Bệnh viêm tai giữa mãn tính ở người lớn là tình trạng tổn thương ống tai kéo dài và tái phát nhiều lần. Bệnh không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tính mạng con người. Theo đó, để viêm tai giữa mãn tính ở người lớn được điều trị dứt điểm trước hết bạn cần nắm rõ các thông tin như: Bệnh có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả? Phòng chống bệnh như thế nào?
Viêm tai giữa mãn tính ở người lớn là gì?
Viêm tai giữa mãn tính ở người lớn là một trong những bệnh lý phổ biến về tai mũi họng hiện nay. Tình trạng tổn thương ống tai lâu ngày dưới sự tấn công, xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus,... là căn nguyên chính của bệnh.
Theo đó, nếu người bệnh không được điều trị đúng hướng, kịp thời các triệu chứng bệnh sẽ ngày một nặng hơn, tái phát nhiều lần thậm chí để lại nhiều di chứng nghiêm trọng.
Triệu chứng điển hình của bệnh viêm tai giữa mãn tính ở người lớn
Các triệu chứng của bệnh viêm tai giữa mãn tính ở người lớn được thể hiện khá rõ nét. Theo đó, chỉ sau khoảng 10 - 15 ngày mắc bệnh bạn có thể cảm nhận được sự thay đổi trong cơ thể nói chung cũng như vùng tai nói riêng. Cụ thể là:
- Tai bị sưng, đỏ tấy: Đây là một trong những dấu hiệu thường gặp nhất, phần lớn người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng này chỉ sau 7 - 10 ngày hoặc có thể ngắn hơn, tùy thuộc vào thể trạng mỗi người.
- Tai chảy mủ vàng: Với người lớn dấu hiệu này xuất hiện sau 3 - 5 tuần hoặc có thể nhiều hơn, tính từ ngày phát bệnh. Thậm chí, mủ vàng thường kèm chảy máu, có mùi tanh hôi.
- Suy giảm khả năng thính lực: Người bệnh viêm tai giữa mãn tính sẽ cảm thấy khó nghe hoặc nghe không rõ tiếng, nặng hơn là điếc tạm thời hoặc vĩnh viễn về sau.
- Đau nhức kèm theo sốt: Tình trạng bệnh viêm tai giữa kéo dài gây ảnh hưởng đến hệ thống các dân thần kinh. Đây cũng chính là nguyên nhân gây sốt khiến người bệnh mệt mỏi, căng thẳng, cáu gắt liên tục.
- Vùng tai như có vật gì đó chắn ngang: Cảm giác như trong ống tai có vật gì đó nằm chắn ngang, tạo cảm giác ngứa ngáy, ù tai liên tục,... điều này khiến người bệnh luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, làm việc không hiệu quả.
Những nguyên nhân gây bệnh chính
Viêm tai giữa mãn tính ở người lớn do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, điển hình nhất là những yếu tố sau:
- Vì công việc quá bận rộn người lớn thường không có thói quen vệ sinh vùng tai nhất và sau khi tắm hoặc bơi lội. Vì vậy, tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn tấn công.
- Có tiền sử về bệnh hô hấp nhưng điều trị sai cách, bệnh tái phát liên tục dẫn đến viêm nhiễm.
- Thường xuyên phải tiếp xúc, làm việc trong môi trường ô nhiễm có nhiều chất độc hại, vi khuẩn,... làm giảm khả năng miễn dịch của tai.
- Thường xuyên đeo tai nghe, đây là một trong những thói quen xấu, tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn sinh sôi. Đồng thời, làm cho vùng niêm mạc tai bị tổn thương dễ kích ứng và phù nề.
Viêm tai giữa mãn tính gây những biến chứng nguy hiểm gì?
Ngoài ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, sức khỏe. Bệnh viêm tai mạn tính còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Bị phồng to hoặc xẹp màng nhĩ.
- Màng nhĩ bị thủng khiến một phần tai bị khiếm thính, khó nghe thậm chí là điếc hoàn toàn.
- Nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng tai ảnh hưởng đến xương con, xương chũm.
- Tác động trực tiếp đến hệ thống dần thần kinh dẫn đến liệt cơ mặt, tiền đình,...
- Ảnh hưởng trực tiếp đến não, gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, áp xe màng,...
- Nguy hiểm nhất là bệnh có thể gây nhiễm khuẩn huyết, viêm tắc tĩnh mạch,...
Làm sao để chẩn đoán bệnh chính xác?
