Đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi là triệu chứng xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe như rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, viêm tai giữa cấp, mãn tính… Vậy cụ thể đây là biểu hiện của bệnh lý gì? Những tình trạng này có nguy hiểm không?
Đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi là tình trạng thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là ở lứa tuổi trung niên và nữ thường nhiều hơn nam. Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng đau đầu kèm mệt mỏi, chóng mặt, mất thăng bằng nên đi không vững, buồn nôn, nôn... Những triệu chứng này có xu hướng tăng khi người bệnh quay đầu hoặc thay đổi tư thế. Tình trạng này có thể là dấu hiệu thường gặp của một số bệnh lý như:
- Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: Đây là bệnh lý mà tình trạng chóng mặt xuất hiện đột ngột khi thay đổi tư thế, kéo dài trong vài giây. Tình trạng này chiếm khoảng 30% các trường hợp chóng mặt.
- Bệnh Meniere: Bệnh lý này chủ yếu xuất hiện ở những người gặp vấn đề về căng thẳng tâm lý, do mất thăng bằng áp lực tai trong. Bệnh Meniere thường xuất hiện các cơn chóng mặt kéo dài trong khoảng từ 5 phút đến 5 giờ. Người bệnh có thể cảm thấy bị suy giảm thính lực và ù tai trước khi bị chóng mặt, kèm theo triệu chứng buồn nôn và nôn.
- Viêm dây thần kinh tiền đình: Tình trạng này có thể do virus Zona, quai bị hoặc thủy đậu gây liệt dây thần kinh tiền đình, từ đó dẫn tới triệu chứng chóng mặt đột ngột, kéo dài trong thời gian từ vài giờ đến vài tháng nhưng không gây rối loạn thính lực.
- Thiểu năng tuần hoàn não: Bệnh thiểu năng tuần hoàn não xuất hiện khi lượng máu lên não không đủ, khiến các dưỡng chất và lượng oxy cung cấp cho não bị giảm. Bệnh lý này có thể do xơ vữa động mạch, thoái hóa đốt sống, thiếu máu, các bệnh về tim... gây ra.
- Hạ huyết áp tư thế: Khi người bệnh đứng lên, máu được đưa về vùng chân bởi lực hấp dẫn, gây hạ huyết áp vì lượng máu lưu thông trở lại tim bị giảm sút. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do các vấn đề về tim mạch, bị mắc các bệnh lý về nội tiết, bị mất nước...
- Nhức đầu Migraine: Nhức đầu Migraine gây ra chứng đau đầu theo từng cơn, kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, kèm theo một số triệu chứng như ù tai, chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt, nói khó, tê buốt da đầu… Một số nguyên nhân gây ra bệnh như căng thẳng, mất ngủ, chấn thương đầu, thay đổi thời tiết, sử dụng chất kích thích.
- Bệnh Parkinson: Bệnh lý này xảy ra khi các chất dẫn truyền thần kinh dopamine bị giảm sút. Người bệnh sẽ gặp phải một số biểu hiện như run tay, mất thăng bằng, chóng mặt, cứng khớp, nhức đầu, mất dần khả năng ghi nhớ...
- Bệnh giang mai thần kinh: Đây là bệnh lý do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra và có thể lây truyền qua đường tình dục. Một số biểu hiện thường gặp của bệnh lý này là bị điếc, bị mù mắt, mất trí, liệt vận động, đột quỵ...
- Một số bệnh lý khác như: Dị dạng tai trong, viêm tai giữa cấp và mạn tính, rối loạn thị giác, u dây thần kinh tiền đình, nhồi máu tiểu não, u tiểu não...
Tình trạng đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi nguy hiểm không?
Thông thường, tình trạng này được gọi là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, các cơn chóng mặt sẽ kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần rồi sau đó tự hết. Tuy nhiên, hiện tượng buồn nôn chóng mặt sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Điều này khiến bệnh nhân không thể tập trung làm việc vì cơ thể lúc nào cũng cảm thấy choáng váng, nôn nao.
