Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Viêm da tiết bã là một bệnh lý thường gặp với các biểu hiện đặc trưng là các mảng da màu hồng bị bong tróc. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở vùng mũi, má, chân mày, chân tóc, mang tai,… Mặc dù không gây ngứa ngáy nhưng chúng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và tự ti. Vậy bệnh viêm da tiết bã có lây không? Điều trị bằng phương pháp nào? Tham khảo nội dung sau để biết thêm được nhiều thông tin hữu ích.

Viêm da tiết bã có lây không?

Viêm da tiết bã hình thành do sự rối loạn của tuyến bã nhờn hoặc do vi nấm Malassezia gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và những người trong độ tuổi từ 30-70. 

Triệu chứng thường gặp của bệnh là xuất hiện những mảng da dày và cứng bám chặt vào da đầu, chân tóc. Chúng có nhiều màu sắc khác nhau màu trắng, đen, vàng, nâu,… tuỳ thuộc vào mức độ của bệnh.

Vậy bệnh viêm da tiết bã có lây không? Câu trả lời là KHÔNG.

Viêm da tiết bã có lây không là thắc mắc được nhiều người quan tâm
Viêm da tiết bã có lây không là thắc mắc được nhiều người quan tâm

Thực tế, viêm da tiết bã hoạt động chủ yếu do tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn hoạt động quá mạnh, kết hợp với tác nhân từ bên ngoài gây ra phản ứng viêm da. Bệnh không lây nhiễm từ người này sang người khác ngay cả khi bạn có tiếp xúc gần gũi với người bệnh.

Tuy nhiên viêm da tiết bã lại có xu hướng lan rộng từ các vùng da bị bệnh sang vùng da lành trên cơ thể. Ngoài ra, căn bệnh này cũng mang tính di truyền. Nghĩa là nếu trong gia đình có ông bà bố mẹ bị viêm da tiết bã thì khả năng trẻ sinh ra bị mắc căn bệnh này là khoảng 40%.

Điều trị viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã là bệnh lý mãn tính nên rất khó để điều trị bệnh triệt để. Bệnh thường diễn biến dai dẳng và dễ tái phát nếu gặp các yếu tố thuận lợi. Các phương pháp được áp dụng chủ yếu giúp loại bỏ triệu chứng, phục hồi da và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Một số loại thuốc Tây y sẽ có tác dụng làm giảm những tác động tiêu cực của bệnh viêm da tiết bã một cách nhanh chóng và hiệu quả. Một số loại thuốc bôi và thuốc uống được bác sĩ chỉ định sử dụng bao gồm:

Thuốc dạng bôi: Thuốc bôi da được ưu tiên dùng cho những trường hợp mới chớm bị bệnh, chưa có dấu hiệu sưng viêm nghiêm trọng. 

  • Ketoconazole: Thuốc có tác dụng tiêu diệt nấm gây bệnh, hỗ trợ giảm viêm, cải thiện tình trạng da khô, bong tróc.
  • Hydrocortisone 1%: Được dùng để giảm thành phần gây viêm trong mạch máu, phù hợp để điều trị bệnh viêm da dầu, mề đay, mẩn ngứa, dị ứng.
  • Ciclopirox Cream: Thường được dùng để kháng viêm, diệt nấm, ức chế sự phát triển của nấm gây bệnh, giúp cải thiện tình trạng bong tróc trên da.
  • Desonide 0,05%: Có chứa corticoid, giúp giảm phản ứng viêm trên da, giảm sưng tấy, ngứa ngáy, bảo vệ hệ miễn dịch, có thể dùng để điều trị viêm da tiết bã, dị ứng, chàm.
Thuốc dạng bôi được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm da tiết bã
Thuốc dạng bôi được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm da tiết bã

Thuốc dạng uống: Được dùng cho những trường hợp bị viêm da tiết bã ở mức độ nặng, có dấu hiệu nhiễm trùng, đau rát, sưng tấy,… 

  • Thuốc kháng histamin H1: Thường được dùng để cho người bị viêm nhiễm lan rộng, có dấu hiệu đau rát, ngứa ngáy, giúp ngăn ngừa sự tiến triển nặng của vết thương. Một số loại thuốc được dùng là Cetirizine Hydrochloride, Clorpheniramin, Acrivastine,…
  • Thuốc giảm đau: Có chứa thành phần chính paracetamol thường được dùng cho người bệnh có dấu hiệu sưng, đau rát, bong tróc nhiều.
  • Thuốc kháng viêm: Bao gồm hai loại có steroid hoặc non-steroid, thường được dùng cho trường hợp có dấu hiệu bị viêm nhiễm, vết thương sưng to.
  • Thuốc kháng sinh: Hai loại thuốc được dùng phổ biến là penicillin và cephalosporin. Thuốc được chỉ định dùng cho trường hợp bị nhiễm trùng da nặng.

Áp dụng mẹo dân gian

Một số nguyên liệu dân gian dưới đây có tác dụng cải thiện tình trạng viêm da tiết bã hiệu quả: 

  • Nghệ vàng: Người bệnh cùng 1 củ nghệ vàng, 5 lá trầu không, đem rửa sạch và cho vào cối giã nát. Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh rồi đắp hỗn hợp này lên da, giữ nguyên trong vòng 10 phút. Cuối cùng người bệnh rửa sạch lại bằng nước. 
  • Giấm táo: Người bệnh pha giấm táo với nước sạch theo tỷ lệ 1:1, sau đó thoa đều hỗn hợp này lên vùng da bị viêm da tiết bã. Lưu lại giấm táo trên da khoảng 10 phút sau đó rửa lại với nước ấm. Nếu bị viêm da ở chân tóc có thể dùng nước giấm táo để gội đầu.
  • Dầu cám gạo: Sử dụng dầu cám gạo bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Massage nhẹ nhàng trong vòng 10 phút rồi làm sạch với nước ấm. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần cho đến khi tình trạng viêm da tiết bã được cải thiện.
  • Nha đam: Bạn sơ chế nha đam sạch sẽ, gọt bỏ vỏ ngoài, dùng thìa cạo lấy phần gel nha đam. Bôi lớp gel này lên vùng da bị viêm da tiết bã, massage và giữ nguyên trong vòng 15 phút sau đó rửa sạch lại với nước mát. 
Sử dụng nha đam điều trị viêm da tiết bã
Sử dụng nha đam điều trị viêm da tiết bã

Sử dụng thuốc Đông y

Thuốc Đông y ít được lựa chọn trong điều trị bệnh tuy nhiên nó lại mang đến rất nhiều lợi ích như: An toàn, lành tính, sử dụng 100% dược liệu, hỗ trợ điều trị bệnh từ bên trong, giải quyết nguyên nhân gây bệnh, ngăn ngừa tái phát.

  • Bài thuốc ngâm rửa: Người bệnh dùng các loại dược liệu như mò trắng, ích nhĩ tử, dâu tằm, ô liên rô, trầu không, đun lấy nước và tiến hành ngâm rửa vùng da bị bệnh. Bài thuốc có tác dụng sát khuẩn, giảm dầu nhờn, làm sạch da, giúp lỗ chân lông được thông thoáng hơn.
  • Bài thuốc bôi ngoài da: Sử dụng các nguyên liệu như ô liên rô, cây sơn, nghệ tươi, trầu không, đạm trúc diệp. Sắc thuốc dưới dạng cao lỏng rồi bôi lên vùng da bị bệnh. Bài thuốc này giúp loại bỏ lớp sừng bết trên da, loại bỏ các mảng da bong tróc, kiểm soát dầu nhờn, giúp vết thương được chữa lành.
  • Bài thuốc uống: Sử dụng các dược liệu như khổ sâm, kim ngân hoa, tang bạch bì, bồ công anh, sinh địa, kinh giới, hạ khô thảo, hoàng cầm. Cho dược liệu vào sắc lấy nước và uống trong ngày. Bài thuốc có tác dụng điều tiết mồ hôi và tuyến bã nhờn, bồi bổ khí huyết, phục hồi chức năng gan, thận, đào thải độc tố ra ngoài cơ thể. 

Phòng ngừa viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã rất dễ tái phát nếu gặp tác nhân thuận lợi. Vì vậy người bệnh cần áp dụng các biện pháp sau để phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh.

  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để giúp tăng cường lưu thông máu, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Vệ sinh làn da sạch sẽ, làm sạch sâu lỗ chân lông để giúp giảm viêm nhiễm tái phát. Nên lựa chọn loại rửa mặt có thành phần lành tính để đảm bảo an toàn cho làn da.
  • Bảo vệ làn da mỗi khi ra ngoài để tránh những tác động xấu từ môi trường như bụi bẩn, ánh nắng bằng cách đeo khẩu trang, đội mũ, mặc áo chống nắng và đặc biệt là bôi kem chống nắng có chỉ số SPA > 30.
  • Nên ngủ sớm, tránh thức khuya, hạn chế căng thẳng stress sẽ gây ảnh hưởng xấu tới làn da.
  • Không được chạm tay vào vùng da bị bệnh hoặc cào gãi sẽ dễ dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng.
  • Chú ý dưỡng ẩm da bằng các sản phẩm lành tính, phù hợp với làn da của bạn. 
  • Nên tránh sử dụng các loại thực phẩm có thể gây kích ứng cho da như đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sắn, hải sản, đồ ăn nhiều dầu mỡ, muối, đường… 
  • Ngay khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Trên đây là những thông tin giúp người bệnh giải đáp thắc mắc bệnh viêm da tiết bã có lây không và một số phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến. Người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn cho mình giải pháp phù hợp để bệnh nhanh khỏi và hạn chế tái phát.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Viêm da tiết bã là bệnh lý lành tính, tuy không quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và tính thẩm mỹ của người bệnh. Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu là viêm da tiết bã có tự hết không? Cách điều trị chứng bệnh về da...
Viêm da tiết bã là một bệnh lý thường gặp với các biểu hiện đặc trưng là các mảng da màu hồng bị bong tróc. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở vùng mũi, má, chân mày, chân tóc, mang tai,... Mặc dù không gây ngứa ngáy nhưng chúng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và tự ti. Vậy...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan