoán

Việc chẩn đoán trào ngược dạ dày gây mệt mỏi đòi hỏi sự kết hợp của các phương pháp khác nhau:

  • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, các triệu chứng bạn đang gặp phải và tiến hành khám sức khỏe tổng quát.
  • Nội soi dạ dày thực quản: Đây là phương pháp chính xác nhất để chẩn đoán trào ngược dạ dày. Bác sĩ sẽ đưa một ống soi mềm có gắn camera qua miệng để quan sát trực tiếp thực quản và dạ dày.
  • Đo pH thực quản: Phương pháp này giúp đo lường mức độ axit trong thực quản, từ đó xác định mức độ trào ngược.
  • Kiểm tra khả năng vận động thực quản: Đánh giá sự co bóp của thực quản, giúp xác định nguyên nhân gây mêt mỏi khi bị trào ngược dạ dày đến từ đâu.

Việc chẩn đoán sớm và chính xác là rất quan trọng để có thể điều trị hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Cách khắc phục tình trạng mệt mỏi do trào ngược dạ dày

Sau khi đã xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng mệt mỏi do trào ngược dạ dày, người bệnh có thể lựa chọn một hoặc kết hợp các biện pháp dưới đây để khắc phục tình trạng này.

Điều chỉnh việc sử dụng thuốc Tây

Như đã nói ở trên, mệt mỏi là tác dụng phụ rất phổ biến khi sử dụng thuốc Tây điều trị trào ngược dạ dày. Vì vậy, bệnh nhân cần hết sức lưu ý chỉ sử dụng thuốc khi được bác sĩ kê đơn và dùng thuốc theo đúng liều lượng được chỉ định.

Nếu bị mệt mỏi thường xuyên khi sử dụng thuốc, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn và có điều chỉnh kịp thời.

Sử dụng thảo mộc tự nhiên

Nếu tình trạng trào ngược dạ dày gây mệt mỏi chỉ ở mức độ nhẹ, sử dụng thảo mộc tự nhiên sẽ rất có ích. Một số loại thảo mộc tự nhiên như nghệ, gừng, nha đam có tác dụng hỗ trợ điều trị, giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày và cảm thấy khỏe khoắn hơn.

Hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày bằng nghệ
Hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày bằng nghệ

  • Sử dụng nghệ: Với nghệ, bạn có thể kết hợp bột nghệ tươi và mật ong theo tỷ lệ 2:1, tạo thành hỗn hợp sệt rồi nặn thành những viên nhỏ. Cho vào lọ thủy tinh, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng. Mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3 viên.
  • Nha đam: Với nha đam, bạn có thể sử dụng nước uống trước bữa ăn khoảng 20 phút. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch, lột vỏ nha đam, lấy phần gel bên trong xay với nước và thêm đường (nếu thích) rồi dùng.
  • Gừng: Gừng kết hợp với giấm táo là một bài thuốc thảo mộc hữu hiệu khác. Nguyên liệu bao gồm: 500g gừng, 250ml giấm táo và 50g đường. Cho đường vào giấm táo đun sôi rồi để nguội. Gừng cạo vỏ, thái lát mỏng đem ngâm nước muối 5 phút rồi cho vào ngâm cùng giấm trong lọ thủy tinh khoảng 1 tuần. Sử dụng bằng cách lấy một chút gừng ra ngậm trước mỗi bữa ăn.

Xây dựng lối sống và thói quen ăn uống lành mạnh

Xây dựng lối sống lành mạnh; ăn uống điều độ, khoa học không chỉ giúp cải thiện đáng kể tình trạng trào ngược dạ dày gây mệt mỏi mà còn là yếu tố quyết định tới kết quả điều trị bệnh. Người bị trào ngược dạ dày cần lưu ý những điều sau trong sinh hoạt để có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này:

  • Không ăn quá no, không để bụng quá đói, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để bảo vệ tốt nhất cho dạ dày.
  • Không nằm hoặc vận động mạnh ngay sau bữa ăn.
  • Tăng cường rau xanh, hoa quả không chua trong chế độ dinh dưỡng. Hạn chế tối đa thực phẩm chua cay, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, thực phẩm chứa các chất kích thích và đồ ăn nhanh.
  • Uống nhiều nước, chia thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Hạn chế thức khuya.
  • Giữ cho tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái. Tinh thần là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến bệnh dạ dày.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 15-30 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khỏe khoắn và thuyên giảm các triệu chứng của bệnh.

Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi thường xuyên không chỉ ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống mà còn có thể là biểu hiện bệnh tiến triển nặng. Khi điều này xảy ra, bệnh nhân cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp, tránh để lại hậu quả đáng tiếc.

Click đọc ngay


Top địa chỉ phòng khám Trào Ngược Dạ Dày Gây Mệt Mỏi


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan