Rất nhiều người gặp tình trạng tay bị ngứa nổi mụn nước nhưng chưa xác định được nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào. Do đó, chuyên gia Da liễu tại Tạp Chí Đông Y đã nghiên cứu và cung cấp những thông tin chuẩn xác về triệu chứng này trong bài viết dưới đây. Thông qua đó, người bệnh sẽ có kiến thức hữu ích xử lý và phòng ngừa hiệu quả.
Tay bị ngứa nổi mụn nước là thế nào?
Mụn nước là những nốt mụn hình thành ở lớp trung bì hoặc thượng bì, bên trong có chứa dịch trong suốt hoặc dịch đục tùy tình trạng đã bội nhiễm hay chưa. Các nốt mụn nước nổi phồng trên bề mặt mu bàn tay, lòng bàn tay, cổ tay, giữa kẽ các ngón tay và kèm triệu chứng ngứa ngáy hoặc đau rát khó chịu.
Khi mụn nước vỡ sẽ chảy dịch, có thể gây phản ứng cho các vùng da dịch chảy đến. Đặc biệt, khi lớp màng bọc mụn nước bị vỡ, quan sát kỹ bên trong nền da là những nốt đỏ lấm tấm. Nếu không xử lý đúng cách, những vị trí này sẽ bị viêm nhiễm, mưng mủ và thậm chí hoại tử da.
Nguyên nhân khiến tay ngứa nổi mụn nước
Tay bị ngứa nổi mụn nước có thể xuất phát từ nguyên nhân bên trong hoặc bên ngoài cơ thể như sau:
Nguyên nhân từ cơ thể
Đây là nguyên nhân phổ biến hình thành mụn nước ngứa ngáy ở tay:
- Suy giảm khả năng thải độc: Do mắc các bệnh về gan như nóng gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ hoặc thận hư yếu khiến chức năng lọc của cơ thể bị suy giảm. Điều này khiến độc tố tích tụ trong máu và kích phát phản ứng trên da như mẩn đỏ, mụn nước, phát ban ngứa ngáy.
- Mắc bệnh nền do nhiễm virus, vi khuẩn: Một số bệnh lý do vi khuẩn, virus gây ra như zona, thủy đậu,... sẽ gây nổi mụn nước hoặc phát ban ở tay cùng nhiều vị trí khác trên cơ thể. Tùy từng bệnh mà biểu hiện đi kèm có sự khác biệt.
- Do bệnh da liễu: Những bệnh da liễu như viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, chàm, vảy nến,.... cũng có thể gây hình thành mụn nước ở tay cùng những triệu chứng khác như sưng tấy, bong tróc, mẩn đỏ, phù nề,...
Nguyên nhân từ bên ngoài
Ngoài nguyên nhân bên trong, tình trạng tay bị ngứa nổi mụn nước cũng có thể khởi phát do những nguyên nhân từ bên ngoài như:
- Tiếp xúc thành phần gây kích ứng: Da có thể bị kích ứng, hình thành mụn nước, ngứa ngáy khó chịu do tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng như hóa chất, bụi bẩn, côn trùng hoặc tiêu thụ thực phẩm như hải sản, đậu phộng, sữa,... trong thời gian dài.
- Môi trường sống: Sống trong môi trường không khí ô nhiễm, nhiều khói bụi, nguồn nước nhiễm bẩn,... cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh da liễu, khiến da xuất hiện những dấu hiệu bất thường như phát ban, mẩn đỏ, mụn nước, ngứa dữ dội,...
- Tác động nhiệt: Bỏng lạnh hoặc bỏng nhiệt nóng cũng khiến da tay bị phồng rộp, nổi mụn nước và khiến da bị kích ứng đau rát, ngứa ngáy.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bác sĩ cho biết hầu hết tình trạng tay bị ngứa nổi mụn nước có thể tự áp dụng phương pháp điều trị tại nhà. Nhưng trong trường hợp sau 5 ngày tự điều trị, bệnh không thuyên giảm sẽ cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị. Đặc biệt với những trường hợp kèm theo các triệu chứng dưới đây:
- Trên da tay nổi nhiều mụn nước hơn, có dấu hiệu lan rộng sang các vùng da khỏe mạnh khác.
- Xung quanh vị trí da mọc mụn nước bị sưng đỏ, phù nề, có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Cơ thể mệt mỏi, sốt, khó thở, chóng mặt, vàng da, tiểu bất thường,....
Chẩn đoán tình trạng tay bị ngứa nổi mụn nước
Để chẩn đoán chính xác tình trạng tay bị ngứa nổi mụn nước là bệnh gì, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám 2 bước như sau:
Khám lâm sàng
Bác sĩ kiểm tra các triệu chứng ngoài da, đồng thời trao đổi với người bệnh về các triệu chứng kèm theo khác, tiền sử bệnh lý, thói quen sinh hoạt, môi trường sống.
Khám cận lâm sàng
Sau khi có những chẩn đoán ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng để xác định chính xác nhất về chứng bệnh. Có 2 loại xét nghiệm cần thiết gồm:
- Sinh thiết da: Tiến hành lấy 1 mảng nhỏ da đang bị lên mụn nước để kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Thông qua sinh thiết, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây mụn nước.
- Xét nghiệm dị ứng da: Nếu nghi ngờ mụn nước xuất hiện do tác nhân dị ứng, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm này.
Điều trị tay ngứa nổi mụn nước hiệu quả
Tùy từng tình trạng tay bị ngứa nổi mụn nước do nguyên nhân nào, bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp,
Mẹo chữa tại nhà
Nếu mụn nước ít, mới khởi phát, người bệnh có thể áp dụng ngay các mẹo điều trị tại nhà như sau:
- Sử dụng kem dưỡng ẩm
Tinh chất trong kem dưỡng ẩm sẽ xoa dịu và cấp ẩm cho da, từ đó cải thiện tình trạng ngứa ngáy và nổi mụn nước. Người bệnh có thể lựa chọn một số loại kem dưỡng có thành phần lành tính như Alavert, Vaseline, Lubriderm, Benadryl,...
Cách thực hiện: Làm sạch da, sau đó bôi 1 lớp kem dưỡng ẩm mỏng nhẹ lên. Tần suất từ 1 - 2 lần theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc tham khảo ý kiến dược sĩ.
- Sử dụng tinh dầu
Các loại tinh dầu như tinh dầu dừa, tinh dầu lá trà, tinh dầu tràm trà, tinh dầu oải hương,... có thành phần chứa hàm lượng lớn hoạt chất kháng khuẩn, trị viêm, giảm ngứa và sưng tấy, đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng, bội nhiễm da.
Cách thực hiện: Làm sạch vị trí tay bị ngứa nổi mụn nước, sau đó thoa tinh dầu lên. Nhẹ nhàng massage để dưỡng chất thấm sâu vào hạ bị, nâng cao hiệu quả.
- Chườm lạnh lên da
Nhiệt độ thấp từ túi chườm lạnh sẽ giúp làm mát, dịu triệu chứng ngứa rát hiệu quả. Đồng thời cũng giúp co mạch, giảm sưng tấy tại vùng da bị bệnh.
Cách thực hiện: Dùng khăn xô mềm bọc 3 - 4 viên đá lạnh hoặc sử dụng túi chườm lạnh chuyên dụng để chườm trực tiếp lên da. Mỗi lần chườm trong 15 phút và thực hiện 2 - 3 lần/ngày cho tới khi mụn nước xẹp hẳn.
- Dùng kem đánh răng
Trong kem đánh răng chứa các thành phần có tính kháng khuẩn và làm mát, do đó khi bôi lên da sẽ giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc bội nhiễm da.