Hỏi bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng như chảy mủ tai, giảm thính lực, ù tai, chóng mặt, đau tai, sốt; tiền sử bệnh tai mũi họng và các yếu tố nguy cơ như tiếp xúc khói thuốc, dị ứng.
Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra màng nhĩ và ống tai ngoài bằng dụng cụ soi tai để phát hiện các dấu hiệu bất thường như thủng màng nhĩ, viêm, dày dính, sẹo, hoặc cholesteatoma.
Xét nghiệm cận lâm sàng:
- Cấy mủ tai: Xác định vi khuẩn gây bệnh và lựa chọn kháng sinh phù hợp.
- Đo thính lực: Đánh giá mức độ và loại giảm thính lực.
- Chụp CT scan hoặc MRI: Chỉ định khi nghi ngờ có biến chứng như viêm xương chũm, viêm mê nhĩ.
Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, bác sĩ sẽ phân loại viêm tai giữa mạn tính thành hai dạng: không cholesteatoma và có cholesteatoma, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Trong đó:
- Không cholesteatoma: Thường thủng màng nhĩ ở trung tâm hoặc rìa.
- Có cholesteatoma: Thường thủng màng nhĩ ở rìa hoặc sau trên, có khối u cholesteatoma.
Đối tượng dễ mắc viêm tai giữa
Viêm tai giữa, mặc dù thường gặp ở trẻ em, vẫn có thể xảy ra ở người lớn và tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Một số đối tượng người lớn có nguy cơ cao hơn mắc phải tình trạng này:
- Người có hệ miễn dịch suy yếu: Bao gồm những người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, HIV/AIDS hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
- Người hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm suy yếu hệ thống miễn dịch và ảnh hưởng đến chức năng của vòi nhĩ, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá: Tương tự như hút thuốc chủ động, khói thuốc thụ động cũng gây tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch và vòi nhĩ.
- Người có tiền sử dị ứng: Viêm nhiễm và phù nề đường hô hấp trên do dị ứng có thể ảnh hưởng đến vòi nhĩ, tăng nguy cơ viêm tai giữa.
- Người thường xuyên thay đổi áp suất: Những người thường xuyên đi máy bay, lặn biển dễ bị rối loạn chức năng vòi nhĩ.
- Người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên: Viêm xoang, viêm họng, cảm lạnh hoặc cúm có thể lan xuống tai giữa qua vòi nhĩ.
- Người có cấu trúc tai mũi họng bất thường: Vòi nhĩ hẹp, tắc nghẽn bẩm sinh hoặc khối u tai mũi họng làm tăng nguy cơ ứ đọng dịch và nhiễm trùng.
- Người không tiêm phòng đầy đủ: Một số loại vắc-xin như vắc-xin phế cầu và vắc-xin cúm có thể giúp phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, từ đó giảm nguy cơ viêm tai giữa.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh
- Làm sạch hai tai mỗi ngày bằng các loại dung dịch an toàn như: nước muối, thuốc xịt, rửa y khoa,...
- Giữ gìn môi trường sống luôn được trong lành, tránh xa những khu vực, địa điểm có mức báo động đỏ về môi trường.
- Điều trị dứt điểm những bệnh lý gây ảnh hưởng đến vùng tai, đặc biệt là các bệnh như viêm họng, amidan, viêm mũi,...
- Nên cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống đủ nước để cơ thể luôn được cân bằng, duy trì quá trình hoạt động của các bộ phận quan trọng. Đồng thời nói không với thức uống chứa cồn, chất độc hại, đồ ăn sẵn,...
- Luyện tập thể dục liên tục ít nhất 30 phút một ngày.
- Có kế hoạch cụ thể cho việc thăm khám định kỳ, đảm bảo 3 tháng/lần, tối thiểu là 6 tháng/lần.
Khi nào cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa?
- Triệu chứng kéo dài hoặc không thuyên giảm: Đau tai, ù tai, nghe kém, sốt, chảy dịch tai kéo dài hơn 2-3 ngày hoặc không giảm sau khi dùng thuốc không kê đơn.
- Đau tai dữ dội: Đau tai dữ dội không giảm sau khi dùng thuốc giảm đau.
- Sốt cao: Sốt trên 38 độ C kèm theo các triệu chứng khác của viêm tai giữa.
- Chảy dịch tai: Chảy dịch tai có màu vàng, xanh hoặc lẫn máu.
- Nghe kém: Nghe kém hoặc ù tai kéo dài.
- Các triệu chứng khác: Chóng mặt, đau đầu, sưng đau vùng quanh tai.
- Bệnh mãn tính hoặc suy giảm miễn dịch: Người mắc bệnh tiểu đường, HIV/AIDS hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
Các phương pháp điều trị hiệu quả
Điều trị dứt điểm bệnh viêm tai giữa mãn tính ở người lớn là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, nếu lựa chọn đúng phương pháp, tuân thủ các nguyên tắc chữa trị khi bệnh chưa có biến chứng nguy hiểm thì chắc chắn bệnh sẽ được đẩy lùi. Bên cạnh đó, tùy thuộc vào kết quả thăm khám các bác sĩ sẽ đưa ra một số lộ trình điều trị như sau:
Các bài thuốc dân gian điều trị bệnh tại nhà
Những bài thuốc dân gian trị bệnh viêm tai giữa ở người lớn thường chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị, thuyên giảm các triệu chứng như: ngứa, viêm, đau rát,... chứ không đóng vai trò trị dứt điểm căn bệnh.
- Lá mơ: Với những đặc tính như hơi đắng chứa nhiều caroten, vitamin, protein và các loại tinh dầu,... có tác dụng tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt cơ thể, mang lại kết quả cao trong điều trị viêm tai giữa ở người lớn.
- Cây sống đời: Với các thành phần chính là glucozit flavonoid, các axit hữu cơ,.... loại thảo dược này có khả năng làm giảm nhẹ các triệu chứng do bệnh viêm tai mãn tính gây ra. Để thực hiện bài thuốc, bạn chỉ cần dùng khoảng 300g cây sống đời tươi đem giã nhuyễn. Sau đó, lấy dung dịch nước cốt sử dụng mỗi ngày.
- Rau diếp cá: Được coi là nguồn thảo dược quý trong dân gian với cách sử dụng khá đơn giản. Theo đó, người bệnh viêm tai giữa mãn tính có thể dùng rau diếp cá ăn sống mỗi ngày hoặc nấu với canh, đun nước uống,... Đều cho kết quả tốt, thuyên giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
- Phèn chua kết hợp với ngũ bội tử: Việc kết hợp hai hợp chất trên có tác dụng đẩy nhanh quá trình điều trị viêm tai giữa mãn tính. Đặc biệt, nếu người bệnh áp dụng phương pháp đều đặn mỗi ngày cùng với liệu pháp điều trị của các bác sĩ đưa ra sẽ mang lại kết quả cao.
Điều trị bằng Tây y
Các loại thuốc Tây chữa bệnh viêm tai giữa mãn tính ở người lớn chủ yếu sử dụng các loại kháng sinh liều lượng cao,... Nhờ đó, các triệu chứng được thuyên giảm nhanh chỉ trong vài ngày nhưng nguy cơ tái phát cao. Một số loại thuốc người bệnh có thể tham khảo như:
- Các loại thuốc thảo dược: Những loại thuốc này khá an toàn nhưng không có tác dụng chữa bệnh. Do đó, người viêm tai giữa mãn tính chỉ nên sử dụng thuốc loại thuốc này để hỗ trợ quá trình điều trị.
- Thuốc kháng sinh, kháng viêm: Với loại thuốc này các bác sĩ sẽ kê đơn nhóm thuốc chứa nhiều corticoid, macrolid,...
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Chủ yếu sử dụng loại thuốc có liều lượng thấp, đảm bảo an toàn cao như paracetamol. Thuốc có công dụng phòng ngừa và điều trị các triệu chứng đau, sốt,...
- Thuốc đặc trị viêm tai giữa mãn tính: Liều lượng dùng tương đối cao, có tác dụng đặc trị các triệu chứng như: chảy mủ, ù tai, suy giảm thính lực,...
- Thuốc vitamin: Giống như các loại thuốc xịt, rửa các loại vitamin A, E, D, C,... được dung nạp vào cơ thể nhằm tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch.
Điều trị bằng Đông y
Các bài thuốc Đông y được sử dụng trong điều trị bệnh viêm tai giữa mãn tính cho người lớn chủ yếu được bào chế từ các loại thuốc quý, thảo dược có sẵn trong tự nhiên,... Nhờ vậy, phương pháp thường mang lại kết quả cao, đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, thời gian điều trị bệnh thường kéo dài nên cần phải kiên trì áp dụng đều đặn mới có thể đạt được kết quả như mong muốn:
- Bài thuốc 1: Chủ yếu chuẩn bị các nguyên liệu như kim ngân hoa, long đờm thảo, đan bì, tri mẫu, sài hồ, sinh địa. Cho vào ấm cùng 1 lít nước và tiến hành sắc thuốc. Nên đun lửa nhỏ với thời gian từ 40 - 50 phút sau đó để nguội thuốc rồi chia thành 3 lần sử dụng trong ngày.
- Bài thuốc 2: Sử dụng liên kiều, bạc hà, ý dĩ, mộc thông, xương bồ, cam thảo, thăng ma, bạch truật. Lưu ý: Chỉ nên dùng khoảng 700 - 900ml nước để sắc thuốc, đun kỹ đến khi nước chỉ còn 250ml thuốc rồi đem uống.
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị hoàng bá, biển đậu, cát cánh, bạch truật, kim ngân hoa, đẳng sâm, trần bì, đương quy, phục linh. Cho tất cả thảo dược vào ấm cùng với 1200ml nước sạch và thực hiện quy trình sắc thuốc như bài thuốc số 1.
Dược liệu hỗ trợ trị bệnh viêm tai giữa
Trong kho tàng dược liệu phong phú của Việt Nam, nhiều loại cây cỏ đã được sử dụng truyền thống và được nghiên cứu khoa học chứng minh có khả năng hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Các dược liệu này chứa các hoạt chất kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, đồng thời giảm viêm và sưng tấy ở amidan. Bên cạnh đó, nhiều loại thảo dược còn có tính chất giảm đau tự nhiên, giúp làm dịu cơn đau và hạ sốt. Đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng và đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Sử dụng dược liệu mang lại nhiều lợi ích như nguồn gốc tự nhiên, ít tác dụng phụ hơn so với thuốc Tây y, có thể kết hợp với thuốc Tây y để tăng hiệu quả điều trị, dễ tìm, dễ sử dụng và chi phí thấp. Tuy nhiên, hiệu quả của dược liệu thường chậm hơn so với thuốc Tây y và cần sử dụng đúng liều lượng và cách dùng để tránh tác dụng phụ.
Một số dược liệu thường được sử dụng trong hỗ trợ điều trị áp xe amidan bao gồm kim ngân hoa, bồ công anh, cúc hoa, xuyên tâm liên, sài đất. Tuy nhiên, việc sử dụng dược liệu cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc có chuyên môn để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Mong rằng, những thông tin về bệnh viêm tai giữa mãn tính ở người lớn sẽ giúp quý độc giả phần nào giải đáp được những thắc mắc của mình. Từ đó, có thể chủ động hơn trong việc thăm khám, điều trị, phòng chống các bệnh tật nói chung cũng như viêm tai nói riêng.
Trẻ bị viêm tai giữa có sốt. Sốt là một trong những biểu hiện điển hình của bệnh. Sốt xuất hiện là do cơ thể trẻ phản ứng với tình trạng viêm nhiễm ở tai giữa, cố gắng đẩy lùi vi khuẩn gây bệnh. Tùy mức độ bệnh, trẻ có thể sốt từ 38,5 độ C đến 40 độ C.
Viêm tai giữa mặc dù có tác nhân chính là do vi khuẩn, vi rút gây ra nhưng chúng ta hoàn toàn yên tâm vì bệnh không có khả năng lây lan. Đặc biệt, với những người mới có dấu hiệu khởi phát, nhận biết sớm, điều trị đúng cách hoàn toàn có thể khỏi ngay tại nhà.
Viêm tai giữa ở trẻ em thường khỏi sau 2-3 ngày nếu được phát hiện và điều trị sớm. Trường hợp dùng kháng sinh, thời gian điều trị có thể kéo dài 5-7 ngày, thậm chí 6-12 tuần nếu trẻ bị viêm tai giữa mãn tính.
So với trẻ em, viêm tai giữa ở người lớn sẽ có mức độ nhẹ hơn. Thế nhưng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính.
Với câu hỏi viêm tai giữa ở người lớn có nguy hiểm không? Câu trả lời đó là nếu được chữa trị kịp thời thì bệnh không gây ra nhiều biến chứng. Do đó, bạn có thể áp dụng những cách chữa viêm tai giữa mà chúng tôi gợi ý sau đây để điều trị bệnh trong thời gian sớm nhất.
- Sử dụng thuốc Tây
- Cách điều trị tại nhà
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!