Nghiêm trọng hơn, trong một số trường hợp tình trạng này cứ kéo dài và không thuyên giảm thì người bệnh có thể đang gặp phải một số bệnh lý nguy hiểm về thần kinh như xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp khẩn cấp. Trong những trường hợp này, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh lý và điều trị kịp thời.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và mệt mỏi thường gặp, nhưng cần đi khám bác sĩ ngay khi:
- Đau đầu dữ dội và đột ngột
- Chóng mặt nghiêm trọng kèm theo mất thăng bằng hoặc ngất
- Buồn nôn và nôn kéo dài trên 24 giờ
- Tình trạng mệt mỏi dai dẳng không rõ nguyên nhân
- Các triệu chứng thần kinh bất thường (sốt cao, co giật, yếu liệt, nói khó, nhìn mờ, thay đổi nhận thức)
Ngoài ra, nên đi khám nếu:
- Các triệu chứng gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống
- Các triệu chứng không thuyên giảm sau khi tự chăm sóc tại nhà
- Có tiền sử bệnh lý mãn tính
- Đang mang thai hoặc cho con bú
Cách chẩn đoán bệnh chính xác
Chẩn đoán nguyên nhân của các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và mệt mỏi đòi hỏi quy trình kết hợp:
Đánh giá lâm sàng:
- Hỏi bệnh: Bác sĩ sẽ thu thập thông tin về đặc điểm triệu chứng, tiền sử bệnh, lối sống và các yếu tố liên quan khác.
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát, đánh giá các dấu hiệu sinh tồn, khám thần kinh, tai mũi họng và các hệ cơ quan khác nếu cần.
Xét nghiệm cận lâm sàng:
- Xét nghiệm máu: Công thức máu, sinh hóa máu, xét nghiệm hormone, marker viêm, marker ung thư...
- Chẩn đoán hình ảnh: X-quang, CT scan, MRI, siêu âm Doppler mạch máu não...
- Xét nghiệm chuyên biệt khác: Đo thính lực, nội soi tai mũi họng, các xét nghiệm chức năng thần kinh...
Sau khi phân tích kết quả, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán phân biệt để loại trừ các bệnh lý khác và đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân gây ra các triệu chứng, từ đó đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.
Cách điều trị đau đầu kèm chóng mặt
Với tình trạng đau đầu chóng mặt lành tính, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo đơn giản để giảm triệu chứng này. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên đi khám để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị theo những phương pháp riêng.
Các mẹo đơn giản
Để khắc phục tình trạng đau đầu chóng mặt ngay lập tức, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả vô cùng cao. Tham khảo một số mẹo giúp điều trị tình trạng đau đầu chóng mặt đơn giản tại nhà sau đây:
- Hít thở sâu: Đây là phương pháp giúp cung cấp đủ lượng oxy lên não, giúp bạn tỉnh táo trở lại. Vì vậy, khi cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi... hãy ngồi xuống, hít thở thật sâu và thư giãn. Phương pháp này sẽ giúp chữa chóng mặt buồn nôn tại nhà hiệu quả, bạn nên thực hiện.
- Bấm huyệt thái dương: Huyệt thái dương là huyệt khá quen thuộc với chúng ta, bởi khi bị đau nhức đầu thì cần day ấn huyệt này để giảm đau. Phương pháp này giúp tăng cường lưu thông máu, giúp não bộ tỉnh táo, xua tan cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Vì vậy, khi bị đau đầu chóng mặt buồn nôn và mệt mỏi, người bệnh có thể dùng tay day tròn quanh huyệt để cải thiện các cơn đau.
- Xông tinh dầu bạc hà: Tinh dầu cũng là phương pháp chữa đau đầu cùng buồn nôn, chóng mặt vô cùng hiệu quả. Phương pháp điều trị này vô cùng an toàn, giá cả phải chăng nên được rất nhiều người ưa chuộng. Bạn có thể ngửi trực tiếp tinh dầu bạc hà, dùng máy xông tinh dầu hoặc thực hiện liệu pháp massage để đẩy lùi tình trạng đau đầu buồn nôn mệt mỏi.
- Uống trà gừng: Trà gừng là phương thức trị đau đầu chóng mặt hiệu quả được nhiều người truyền tai nhau áp dụng. Gừng có tác dụng giúp máu lưu thông lên não tốt hơn, đồng thời cũng giúp giảm triệu chứng chóng mặt nhanh chóng. Vì vậy, người bệnh có thể cho gừng tươi vào nước nóng, gia giảm thêm đường cho vừa miệng rồi uống, triệu chứng đau đầu chóng mặt buồn nôn sẽ giảm ngay tức thì. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm một ít mật ong vào trong trà gừng để giảm bớt vị đắng khi uống.
Phương pháp Tây y
Sử dụng thuốc Tây sẽ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng đau đầu buồn nôn chóng mặt, song, thuốc Tây luôn tiềm ẩn các tác dụng phụ. Chính vì vậy, bệnh nhân nên đi thăm khám và được bác sĩ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Trong quá trình sử dụng, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo liều dùng và thời gian sử dụng thuốc mà bác sĩ đưa ra.
