Nổi mẩn ngứa thành mảng trên da là vấn đề không hiếm gặp. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về da cần phải được kiểm soát kịp thời để tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh. Cùng tham khảo thông tin hữu ích trong bài viết này để biết mẩn ngứa thành mảng do đâu và điều trị như thế nào.
Nổi mẩn ngứa thành mảng cảnh báo bệnh gì?
Khi cơ thể gặp phải các kích thích, các dị nguyên gây bệnh như thời tiết thay đổi thất thường, khói bụi ô nhiễm, hóa chất, mỹ phẩm, nọc độc côn trùng… sẽ sinh ra hiện tượng nổi mẩn ngứa. Các nốt mẩn có thể mọc thành từng nốt hoặc nổi thành mảng lớn trên da.
Mẩn ngứa thành mảng thường sẽ tự thuyên giảm sau vài ngày, không cần điều trị.
Tuy nhiên vẫn có những trường hợp da nổi mẩn ngứa thành mảng tái kéo dài không khỏi, tái đi tái lại dù đã áp dụng tốt các biện pháp chăm sóc tại nhà. Trong trường hợp này, có thể bệnh nhân đã mắc một số bệnh da liễu mãn tính, cần đến sự can thiệp y tế để kiểm tra.
Hãy cùng tapchidongy.org tìm hiểu những bệnh lý cấp và mãn tính có thể gây nổi mẩn ngứa thành mảng.
Viêm da dị ứng
Bệnh khởi phát khi da tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, gây hiện tượng viêm ở da.
Triệu chứng: da sưng đỏ, vùng da bị viêm có thể xuất hiện bóng nước, rỉ dịch, dần hình thành lớp mài, sau đó bong tróc.
Viêm da dị ứng là bệnh da liễu có liên quan đến cơ địa, không lây. Bệnh thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể tự bình phục sau vài giờ tới vài ngày. Tuy nhiên, nếu không muốn bệnh tái phát, người bệnh phải cách ly hoàn toàn với các tác nhân gây kích ứng. Điều này có thể gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, học tập, làm việc.
Nổi mề đay
Các tác nhân gây kích thích quá mẫn lên hệ miễn dịch, nồng độ Histamin tăng mạnh. Khi lượng Histamin vượt ngưỡng chịu đựng của cơ thể sinh ra tình trạng da sưng tấy, nổi mẩn đỏ, ngứa rát.
Mẩn ngứa có màu đỏ hồng hoặc trắng, thường xuất hiện ở cổ, ngực, lưng, tay, chân…Kích thước và hình dạng mẩn mề đay không cố định.
Tình trạng nổi mày đay thường dưới 6 tuần sẽ tự khỏi, đây là trường hợp nổi mề đay cấp tính Nếu sau 6 tuần, bệnh vẫn không khỏi, hoặc tái phát liên tục, đây là trường hợp nổi mề đay mãn tính và nên được điều trị để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống.
Nhiễm vi nấm
Việt Nam là quốc gia có khí hậu nóng ẩm, là điều kiện thuận lợi để nhiều loại vi khuẩn, vi nấm xâm nhập cơ thể. Nếu bạn không giữ cơ thể sạch sẽ, khô thoáng, rất dễ sẽ bị nhiễm nấm gây ngứa ngáy, nổi mẩn thành mảng.
Bệnh chàm
Chàm là bệnh da liễu cấp tính hoặc mãn tính, thường gây viêm da, nổi mẩn ngứa thành mảng. Đa số trường hợp người bệnh là bị chàm mãn tính, bệnh phát triển theo từng đợt và thường xuyên tái phát. Tổn thương da do chàm gây ngứa dữ dội.
Bệnh chàm không gây đe dọa tới tính mạng. Tuy nhiên, bệnh để lại nhiều tổn thương trên da, gây thâm sẹo, mất thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti. Nếu để lâu không điều trị, cường độ ngứa sẽ càng ngày càng dữ dội, khiến người bệnh mất ngủ, bực bội trong người. Từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới sức khỏe.
Y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác cũng như phương pháp điều trị dứt điểm bệnh chàm. Quá trình điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh, giúp giảm tỷ lệ tái phát triệu chứng.
Bệnh vảy nến
Vảy nến là bệnh lý da liễu lành tính, xảy ra khi hệ miễn dịch bị rối loạn. Bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, không gây biến chứng nguy hiểm. Các vùng da bị vảy nến thường sưng đỏ, bong tróc, ngứa ngáy. Bệnh gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, dễ khiến người xung quanh e dè khi tiếp xúc.
Hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm vảy nến, các liệu pháp điều trị hiện nay có thể giúp kiểm soát triệu chứng bệnh và phòng tránh tái phát.
Phát ban do nhiệt
Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, các tuyến mồ hôi hoạt động nhiều để làm mát cơ thể. Lượng dầu thừa cùng bụi bẩn trong môi trường tích tụ trên da. Lỗ chân lông bít tắc có thể gây mẩn đỏ, ngứa thành từng mảng.
Phản ứng tự nhiên của cơ thể, khi ngứa chúng ta sẽ gãi. Tuy nhiên, hành động gãi hay chà xát mạnh trong trường hợp này có thể tạo thành vết thương hở, tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
Bệnh Rosacea (chứng đỏ mặt)
Bệnh Rosacea gây ảnh hưởng ở vùng mặt, đặc biệt là mũi, hai bên má, trán và cằm. Bệnh gây giãn mao mạch máu ở lớp thượng bì, khiến vùng da mặt sưng tấy, da đỏ, mụn nhọt. Nếu không được kiểm soát kịp thời, bệnh có thể gây phì đại mũi.
Chứng đỏ mặt vẫn chưa xác định rõ ràng được nguyên nhân. Gia đình có người từng mắc bệnh là yếu tố nguy cơ gây bệnh. Nhiệt độ cao, hoạt động thể lực, ánh sáng mặt trời, thời tiết lạnh, thức ăn cay nóng, căng thẳng tâm lý... là những yếu tố có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
Dị ứng thuốc
Dị ứng thuốc là nguyên nhân có thể gây nổi mẩn ngứa thành mảng. Các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chữa động kinh, thuốc hóa trị.. là những thuốc có khả năng gây dị ứng cao.
Tình trạng dị ứng thuốc nghiêm trọng nhất là sốc phản vệ, có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh. Vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có bất kỳ phản ứng bất thường nào, người bệnh cần báo lại với bác sĩ điều trị để được theo dõi, xử lý kịp thời.
Cách điều trị nổi mẩn ngứa thành mảng
Hầu hết trường hợp bị nổi mẩn ngứa thành mảng đều không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều vùng da sưng tấy, mẩn đỏ, thậm chí đi kèm theo dịch mủ, để lại sẹo thâm sau khi lành gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
Cảm giác ngứa ngáy khiến người bệnh mất tập trung, mất ngủ, tâm lý căng thẳng, bực bội. Mẩn ngứa có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, kéo theo hệ lụy là suy giảm hệ miễn dịch. Bởi vậy, chúng ta nên tìm cách kiểm soát các triệu chứng mẩn ngứa sớm.
Dưới đây là các phương pháp giúp điều trị mẩn ngứa thành mảng đang được áp dụng phổ biến:
Điều trị mẩn ngứa thành mảng bằng thuốc Tây
Dùng thuốc Tây là phương pháp điều trị bệnh cho hiệu quả nhanh chóng, tiện dụng, là lựa chọn hàng đầu của đa số người. Dùng thuốc Tây sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng sưng tấy, mẩn đỏ, ngứa rát ngay sau vài giờ hoặc vài ngày sử dụng.
Tùy thuộc cơ địa người bệnh, nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa và mức độ mẩn ngứa, các bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp với bệnh nhân.
Thuốc kháng Histamin là loại thuốc phổ biến dùng khi bị mẩn ngứa do mề đay, dị ứng. Thuốc được bào chế dưới dạng kem bôi hoặc viên uống.
Kem bôi Hydrocortisone 1% dùng bôi ngoài da khi bị mẩn ngứa nhẹ. Thuốc giúp giảm tình trạng sưng tấy, ngứa ngáy.
Thuốc bôi chứa Corticoid giúp kiểm soát cơn ngứa hiệu quả, kháng viêm, làm lành tổn thương da. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc bôi Corticoid chậm hơn thuốc kháng Histamin nên thuốc thường chỉ dùng kết hợp hoặc dùng khi cơ thể không dung nạp thuốc kháng Histamin.
Thuốc uống chứa Corticoid thường được dùng trong trường hợp nổi mẩn ngứa nghiêm trọng. Do có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ nên khi dùng, bạn cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Thuốc kháng nấm dùng cho các trường hợp viêm da do nhiễm các loại vi nấm. Thuốc thường dùng dưới dạng kem bôi ngoài da, tác dụng tiêu diệt nấm tại chỗ.
Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà để giảm các nguy cơ dị ứng thuốc, cơ thể nhờn thuốc, kháng kháng sinh…
Điều trị tại nhà giúp giảm triệu chứng
Các phương pháp điều trị tại nhà là lựa chọn tối ưu cho các bạn bị nổi mẩn ngứa cấp tính, không quá nghiêm trọng.
Chườm đá
Chườm đá giúp làm dịu cảm giác bỏng rát trên da, làm hẹp mạch máu giúp giảm tình trạng sưng, ngứa.
Dưỡng ẩm cho da
Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm dưỡng ẩm da chiết xuất từ thiên nhiên. Các sản phẩm dưỡng da này vừa giúp bảo vệ lớp biểu bì da, phục hồi vùng da bị tổn thương, vừa không gây kích ứng cho da.
Hạn chế gãi mạnh
Nhiều người thường không để ý đến lực tay mà luôn cố gắng gãi cho thỏa mãn cơn ngứa. Ngứa càng dữ dội, gãi càng mạnh. Đây là một thói quen xấu có thể gây ra các vết thương hở trên da. Thời gian phục hồi lâu, tổn thương da sâu sẽ làm tăng nguy cơ để lại sẹo thâm, gây mất thẩm mỹ.
Bổ sung nhóm thực phẩm giúp thanh lọc cơ thể
Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như rau củ quả tươi, cá hồi, các loại hạt. Uống trà xanh, trà hoa cúc giúp thúc đẩy thanh lọc, đào thải độc tố trong cơ thể.
Hạn chế các đồ chiên rán, đồ ăn cay nóng chứa nhiều cholesterol gây hại.
Tránh căng thẳng
Căng thẳng có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Lối sống tích cực, suy nghĩ lạc quan giúp bạn đẩy lùi được mọi bệnh tật.
Tắm lá thuốc nam
Nhiều loại lá thuốc nam có công dụng tiêu viêm, giảm ngứa, sát trùng, đào thải độc tố được lưu truyền trong dân gian hoặc các bài thuốc cổ truyền giảm mẩn ngứa. Bạn có thể tham khảo, áp dụng tại nhà: Lá trầu không, lá khế, lá tía tô, lá ổi, lá mướp đắng, lá trà xanh.
Cách làm:
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 100-200 gam lá thuốc nam, chọn nguồn nguyên liệu tươi, sạch, không dùng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn những loại cây trong vườn nhà.
- Bước 2: Đem số lá trên rửa sạch, ngâm qua nước muối để loại bỏ hết các vi sinh vật, ký sinh trùng có thể có. Sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi vớt lá ra để ráo.
- Bước 3: Đem lá thuốc nam vò nhẹ rồi cho vào đun lấy nước tắm.
- Bước 4: Đun sôi hỗn hợp nước tắm trong 3-5 phút rồi lọc phần bã ra, hòa tan 1 thìa muối biển vào.
- Bước 5: Pha phần nước thu được cùng nước sạch để thu lấy nước tắm. Nước tắm phù hợp với người bị mẩn ngứa có nhiệt độ từ 32-36 độ C.
- Bước 6: Chọn nơi kín gió, tắm trong thời gian dưới 10 phút rồi dội lại người bằng nước ấm sạch.
Nước ấm sẽ giúp lưu thông khí huyết, giảm cảm giác ngứa. Dược tính trong các loại lá và muối biển giúp kháng viêm, tiêu sưng, đào thải độc tố tích tụ trong cơ thể. Nhờ vậy, các mảng mẩn ngứa sẽ nhanh hồi phục hơn.
Đắp cây thuốc nam
Nếu các mảng mẩn ngứa chỉ nổi tại một số vị trí trên cơ thể với diện tích nhỏ, bạn có thể áp dụng phương pháp đắp một số loại cây thuốc nam như: Lá khế, lá mướp đắng, lá tía tô, gừng tươi, nha đam.
Cách làm:
- Bước 1: Chuẩn bị lượng dược liệu tươi, sạch, số lượng phù hợp với diện tích nổi mẩn ngứa trên cơ thể bạn.
- Bước 2: Làm sạch dược liệu bằng nước sạch và nước muối loãng.
- Bước 3: Làm sạch vùng da bị mẩn ngứa bằng nước ấm rồi lau khô.
- Bước 4: Với các loại lá, bạn cho vào giã nát lấy nước đắp lên vùng da bị mẩn ngứa. Với nha đam, bạn tách vỏ, rửa sạch lớp nhớt bên ngoài bằng nước muối loãng, lấy phần gel trắng bên trong đắp lên vùng da bị mẩn ngứa. Với gừng tươi, bạn có thể giã nát hoặc thái thành lát mỏng rồi đắp lên vùng da mẩn ngứa.
- Bước 5: Sau 15 phút, rửa lại vùng da đã đắp dược liệu bằng nước ấm sạch rồi lau khô.
Điều trị nổi mẩn ngứa thành mảng bằng phương pháp Đông y
Trong Đông y có hàng ngàn bài thuốc chữa mẩn ngứa. Với các ưu điểm:
- Vừa điều trị triệu chứng mẩn ngứa, vừa nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Không gây tác dụng phụ, an toàn với mọi đối tượng kể cả trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Điều trị từ căn nguyên bệnh, hạn chế tối đa việc tái phát mẩn ngứa.
Nhiều người đã tin tưởng tìm đến phương pháp điều trị mẩn ngứa bằng Đông y và nhận thấy hiệu quả của phương pháp này.
Kết luận
Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến tình trạng nổi mẩn ngứa thành mảng mà bạn cần biết. Tuy nổi mẩn ngứa thành mảng thường không quá nguy hiểm, nhưng để đảm bảo chất lượng cuộc sống, bạn nên điều trị sớm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!