Cách thực hiện: Làm sạch tay bị nổi mụn nước, sau đó lấy một lượng kem đánh răng và thoa nhẹ lên da, sau 15 - 20 phút rửa lại với nước và thực hiện khoảng 2 - 3 lần/ngày.
- Dùng muối biển
Muối biển có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng nhẹ, làm sạch bề mặt da và ngăn ngừa viêm nhiễm, lở loét hiệu quả. Nhưng cần lưu ý, nếu mụn nước trên tay đã bị vỡ và hình hình tổn thương hở không nên áp dụng phương pháp này.
Cách thực hiện: Lấy 2 thìa muối hạt pha với 600ml nước ấm, đợi khi muối hạt được hòa tan thì dùng nước này vệ sinh tay sạch sẽ.
Dùng dược liệu thiên nhiên
Trong tự nhiên có nhiều nguyên liệu giúp làm dịu triệu chứng ngứa, mụn nước hoặc phát ban trên da. Người bệnh tham khảo 3 cách trị tay bị ngứa nổi mụn nước dưới đây:
- Rau má
Rau má có tính hàn, giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể, đặc biệt dùng rau má đúng cách giúp giải độc gan, cải thiện chức năng lọc của cơ quan này. Do đó, những người nổi mụn nước, ngứa ngáy do suy giảm chức năng gan nên áp dụng phương pháp này.
Cách thực hiện: Rửa sạch 1 nắm rau má, đem ngâm với nước muối loãng. Sau đó đem rau má đi xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt để uống trực tiếp.
- Dùng tỏi chữa tay bị ngứa nổi mụn nước
Hoạt chất allicin trong tỏi có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm, giảm phù nề, ngăn ngừa nhiễm trùng da hiệu quả. Bên cạnh đó, dùng tỏi cũng giúp thúc đẩy phục hồi vùng da đang bị tổn thương do mụn nước gây ra.
Cách thực hiện: Lột vỏ tỏi rồi ép lấy nước cốt. Tiếp theo hòa thêm với 1 thìa nước ấm. Dùng hỗn hợp này thoa đều lên vùng da đang bị nổi mụn nước. Sau 10 phút sẽ rửa lại bằng nước sạch.
- Sử dụng gel nha đam
Vitamin E, vitamin C cùng nhiều chất chống oxy hóa khác trong gel nha đam hỗ trợ giảm ngứa, xẹp mụn nước và giúp các tổn thương trên da mau lành hơn. Sử dụng đều đặn sẽ giúp da khỏe mạnh, ngăn ngừa các bệnh da liễu như viêm da cơ địa, vảy nến, chàm,..
Cách thực hiện: Rửa sạch 1 nhánh lô hội, gọt vỏ, chỉ lấy phần thịt trắng bên trong. Dùng thìa cạo lên thịt trắng để lấy gel nha đam, sau đó thoa trực tiếp lên vị trí da tay cần điều trị. Thực hiện mỗi ngày 2 - 3 lần đến khi mụn nước xẹp hoàn toàn.
Điều trị bằng Tây y
Những trường hợp áp dụng các mẹo điều trị tại nhà không có hiệu quả sẽ được chỉ định dùng Tây y.
Sử dụng thuốc Tây y:
- Corticosteroid: Thành phần Corticosteroid có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mụn nước, thường được chỉ định với trường hợp bệnh mức độ trung bình đến nặng.
- Thuốc kháng sinh: Những vị trí mụn nước bị tấy đỏ, có mủ, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm sẽ cần sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Đây là nhóm thuốc được chỉ định trong trường hợp tay bị ngứa nổi mụn nước có nguy cơ nhiễm trùng. Một số thuốc phổ biến gồm Protopic và Elidel.
Quang trị liệu:
Nếu người bệnh dị ứng thuốc, không đáp ứng thuốc sẽ được chỉ định quang trị liệu. Phương pháp này sử dụng tia cực tím với bước sóng phù hợp để điều trị mụn nước. Tuy mang lại hiệu quả điều trị giảm mụn nước nhanh chóng, tuy nhiên bác sĩ khuyến cáo phương pháp này tiềm ẩn một số tác dụng phụ như gây tổn thương bên lề và làm tăng nguy cơ ung thư da.
Chữa mụn nước ở tay bằng Đông y
Những bài thuốc Đông y dưới đây sẽ được dùng trong điều trị tay bị ngứa nổi mụn nước do bệnh tổ đỉa. Bên cạnh đó, bài thuốc này có khả năng thanh nhiệt, bồi bổ gan thận, lọc bỏ độc tố trong cơ thể. Từ đó ngăn ngừa mụn nước tái phát dai dẳng.
- Bài thuốc 1: Gồm các dược liệu đương quy, bạch thược, thương truật, liên kiều, xuyên khung, kinh giới, hoàng bá, sinh địa. Người bệnh đem dược liệu sắc thuốc uống một thang/ngày.
- Bài thuốc 2: Bao gồm liên kiều, tỳ giải, xuyên khung, hoàng bá, xương truật, huyết dụ, đương quy, bạch thược, kinh giới, sinh địa, ích mẫu, thương nhĩ tử, cỏ nhọ nồi, ý dĩ. Sắc toàn bộ dược liệu trên với nước để uống trong ngày.
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị ích mẫu, kinh giới, sinh địa, ý dĩ, cỏ nhọ nồi, ké đầu ngựa, tỳ giải, hoàng bá. Bệnh nhân sắc uống một thang/ngày đều đặn.
Định lượng các dược liệu trong bài thuốc sẽ được thầy thuốc chỉ định riêng cho từng trường hợp bệnh nhân. Vậy nên, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua sắc uống khi chưa được hướng dẫn. Điều này làm giảm hiệu quả điều trị, đồng thời tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong muốn.
Cách phòng ngừa tay ngứa nổi mụn nước
Để phòng ngừa tay bị ngứa nổi mụn nước, chuyên gia Da liễu đưa ra những hướng dẫn dưới đây:
- Nên hạn chế dùng tay tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất từ xà phòng, nước rửa chén bát hoặc kim loại nặng như niken, coban. Trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với các chất này, nên sử dụng găng tay bảo hộ.
- Lựa chọn các loại nước rửa tay, xà bông hoặc sữa tắm dịu nhẹ để vệ sinh da tay. Chuyên gia khuyến cáo tránh những sản phẩm có tính kiềm cao vì chúng thường gây khô da, khiến da dễ nổi mụn nước.
- Sử dụng nước mát hoặc nước ấm để rửa tay và vệ sinh cơ thể. Không nên sử dụng nước nóng thường xuyên để tránh gây khô da và tăng nguy cơ hình thành mụn nước.
- Nên dùng kem dưỡng ẩm hằng ngày để ngăn ngừa khô da và tăng cường hàng rào bảo vệ cho da. Bạn nên tham khảo ý kiến từ dược sĩ, bác sĩ để được hướng dẫn lựa chọn sản phẩm phù hợp cho làn da.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, uống nhiều nước, bổ sung thêm trái cây và rau củ tươi và thực đơn để tăng cường vitamin, khoáng chất cùng các chất tốt cho da. Đồng thời hạn chế tối đa các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, chất kích thích, đồ uống có cồn.
- Nếu có tiền sử bị bệnh da liễu, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị bệnh được bác sĩ đưa ra. Nếu thấy có nguy cơ tái phát hoặc những dấu hiệu bất thường trên da, cần đến bệnh viện nhanh chóng để bác sĩ kiểm tra.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp về tình trạng tay bị ngứa nổi mụn nước. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý bên trong và bên ngoài cơ thể. Vậy nên, để đảm bảo áp dụng đúng phương pháp điều trị, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám kỹ càng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!