Một số loại thuốc thường được chỉ định để cải thiện tình trạng đau đầu buồn nôn chóng mặt:
- Acetyl - DL - leucine: Được chỉ định cho tất cả các trường hợp chóng mặt do bất cứ nguyên nhân nào gây ra. Lưu ý những người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc phụ nữ đang mang bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Metoclopramide HCL: Có tác dụng điều trị trường hợp bệnh nhân bị chóng mặt, buồn nôn và nôn.
- Flunarizine: Được chỉ định nhằm điều trị bệnh nhức đầu Migraine và biểu hiện chóng mặt do các nguyên nhân khác. Loại thuốc này chống chỉ định đối với bệnh nhân mắc bệnh Parkinson, người trầm cảm, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
- Các thuốc có tác dụng giãn mạch: Piracetam ống tiêm 3g, ginkgo biloba viên nén 40mg hoặc viên nén 80mg.
Điều trị theo Đông y
Trong y học cổ truyền, các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và mệt mỏi thường được xem là biểu hiện của sự mất cân bằng âm dương, khí huyết trong cơ thể, hoặc do tác động của các yếu tố ngoại tà.
Do đó, điều trị theo Đông y không chỉ tập trung vào việc giảm triệu chứng mà còn chú trọng vào việc điều hòa cơ thể, tăng cường chính khí, và loại bỏ nguyên nhân gốc rễ gây bệnh.
Các bài thuốc Đông y kinh điển thường được sử dụng như:
Bài thuốc Thiên Ma Câu Đằng Thang:
- Thành phần: Thiên ma 10g, Câu đằng 10g, Thạch quyết minh 30g, Tang ký sinh 30g, Đỗ trọng 10g, Dạ giao đằng 30g, Phục linh 20g, Đương quy 10g.
- Cách dùng: Đem toàn bộ các dược liệu đã chuẩn bị sắc cùng nước, sau đó chia đều lượng thuốc sắc được thành 2-3 phần và uống hết trong ngày.
Bài thuốc Bán Hạ Bạch Truật Thiên Ma Thang:
- Thành phần: Bán hạ 12g, Bạch truật 10g, Thiên ma 10g, Trần bì 6g, Chỉ thực 10g, Sinh khương 3 lát.
- Cách dùng: Đem toàn bộ các dược liệu đã chuẩn bị sắc cùng nước, sau đó chia đều lượng thuốc sắc được thành 2-3 phần và uống hết trong ngày.
Bài thuốc Tiểu Chai Hồ Thang:
- Thành phần: Sài hồ 6g, Hoàng cầm 9g, Bán hạ 9g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 3 quả, Nhân sâm 3g, Cam thảo 3g, Chỉ thực 6g.
- Cách dùng: Đem toàn bộ các dược liệu đã chuẩn bị sắc cùng nước, sau đó chia đều lượng thuốc sắc được thành 2-3 phần và uống hết trong ngày.
Lưu ý khi bị đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi
Bên cạnh phương pháp điều trị bệnh, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học giúp cải thiện tình trạng đau đầu buồn nôn và nâng cao sức khỏe:
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho cơ thể như thịt bò, thịt lườn gà, đậu nành, trứng, sữa...
- Bạn nên cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Bạn nên ăn nhiều trái cây và rau xanh, đặc biệt là các loại rau có màu xanh đậm.
- Luyện tập thể dục đều đặn mỗi ngày, ngồi thiền, tập yoga để thư giãn tinh thần, lưu thông máu trong cơ thể tốt hơn.
- Đảm bảo môi trường ngủ yên tĩnh, thoải mái, sạch sẽ để tạo cho bạn giấc ngủ ngon, sâu và không làm ảnh hưởng đến dây thần kinh não.
- Hạn chế làm việc nặng nhọc hoặc chơi thể thao với cường độ cao vì điều này sẽ khiến hiện tượng đau đầu chóng mặt trở nên trầm trọng hơn.
- Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý nhất, thường xuyên tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí để giúp tinh thần thư giãn và dễ chịu hơn.
- Khi phát hiện những triệu chứng chóng mặt, hoa mắt bất thường, hãy uống 2 cốc nước ngay lập tức rồi từ từ nằm xuống nghỉ ngơi, kê cao chân để máu lưu thông dễ hơn.
Kết luận
Hiện tượng đau đầu chóng mặt buồn nôn mệt mỏi không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và công việc của bạn mà còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Chính vì vậy, người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm tình trạng sức khỏe của bản thân.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!