Nội soi dạ dày có sinh thiết là một kỹ thuật nội soi sử dụng rất nhiều hiện nay. Phương pháp này đảm bảo an toàn, hiệu quả, phát hiện ung thư dạ dạ dày và nguyên nhân gây bệnh sớm. Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để nắm rõ nội soi dạ dày có sinh thiết là gì để hiểu rõ hơn về kỹ thuật này nhé.
Nội soi dạ dày có sinh thiết là gì? Có nguy hiểm hay không?
Nội soi dạ dày có sinh thiết là một kỹ thuật nội soi được các bác sĩ sử dụng để kiểm tra các tổn thương bên trong dạ dày. Đồng thời thực hiện sinh thiết trong dạ dày để làm giải phẫu bệnh lý. Từ đó có thể phát hiện sớm bệnh ung thư hoặc chẩn đoán chính xác các bệnh lý liên quan đến dạ dày như trào ngược dạ dày, nhiễm vi khuẩn Hp, viêm loét dạ dày tá tràng,…
Khi thực hiện sinh thiết dạ dày, các bác sĩ sẽ đưa ống nội soi có gắn hệ thống đèn chiếu sáng, camera và các kênh sinh thiết đưa từ miệng bệnh nhân, xuống thực quản rồi đến dạ dày, hành tá tràng và đại tràng. Trong quá trình này, các bác sĩ có lấy các mảnh tế bào trong dạ dày để xét nghiệm mô bệnh học.
Vậy nội soi dạ dày sinh thiết có nguy hiểm hay không? – Theo chuyên gia khuyến cáo, nội soi dạ dày có sinh thiết khá là an toàn, độ rủi ro rất thấp, không nguy hiểm đến tính mạng. Hầu hết những nguy cơ nhiễm trùng nặng khi thực hiện sinh thiết cần điều trị bằng kháng sinh thường hiếm gặp. Nếu có thì chỉ gây ra một số tác dụng phụ như:
- Cảm thấy ngứa ngáy khó chịu
- Bị chảy máu gây thâm tím
- Bị nhiễm trùng hoặc bị viêm
- Vết thương do sinh thiết gây ra lâu lành
- Cảm thấy đau ở khu vực sinh thiết
Do đó người bệnh không cần quá lo lắng khi thực hiện nội soi dạ dày sinh thiết.
Quy trình thực hiện nội soi dạ dày sinh thiết
Khi thực hiện nội soi dạ dày có sinh thiết, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện theo quy trình sau đây:
- Bước 1: Người bệnh được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm thường quy. Sau đó, bệnh nhân được bác sĩ tư vấn, giải thích về sự cần thiết cũng như nguy cơ có thể xảy ra khi thực hiện nội soi trong việc khám và điều trị bệnh.
- Bước 2: Người bệnh nằm nghiêng bên trái, chân phải co, chân trái duỗi. Sau đó được gây tê vùng hầu họng bằng Xylocain 2% hoặc Lidocain 10%.
- Bước 3: Bác sĩ sẽ tiến hành đưa máy nội soi dạ dày qua miệng, xuống họng và đến thực quản, dạ dày, tá tràng bơm hơi và quan sát. Sau đó, khi phát hiện vùng tổn thương, điều dưỡng sẽ đưa kiềm thiết qua kênh của máy. Tiếp theo bác sĩ sẽ nội soi và dùng kìm sinh thiết bấm từ 4 đến 6 mảnh tế bào trong dạ dày cho vào ống đựng phoocmon để gửi xét nghiệm mô bệnh học.
Lưu ý: Trước khi sinh thiết, người bệnh không nên ăn uống trong 1 giờ. Ngoài ra, bạn sử dụng phương pháp nội soi sinh thiết có gây mê thì cần nghỉ ngơi và hạn chế đi lại trong 30 phút trước khi thực hiện nội soi.
Nội soi dạ dày sinh thiết có lâu không?
Hiện nay, tại cơ sở y tế với trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, thời gian thực hiện phương pháp nội soi dạ dày này chỉ mất khoảng 15 đến 20 phút.
Tuy nhiên, nhìn vào quy trình thực hiện nội soi dạ dày sinh thiết bên trên, ngoài việc nội soi bạn còn phải được thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm thường quy. Đồng thời, trong quá trình nội soi sinh thiết một số bác sĩ còn thực hiện các thủ thuật can thiệp lấy mẫu tế bào hoặc cắt khối polyp phức tạp vì thế thời gian thực hiện có thể sẽ kéo dài từ 4 đến 5 tiếng.
Ưu nhược điểm của nội soi dạ dày có sinh thiết là gì?
Mặc dù là phương pháp nội soi phổ biến nhất hiện nay, thế nhưng nội soi dạ dày có sinh thiết đều có điểm nổi bật và hạn chế.
Ưu điểm:
- Nội soi dạ dày có sinh thiết sẽ được thực hiện nội soi dưới tình trạng gây mê. Vì thế, sẽ giúp cho người bệnh giảm đi cảm giác đau khó chịu hoặc sợ hãi khi nội soi. Nhờ đó, các bác sĩ còn có thêm nhiều điều kiện để quan sát các tổn thương trong dạ dày tốt hơn và có biện pháp can thiệp hiệu quả nhất giúp chữa bệnh nhanh chóng cho bệnh nhân.
- Giúp bác sĩ có thể phát hiện ra những vết thương rất nhỏ, thậm chí chỉ có vài mm. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc điều trị bệnh dứt điểm cho bệnh nhân.
- Giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh cách chính xác hơn so với khi nội soi dạ dày không sinh thiết.
- Nội soi dạ dày có sinh thiết sẽ giúp bệnh nhân phát hiện ung thư sớm để tìm biện pháp điều trị kịp thời. Nội soi không sinh thiết rất khó phát hiện ung thư.
- Có thể bỏ u, nhọt dư thừa nguy hiểm trong cơ thể mà không cần phải nội soi lại lần 2 như khi sử dụng phương pháp nội soi không sinh thiết.
Nhược điểm:
- Nội soi dạ dày có sinh thiết là một kỹ thuật khó thực hiện vì thế chỉ có những người có kinh nghiệm hoặc bác sĩ chuyên môn thì mới có thể thực hiện được kỹ thuật này.
- Chỉ có thể thực hiện tại các cơ sở y tế có hệ thống cơ sở vật chất tốt
- Tỷ lệ gặp biến chứng xuất hiện sau nội soi nhiều hơn so với nội soi dạ dày không sinh thiết.
- Chi phí thực hiện sẽ mắc hơn nhiều so với nội soi không sinh thiết.
Những lưu ý khi thực hiện nội soi dạ dày sinh thiết
Nhằm giúp cho việc sinh thiết dạ dày được diễn ra cách thuận lợi và mang về kết quả chính xác nhất, khi thực hiện sinh thiết các bệnh nhân cần nên lưu ý một vào vấn đề sau:
- Trước khi thực hiện tiến hành nội soi dạ dày có sinh thiết, bệnh nhân nên nhịn ăn khoảng 6 giờ và nhịn uống trong vòng 2 giờ.
- Không nên ăn các loại thức ăn xơ cứng hoặc đồ uống có màu vào buổi tối trước khi thực hiện nội soi dạ dày có sinh thiết.
- Nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc nào thì buộc phải khai báo với bác sĩ trước khi thực hiện sinh thiết dạ dày.
- Các bệnh nhân có tiền sử bệnh tim, phổi hoặc hen suyễn thì cần phải khai báo với bác sĩ trước khi nội soi.
- Nên dừng uống các loại thuốc chống đông máu hoặc thuốc băng niêm mạc dày dày nếu có.
Hy vọng bài viết trên đây sẽ cung cấp cho bạn các số thông tin hữu ích về nội soi dạ dày có sinh thiết là gì và những vấn đề cần nắm khi thực hiện nội soi sinh thiết dạ dày để bạn có thể hiểu rõ và thực hiện nội soi khi cần thiết nhé.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!