Xuất hiện triệu chứng như nổi mẩn đỏ và ngứa trên bụng có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề về da khác nhau. Đầu tiên cần xác định đúng nguyên nhân bệnh, sớm điều trị dứt điểm, tránh biến chứng nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các tác nhân gây bệnh cùng cách phòng ngừa hiệu quả.
Nguyên nhân gây nổi mẩn đỏ ngứa ở bụng và cách điều trị
Nổi mẩn đỏ ngứa ở bụng có thể là phản ứng cấp tính xuất hiện do côn trùng đốt, tiếp xúc với chất gây kích ứng hoặc do bệnh lý về da liễu gây ra. Bài viết này sẽ giới thiệu những nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây triệu chứng này:
Côn trùng đốt
Hầu hết các loại côn trùng đều chứa nọc độc để sử dụng trong việc săn mồi hoặc tự vệ. Một số loài như muỗi là côn trùng hút máu và có thể chứa chất độc trong nước bọt. Các con vật khác khi cảm thấy bị đe dọa có thể phản ứng bằng cách cắn hoặc phun ra chất độc để tự bảo vệ, như kiến và bọ xít. Chất độc từ côn trùng này có thể gây ra các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, ngứa, hoặc thậm chí là bỏng rát và viêm da.
Cách khắc phục: Rửa sạch vùng da bị cắn với xà phòng, bôi hồ nước lên vết cắn để trung hòa độc tố.
Rôm sảy
Rôm sảy là tình trạng nổi mẩn đỏ li ti gây ngứa. Mẩn đỏ thường xuất hiện chủ ở vùng bụng, ngực, lưng, cánh tay, sau đó lan rộng ra toàn bộ cơ thể, đặc vào mùa hè.
Khi mồ hôi tiết ra nhiều, cùng với bã nhờn và bụi bẩn bám vào da, có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Từ đó dẫn đến tình trạng viêm da, nổi mẩn đỏ trên da.
Rôm sảy có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng bé bị nổi mẩn đỏ ở bụng.
Cách khắc phục:
- Vệ sinh cơ thể thường xuyên
- Tắm nước mát
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng, thấm hút mồ hôi
- Có thể cho trẻ ở trần
Dị ứng nổi mề đay
Dị ứng nổi mề đay thường do hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các tác nhân kích ứng. Vùng da bị nổi mề đay hình thành những nốt ban riêng lẻ hoặc thành mảng lớn, sưng phù nhẹ, màu hồng, đỏ hoặc trắng, có ranh giới rõ ràng với các vùng da xung quanh.
Tình trạng này có thể xảy ra với mọi độ tuổi, do rất nhiều nguyên nhân:
- Thời tiết giao mùa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thay đổi đột ngột
- Dị ứng với thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thời tiết, phấn hoa, bụi bẩn, không khí ô nhiễm...
- Thay đổi hormone ở phụ nữ có thai hoặc tiền mãn kinh
- Dị ứng với hóa chất và chất tẩy rửa
- Suy giảm, rối loạn chức năng gan, thận hư khiến độc tố tích tụ trong cơ thể
Cách khắc phục
Trường hợp dị ứng nghiêm trong có thể gây phù nề mao mạch khí quản, gây sốc phản vệ, đe dọa tới tính mạng, cần được điều trị y tế ngay lập tức.
Trường hợp dị ứng nổi mề đay thông thường, bạn có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà:
- Sử dụng các cây thuốc nam: trầu không, lá khế, lá tía tô, lá trà xanh đun lấy nước tắm hoặc dùng đắp lên vùng bụng bị nổi mẩn đỏ.
- Tránh các yếu tố nguy cơ có thể gây nổi mề đay
- Kiêng các đồ ăn cay nóng, hải sản, ăn nhiều rau xanh, trái cây
- Nghỉ ngơi tại nhà, tránh ra ngoài
- Giữ ấm cho cơ thể khi trời lạnh, làm mát cơ thể khi trời nắng nóng
Sử dụng các loại thuốc kháng Histamin, thuốc chứa Corticoid, thuốc kháng viêm, thuốc cân bằng hormone. Các loại thuốc tân dược có tác dụng nhanh, cho hiệu quả điều trị triệu chứng tức thời. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc. Vì vậy, bệnh nhân phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc.
Do sốt phát ban
Sốt phát ban là tình trạng sốt cao trên 39 độ và nổi mẩn đỏ do virus herpes 6 hoặc 7 gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ. Sau sốt vài ngày, cơ thể sẽ xuất hiện những nốt ban đỏ bắt đầu từ vùng bụng, ngực, lưng lan tới cổ, cánh tay.
Mẩn đỏ do sốt phát ban thường không gây ngứa, có thể tự biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày. Khi bị sốt phát ban, người bệnh chỉ cần tập trung kiểm soát cơn sốt, hạ nhiệt cơ thể, không cần điều trị mẩn đỏ.
Phụ nữ mang thai những tháng cuối thai kì
Thời điểm mang thai đặc biệt trong những tháng cuối thai kì, thai nhi phát triển lớn, da vùng bụng bị kéo căng từ đó gây ra tình trạng rạn da, căng da gây ngứa ngáy khó chịu. Đây là triệu chứng bình thường, sau khi sinh sẽ hết. Tuy nhiên chị em cần chú ý không nên gãi mạnh bởi sẽ gây xước, tổn thương da có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu không chú ý.
Cách khắc phục
- Dùng kem dưỡng ẩm, tinh dầu cọ, tinh dầu dừa hoặc các loại kem chống rạn da.
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng trong quá trình mang bầu.
Phản ứng với các tế bào của thai nhi
Hệ thống miễn dịch có thể phản ứng với các tế bào đang trong quá trình hình thành của thai nhi, gây tình trạng nổi mẩn đỏ. Tình trạng này có thể tự khỏi sau khi sinh một thời gian.
Nổi mẩn ngứa ở bụng do một số bệnh lý về da khác
Các bệnh lý da như chàm (viêm da cơ địa), vảy nến, viêm da tiết bã, mụn trứng cá, hăm... cũng có thể là nguyên nhân của nổi mẩn đỏ và ngứa trên vùng bụng. Bệnh nhân có thể đến cơ sở y tế, tiến hành các xét nghiệm cần thiết để biết chính xác nguyên nhân và có lộ trình điều trị phù hợp.
Trên đây là các nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa ở bụng và cách khắc phục tương ứng với từng trường hợp, bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, xét về hiệu quả thì những phương pháp nêu trêu chỉ mang tính tạm thời và bệnh có thể bị tái phát bất cứ lúc nào. Vì vậy, để việc điều trị đạt kết quả TOÀN DIỆN nhất, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc Đông y bởi thuốc sẽ tác động sâu vào căn nguyên gây bệnh, từ đó triệt tiêu bệnh từ GỐC đến NGỌN và không bị tái phát.
Khi bị nổi mẩn đỏ ngứa ở bụng nên làm gì, kiêng gì?
Để giảm mức độ thương tổn và giúp da nhanh phục hồi, khi bị nổi mẩn đỏ, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Không cào, gãi mạnh lên vùng nổi mẩn đỏ ở bụng, tránh gây ra vết thương hở, làm tổn thương da càng thêm nghiêm trọng.
- Vệ sinh cơ thể thường xuyên, đảm bảo lỗ chân lông thông thoáng.
- Không tắm quá 20 phút, nên tắm nước ấm có nhiệt độ từ 35-37 độ C, tắm nơi kín gió.
- Bổ sung nước, thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho việc phục hồi da.
- Kiêng các thực phẩm có thể gây dị ứng, không tốt cho sức khỏe như hải sản, rượu bia, đồ ăn nhiều dầu mỡ…
- Cách ly khỏi các yếu tố gây kích ứng như lông động vật, khói bụi, ánh nắng gay gắt, phấn hoa, mỹ phẩm…
- Dưỡng da bụng bằng các sản phẩm chăm sóc da từ thiên nhiên như tinh dầu dừa, tinh dầu cọ, kem dưỡng ẩm…
- Theo dõi tiến triển bệnh, đến cơ sở y tế thăm khám sau 2-3 ngày chăm sóc, điều trị tại nhà không thuyên giảm.
Cách ngăn nổi mẩn ngứa ở bụng
Thói quen ăn uống, sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn đến việc khởi phát hay hồi phục mẩn đỏ ở bụng. Để phòng tránh nổi và tái phát mẩn đỏ ở bụng, bạn cần lưu ý các điểm sau:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, chọn quần áo từ chất liệu thông thoáng khí, thấm hút mồ hôi.
- Xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Giữ ấm cho cơ thể khi trời chuyển lạnh, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời khi trời nắng gắt.
- Cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm giúp da khỏe mạnh, bớt nhạy cảm hơn.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, không cho các loại côn trùng, ký sinh trùng có cơ hội cư trú, phát triển.
Kết luận
Nổi mẩn đỏ ngứa ở bụng thường ít gây nguy hiểm, nhưng có thể gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm được hướng điều trị hiệu quả cho mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!