Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Đau đầu nhức mắt là tình trạng xuất hiện do yếu tố môi trường cũng như chế độ sinh hoạt không hợp lý. Ngoài ra, đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về mắt, mạch máu và thần kinh. Vậy những nguyên nhân cụ thể gây ra hiện tượng đau đầu nhức mắt là gì? Làm thế nào để điều trị tình trạng này hiệu quả?

Đau đầu nhức mắt là hiện tượng gì?

Đau đầu nhức mắt là tình trạng mà nhiều người gặp phải, thường đi kèm với cảm giác đau nhức ở vùng đầu và mắt. Đây có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, từ đơn giản như căng thẳng, mệt mỏi cho đến nghiêm trọng hơn như các bệnh lý liên quan đến mắt hoặc thần kinh. Cảm giác đau có thể xuất hiện theo từng cơn hoặc kéo dài, ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt hàng ngày.

Những cơn đau đầu nhức mắt khiến người bệnh vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sinh họat hàng ngày của người bệnh. Ngoài ra, đau đầu nhức mắt có thể là triệu chứng của một số bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Một trong những nguyên nhân vô cùng nguy hiểm gây ra tình trạng đau đầu là hẹp động mạch cảnh hoặc hẹp động mạch tiểu não. Tình trạng này ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, giảm lượng máu đi nuôi cơ thể.

dau-dau-nhuc-mat (2)
Đau đầu nhức mắt có thể là triệu chứng của một số bệnh lý vô cùng nguy hiểm

Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu nhức mắt

Đau đầu nhức mắt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Những nguyên nhân này có thể là do những thói quen sinh hoạt không tốt như sử dụng điện thoại, máy tính quá lâu, chế độ sinh hoạt không lành mạnh. Ngoài ra, hiện tượng này còn là dấu hiệu của một số bệnh lý về mắt, thần kinh và mạch máu. Cụ thể, những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng đau đầu nhức mắt là:

  • Đau nửa đầu: Đau đầu nhức mắt là một trong những biểu hiện thường gặp của chứng đau nửa đầu. Đau nửa đầu gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số triệu chứng của tình trạng đau nửa đầu bao gồm đau mắt, chóng mặt, đau đầu kèm buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, thay đổi thị lực...
  • Đau đầu căng thẳng: Đau đầu căng thẳng là loại đau đầu phổ biến nhất, xuất hiện theo từng cơn, từ 1-2 lần mỗi tháng. Tuy nhiên nếu không điều trị sớm, bệnh có thể trở thành mãn tính. Các triệu chứng phổ biến của tình trạng đau đầu căng thẳng là đau đầu âm ỉ, đau cổ và trán, đau da đầu. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác như trán bị thắt chặt hoặc có áp lực xung quanh.
  • Đau đầu từng cụm: Đau đầu từng cụm cũng có thể gây ra hiện tượng đau đầu nhức mắt, kèm theo một số triệu chứng nghiêm trọng khác như mắt sưng, mắt đỏ và chảy nhiều nước mắt.
  • Mỏi mắt: Đau đầu và mỏi mắt cũng có thể là triệu chứng của vấn đề về thị lực. Khi nhìn chằm chằm vào màn hình tivi hoặc máy tính trong một thời gian dài, mắt sẽ bị mỏi, đồng thời não bộ có thể bị kích thích và gây ra tình trạng đau đầu. Một số vấn đề về mắt khác như viêm màng cứng, bệnh tăng nhãn áp, viêm dây thần kinh thị giác... cũng có thể gây ra hiện tượng đau đầu nhức mắt.
  • Viêm xoang: Viêm xoang là bệnh lý mà các biểu mô lót trong xoang bị viêm hoặc tắc nghẽn. Bệnh có thể gây ra các cơn đau đầu giống như một phản ứng kéo theo một số triệu chứng như nghẹt mũi, nhức mắt. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải một số biểu hiện khác như mệt mỏi, nghẹt mũi, đau ở răng hàm trên...

dau-dau-nhuc-mat (1)
Đau đầu nhức mắt có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Mặc dù đau đầu nhức mắt có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng có những trường hợp bạn cần đến bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra sức khỏe:

  • Đau dữ dội: Nếu cơn đau đột ngột và dữ dội, đặc biệt là đau như búa bổ, bạn cần gặp bác sĩ ngay.
  • Kèm theo triệu chứng khác: Nếu đau đầu nhức mắt đi kèm với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, mất thị lực, hoặc khó nói, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.
  • Triệu chứng kéo dài: Nếu triệu chứng kéo dài liên tục trong nhiều ngày mà không cải thiện, cần đi khám để xác định nguyên nhân.
  • Thay đổi đột ngột về thị lực: Nếu bạn cảm thấy thị lực của mình bị giảm sút hoặc xuất hiện điểm mù, hãy đi khám ngay.

Chẩn đoán tình trạng đau đầu nhức mắt

Để chẩn đoán tình trạng đau đầu nhức mắt, bác sĩ sẽ thực hiện một số bước như sau:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng, lịch sử bệnh và thói quen sinh hoạt của bạn. Việc này giúp xác định nguyên nhân tiềm ẩn.
  • Kiểm tra thị lực: Đối với tình trạng nhức mắt, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thị lực để phát hiện các vấn đề liên quan đến mắt.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT hoặc MRI để loại trừ các vấn đề nghiêm trọng trong não hoặc các cấu trúc xung quanh.
  • Xét nghiệm máu: Đôi khi, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra các yếu tố liên quan như viêm hoặc rối loạn huyết áp.

Đau đầu nhức mắt là tình trạng phổ biến nhưng không nên xem nhẹ. Việc nhận biết khi nào cần gặp bác sĩ và tiến hành chẩn đoán sớm sẽ giúp bạn quản lý tình trạng sức khỏe hiệu quả hơn. Nếu bạn gặp phải triệu chứng này, hãy chú ý đến cơ thể của mình và tìm kiếm sự trợ giúp y tế khi cần thiết. 

Điều trị hiện tượng đau đầu nhức mắt

Sau khi áp dụng một số phương pháp kỹ thuật để chẩn đoán bệnh như xét nghiệm máu, MRI sọ não... bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên về cách điều trị bệnh phù hợp. Thông thường, hiện tượng đau đầu nhức mắt có thể dễ dàng chữa khỏi thông qua việc sử dụng một số loại thuốc giảm đau và thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh.

Áp dụng các biện pháp đơn giản

Đối với tình trạng đau đầu nhức mắt nhẹ, người bệnh chỉ cần xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, các cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp một số mẹo đơn giản chữa đau đầu nhức mắt sau đây:

  • Massage: Massage là một trong những cách hiệu quả giúp giảm đau đầu và căng mỏi mắt nhanh chóng. Phương pháp này giúp cải thiện quá trình lưu thông máu và giảm bớt các cơ bị căng, từ đó giúp giảm đau hiệu quả. Người bệnh có thể đến một số cơ sở massage uy tín để trị liệu giúp đem lại hiệu quả điều trị cao.
  • Uống nhiều nước: Tình trạng đau đầu mỏi mắt có thể do cơ thể bạn bị mất nước tạm thời. Chính vì vậy, uống nhiều nước sẽ giúp xoa dịu các dây thần kinh để giảm bớt căng thẳng gây đau đầu cũng như tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số loại trà thảo dược giúp giảm đau đầu nhức mắt hiệu quả như trà hoa cúc, trà gừng...

dau-dau-nhuc-mat (3)
Massage là một trong những cách hiệu quả giúp giảm đau đầu và căng mỏi mắt nhanh chóng

Sử dụng thuốc Tây

Hầu hết các hiện tượng đau đầu nhức mắt đều có thể chữa khỏi thông qua việc sử dụng một số thuốc giảm đau không kê đơn phổ biến như Ibuprofen, Paracetamol. Trong trường hợp đau đầu nghiêm trọng hoặc sử dụng các loại thuốc giảm đau trên không có tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kê toa như thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc giãn cơ cho người bệnh:

  • Thuốc giãn cơ: Benzodiazepin, Gabapentin, Clonidine...
  • Thuốc chống trầm cảm:  Dopamine, Serotonin và Norepinephrine…

Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ về liều dùng, thời gian sử dụng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra. Ngoài ra, trong thời gian sử dụng thuốc, khi xuất hiện các hiện tượng lạ thì người bệnh nên báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Điều trị theo Đông y

Phương pháp Đông y chữa đau đầu nhức mắt cũng được khá nhiều người bệnh tin tưởng và ưa chuộng bởi tính chất an toàn, lành tính. Ngoài ra, các bài thuốc Đông y sẽ tác động sâu vào căn nguyên gây ra bệnh, giúp điều trị bệnh dứt điểm. Người bệnh cần kiên trì áp dụng theo chỉ dẫn của lương y để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

Bài thuốc trị đau đầu nhức mắt người bệnh có thể tham khảo là: Sơn thù, Phục linh, Mẫu đơn bì, Hoài sơn, Trạch tả, Cúc hoa, Câu kỷ tử, Đương quy, Bạch thược, Hạ khô thảo, Thỏ ty tử. Đem tất cả các vị thuốc này rửa sạch, sắc thành thang, lọc lấy nước cốt rồi chia thành nhiều lần uống trong ngày.

dau-dau-nhuc-mat (4)
Các bài thuốc Đông y sẽ tác động sâu vào căn nguyên gây ra bệnh

Phòng ngừa đau đầu nhức mắt

Để phòng ngừa tình trạng đau đầu nhức mắt, người bệnh cần chú ý xây dựng các thói quen sinh hoạt lành mạnh và uống đủ nước cũng như bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Cụ thể, người bệnh cần lưu ý những điều sau để ngăn ngừa hiện tượng đau đầu mỏi mắt:

  • Sắp xếp công việc một cách khoa học, không làm việc quá sức dẫn đến căng thẳng, cơ thể suy nhược.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung nhiều trái cây và rau xanh tốt cho sức khỏe.
  • Giữ khoảng cách hợp lý với máy tính khi ngồi làm việc.
  • Không ngồi làm việc quá lâu, dành ra thời gian nhất định để mắt được thư giãn rồi mới tiếp tục làm việc.
  • Chú ý đến ánh sáng trong phòng làm việc hoặc sinh hoạt như xem tivi, đọc sách.
  • Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn nên đeo kính để bảo vệ mắt.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích hoặc đồ ăn đã được chế biến sẵn.
  • Lựa chọn bài thể dục phù hợp và dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngà để luyện tập.

dau-dau-nhuc-mat (5)
Giữ khoảng cách hợp lý với máy tính phòng ngừa đau đầu nhức mắt

Kết luận

Chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý và tập luyện thể thao hàng ngày là một trong những cách tốt để duy trì sức khỏe cũng như phòng tránh hiện tượng đau đầu nhức mắt. Ngoài ra, người bệnh nên đi khám khi phát hiện các dấu hiệu bất thường để phát hiện sớm tình trạng bệnh và có phương pháp điều trị hiệu quả và kịp thời nhất.


Top địa chỉ phòng khám Đau Đầu Nhức Mắt


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan