Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Bệnh trĩ thường gặp phải ở người trong độ tuổi trung niên, chúng gây ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh việc sử dụng tân dược, phẫu thuật, cách chữa bệnh trĩ dân gian là một trong những hướng đi được nhiều người áp dụng. Mẹo chữa trĩ dân gian đã đem lại hiệu quả tích cực, không gây hại phù hợp với bất kỳ đối tượng nào. 

Cách chữa bệnh trĩ dân gian từ A – Z

Trong Y học cổ truyền bệnh trĩ còn được gọi là lòi dom, nguyên nhân chủ yếu là do thấp nhiệt, huyết ứ, khí hư trệ lâu ngày khiến đại tràng bất thông. Tình trạng này kéo dài mạch lạc phải chịu áp lực dẫn tới sa giãn, huyết ứ nhiều tạo thành dạng búi và xuất huyết. Cách chữa bệnh trĩ dân gian hiệu quả sử dụng các loại thảo dược tự nhiên, phương pháp thực hiện đơn giản dễ dàng áp dụng.

Điều trị bệnh trĩ dân gian bằng đu đủ

Đu đủ vừa là loại trái cây chứa nhiều vitamin, cung cấp nhiều dinh dưỡng, chúng còn có tác dụng dược lý đối với người bệnh. Mẹo chữa bệnh trĩ dân gian sử dụng đu đủ xanh chúng có tính kháng khuẩn cao, làm xẹp búi trĩ, dịu nhanh cơn đau, ngứa ở hậu môn.

cach-chua-benh-tri-dan-gian (1)
Đu đủ xanh giúp tiêu hoá tốn, hạn chế tình trạng táo bón và giúp bệnh trĩ thuyên giảm

Trong nhựa đu đủ có chứa nhiều men parpain, axit malic, chất mỡ, men phân hủy, chất béo, tyronin, lexin… chúng hỗ trợ hệ tiêu hoá giúp hạn chế đầy bụng, táo bón. Cách sử dụng đu đủ để trị trĩ như sau:

  • Chọn quả đu đủ xanh còn giữ cuống để đảm bảo nhựa không bị bay hơi.
  • Tiếp theo, cắt đôi quả đu đủ và úp hai phần lên cẳng chân, sau đó cố định lại bằng dây hoặc miếng vải mềm.
  • Giữ như vậy qua đêm, sáng hôm sau rửa sạch lại bằng nước.
  • Sau một đêm, búi trĩ sẽ co lại, giảm đau rát ở vùng hậu môn.

Ngoài ra bạn có thể bổ sung dinh dưỡng bằng cách ăn đu đủ chín hoặc hầm đu đủ với xương để bồi bổ cơ thể.

Cách chữa bệnh trĩ bằng bài thuốc dân gian dùng lá trầu không

Trầu không là thực vật quen thuộc với người dân Việt, chúng có nhiều tác dụng dược lý điều trị các bệnh như viêm da, mề đay, tai mũi họng và đặc biệt hiệu quả khi điều trị bệnh trĩ.

Lá trầu không chứa nhiều thành phần hoá học quý như betel-phenol, chavicol, eugenol, carvacrol, allylcatechol, chavibetol, cineol, estragol, methyl eugenol, p-cymen, caryophyllen, cadinen, tanin, cùng nhiều loại vitamin và axit amin khác. Nhờ những chất này, lá trầu không có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và làm mềm thành mạch, giúp búi trĩ tự co lại mà không lo ngại bị nhiễm trùng.

Cách 1: Vệ sinh hậu môn bằng nước trầu không

  • Sử dụng từ 10 – 15 lá trầu không già, không sâu
  • Rửa sạch và để vào nồi đun khoảng 15 phút
  • Tắt bếp và để nguội sau đó sử dụng nước này để vệ sinh hậu môn trước khi ngủ khoảng 20 phút.

Cách 2: Xông hơi

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 10 lá trầu không, 20g bồ kết khô, 20g hạt gấc, 1 quả cau
  • Rửa sạch hết các nguyên liệu và để ráo
  • Dùng một chiếc cối cho nguyên liệu vào và dã nát
  • Đổ nước vào nồi và đun cùng hỗn hợp trên khoảng 15 phút.
  • Xông hơi hậu môn từ 2 – 3 lần/ngày để giúp búi trĩ không còn sưng, hạn chế xuất huyết khi đại tiện.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ dân gian bằng cây lan vòi

Y học cổ truyền có ghi lan vòi có tính mát, vị nhạt phù hợp để thanh nhiệt, giải độc, cầm máu và tiêu viêm. Trong cây lan vòi có nhiều lipid có lợi như Triacyglyceride, sulfolipid, digalactosyglycerides cùng nhiều axit béo, axit hữu cơ, vitamin và khoáng chất. Tác dụng dược lý của loại thảo dược trong việc chữa bệnh trĩ dân gian đó là nhờ hai chất Quercetin và Kaempferol chúng giúp làm bền thành mạch, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, diệt khuẩn và đào thải độc tố.

Cách 1: Đắp lá lan vòi

  • Lá lan vòi chuẩn bị từ 2 – 3 lá rồi rửa sạch
  • Ngâm muối loãng khoảng 5 – 10 phút để loại bỏ tạp chất
  • Cắt thành khúc nhỏ rồi giã nát
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ rồi đắp hỗn hợp lên, dùng băng gạc cố định lại để qua đêm
  • Sáng rửa sạch và lau khô hậu môn
  • Thực hiện khoảng 1 tuần sẽ nhận thấy dấu hiệu được cải thiện nhanh chóng.

Cách 2: Vệ sinh hậu môn bằng nước lá lan vòi

  • Rửa sạch lá lan vòi, sau đó vò cho nhuyễn.
  • Đun sôi cùng với 1 lít nước.
  • Thêm một chút muối vào nồi và chờ nước nguội trước khi sử dụng.
  • Dùng nước này để rửa sạch khu vực hậu môn từ 2-3 lần mỗi ngày.

Cách 3: Nước ép lá lan vòi

  • Lấy 2 lá lan vòi, rửa sạch rồi cắt nhỏ.
  • Ép lấy nước, sau đó pha thêm một chút nước ấm và muối để uống.
  • Uống hai lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng sa búi trĩ.

Tỏi – Mẹo chữa bệnh trĩ dân gian

Được coi là kháng sinh tự nhiên, trong tỏi chứa nhiều allicin tác dụng tiêu viêm, teo nhỏ búi trĩ, làm sạch và hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Có nhiều công thức sử dụng tỏi để chữa bệnh lòi dom, tham khảo dưới đây:

cach-chua-benh-tri-dan-gian (2)
Uống mỗi ly rượu tỏi mỗi ngày giúp tăng đề kháng, giảm khả năng nhiễm trùng, sưng viêm ở hậu môn

Cách 1: Rượu tỏi

  • Sử dụng 100g tỏi bóc sạch
  • Ngâm cùng 1 – 2l rượu trắng trong vòng 1 tháng là có thể sử dụng
  • Trước khi ngủ uống 1 chén nhỏ

Cách 2: Chườm tỏi nướng

  • Củ tỏi đem nướng và bóc vỏ đạp dập
  • Sử dụng khăn bọc lại rồi chườm lên hậu môn
  • Xoa đều dầu tỏi lên xung quanh khu vực này
  • Thực hiện 2 lần/ngày

Sử dụng tỏi để điều trị bệnh trĩ rất an toàn, đối tượng nào cũng có thể áp dụng. Tỏi còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá làm giảm tình trạng táo bón, khó tiêu ở người bệnh.

Cách chữa bệnh trĩ dân gian bằng hải đồng bì

Hải đồng bì hay còn gọi là lá vông, chúng thường mọc nhiều ở khu vực nông thôn, sử dụng nhiều để chữa bệnh mất ngủ, đau đầu, tiêu hoá hay bệnh trĩ.

Trong Đông y Hải đồng bì có vị đắng chát, tính bình thích hợp điều trị các bệnh do vi khuẩn, virus gây nên. Thanh nhiệt, giải độc tiêu viêm đồng thời có tác dụng an thần, ức chế hệ thần kinh… Thành phần hoá học của chúng chủ yếu là một alcaloid là erythrin. Ngoài ra còn có saponin, hypophorin… giảm đau nhức vùng hậu môn, hạ nhiệt, trừ phong… Cách sử dụng hải đồng bì như sau:

Cách 1: Hải đồng bì hơ lửa

  • Chuẩn bị khoảng 1 năm lá hải đồng bì rửa sạch và để cho ráo nước
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn
  • Lấy lá cây hơ trên lửa ( lưu ý cẩn thận để không làm bỏng tay)
  • Đắp lên hậu môn khi lá còn ấm để qua đêm
  • Thực hiện 1 lần/ngày trước khi ngủ sẽ làm giảm tình trạng sa búi trĩ.

Cách 2: Đắp hỗn hợp hải đồng bì

  • Rửa sạch 10 lá hải đồng bì và ngâm muối
  • Đun cùng với giấm và nước để sôi rồi vớt ra
  • Có thể sử dụng máy xay để làm nhuyễn hỗn hợp (nếu không có máy xay có thể dùng cối để giã)
  • Đắp hỗn hợp lên búi trĩ và để qua đêm
  • Thực hiện 1 lần/ngày

Trị trĩ với nghệ tươi

Nghệ tươi có nhiều công dụng trong y học giúp lưu thông khí huyết, giải độc, làm lành vết thương và kháng khuẩn. Sử dụng nghệ để điều trị bệnh trĩ được nhiều chuyên gia đánh giá cao.

  • Nghệ tươi 1 củ, 2 bó rau diếp cá, 1 quả sung, muối ăn
  • Đem các nguyên liệu đun cùng 2l nước
  • Sử dụng nước ấm để ngâm rửa khu vực hậu môn

Các cách chữa bệnh trĩ dân gian đều có ưu và nhược điểm khác nhau, tuỳ cơ địa mà công hiệu của chúng cũng khác biệt.

cach-chua-benh-tri-dan-gian (5)
Sử dụng nghệ để điều trị bệnh trĩ được nhiều chuyên gia đánh giá cao

Chữa bệnh trĩ bằng ưu đàm thụ

Ưu đàm thụ là loại trái cây có dược tính cao, chúng thường để hỗ trợ tiêu hoá, lợi sữa, điều trị phong thấp, thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm nên thường được thấy trong nhiều mẹo chữa trĩ dân gian.

Trong cuốn sách thuốc 3.033 vị thuốc Đông Y (TUỆ TĨNH) của Lương y Nguyễn Kỳ Nam có ghi chép về Ưu đàm thụ tính mát, vị ngọt, tác dụng chỉ thống, tiêu đờm, tiêu viêm, lợi tiểu, sát trùng và thông huyết. Ưu đàm thụ có thể sử dụng nhiều bộ phận, nhưng phổ biến nhất là quả. Cách sử dụng như sau:

Cách 1: Điều chế nước rửa hậu môn

  • Chuẩn bị 200g ưu đàm thụ, 200g lá lốt, 200g lá cúc tần, 1 củ nghệ, muối hạt.
  • Đem các nguyên liệu đun cùng 2 lít nước sau đó đổ ra chậu để xông
  • Xông trong thời gian 20 – 30 phút thì vệ sinh lại với nước ấm.

Cách 2: Quả ưu đàm ngâm

  • 20 quả ưu đàm thụ đem ngâm muối, rửa sạch bỏ vào bình
  • Ăn sống hàng ngày để hỗ trợ hệ tiêu hoá, hạn chế táo bón.

Cách chữa bệnh trĩ dân gian bằng cây thầu dầu

Nói đến thuốc nam chữa bệnh trĩ thì không thể thiếu cây thầu dầu. Loại thảo dược này chứa tới 40% tinh dầu, 25% chất albuminosid cùng nhiều hoạt chất có lợi khác. Người ta thường sử dụng hạt của cây để chữa bệnh, chúng có vị ngọt, tính bình, có độc nên cần cẩn thận khi sử dụng.

Đối với người bị trĩ, cây thầu dầu sẽ làm dịu cơn ngứa, đau rát và hạn chế tình trạng xuất huyết khi đi đại tiện. Cách sử dụng thảo dược để điều trị bệnh như sau:

Cách 1: Uống bột thầu dầu

  • Thầu dầu lọc hạt và phơi khô, giã nát và tán thành bột mịn
  • Một lần sử dụng lấy một thìa nhỏ pha với nước ấm
  • Sử dụng trong thời gian ngắn từ 3 – 7 ngày.

Cách 2: Điều trị trực tiếp bằng lá thầu dầu

  • Một nắm lá thầu dầu rửa sạch và ngâm muối
  • Giã nát rồi đưa lên bếp sao cho nóng
  • Dùng vải mềm bọc hỗn hợp rồi đắp lên hậu môn
  • Búi trĩ sẽ bớt sưng, không còn cảm giác đau nhức, rát đỏ khi đi đại tiện.

Cách này đem lại hiệu quả nhanh chóng, chỉ tốn khoảng 3 – 5 ngày là nhận thấy kết quả tích cực.

Cách 3: Thuốc đắp

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 4 lá thầu dầu 3 lá vông nem
  • Rửa sạch nguyên liệu và đem giã nát trong cối
  • Cho vào tấm vải sạch rồi ngồi lên khoảng 15 phút để thuốc ngấm
  • Kiên trì thực hiện 1 tháng để thấy hiệu quả

Sử dụng quá liều thì người bệnh sẽ thấy buồn nôn, chóng mặt hoặc đi ngoài phân lỏng… Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường, người bệnh nên tới cơ sở y tế để kiểm tra.

Cách điều trị bệnh trĩ dân gian sử dụng dạ lài hương

Dạ lài hương là vị thuốc quen thuộc trong nhiều bài thuốc Đông y, chính được dùng để chữa sa búi trĩ, bồi bổ can thận… Trong thành phần của thực vật này chứa nhiều nhất là ancaloit có lợi, khả năng sát khuẩn, tiêu viêm và làm thành vết thương tốt nhất. Có hai cách sử dụng loại dược liệu này:

Cách 1: Thuốc đắp từ dạ lài hương

  • Chuẩn bị 1 năm dạ lài hương rửa sạch
  • Cho vào máy xay cùng muối hạt
  • Lọc phần bã và bỏ phần nước đi
  • Khi tắm xong có thể dùng bã dạ lài hương đắp lên hậu môn và giữ nguyên 10 phút
  • Rửa sạch lại với nước ấm và lau khô bằng khăn sạch
  • Thực hiện 2 lần/ngày để cải thiện bệnh trĩ

Cách 2: Các món ăn từ dạ lài hương

  • Dạ lài hương khoảng 100g đem rửa sạch
  • Xào cùng thịt bò hoặc hầm với giò heo

Cách 3: Bôi thuốc từ cây dạ lài hương

  • Chuẩn bị 100g lá dạ lài hương non rửa sạch
  • Đem giã nát và thêm 30ml nước cất
  • Dùng tăm bông thấm dung dịch và chấm vào phần hậu môn
  • Rửa sạch hậu môn bằng thuốc tím
  • Thực hiện trong vòng 4 ngày sẽ nhận thấy búi trĩ giảm kích thước

Cây lá bỏng chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

Thành phần chính trong lá bỏng bao gồm axit fumaric, axit izoxitric, axit pyruvic, succinic… cùng chất bryophilyn giúp kháng viêm, giảm nhanh triệu chứng của bệnh trĩ gây ra. Theo Đông y, lá cây bỏng có vị nhạt, hơi chua và tính mát nên có thể sử dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng hoạt huyết, giảm sưng, cách sử dụng như sau:

cach-chua-benh-tri-dan-gian (3)
Lá bỏng được nhiều người sử dụng để điều trị bệnh trĩ tại nhà

Cách 1: Kết hợp rau sam và lá bỏng

  • Lá bỏng và rau sam rửa sạch và để ráo nước
  • Cho vào nồi cùng 1 lít nước đun tới khi sôi
  • Sử dụng nước đã sắc thay trà uống hàng ngày
  • Bã của cây có thể dùng để đắp lên hậu môn để búi trĩ nhanh chóng thu lại.

Cách 2: Đắp lá bỏng

  • Lá bỏng tươi, lựa chọn lá già sau đó đem rửa sạch
  • Cho vào cối giã nát sử dụng mảnh vải lọc bỏ nước
  • Đem bã đắp lên hậu môn khoảng 2 – 3 tiếng rồi vệ sinh lại
  • Thực hiện 2 lần/ngày để chữa bệnh trĩ.

Sầm thảo – Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng dân gian

Trĩ ngoại thường xảy ra ở đối tượng trung niên, biểu hiện là đau rát hậu môn, đau khi đi đại tiện, táo bón và ngồi xổm cảm thấy đau buốt. Cách điều trị bằng dân gian sử dụng sầm thảo được các chuyên gia khuyến khích. Sầm thảo trong Y học cổ truyền là vị thảo dược có tính hàn, hơi cay tác dụng chính là lợi tiểu, thanh nhiệt tiêu sưng, sát trùng…

Thành phần hoá học chính gồm quercetin, isoquercetin, decanonyl acetaldehyde ngăn ngừa táo bón, kháng khuẩn và thu nhỏ búi trĩ. Sầm thảo quy vào túc quyết âm can Can, thủ thái âm phế cách sử dụng như sau:

Cách 1: Bài thuốc đắp từ sầm thảo

  • 500g sầm thảo rửa sạch và ngâm với nước muối từ 5 – 10 phút
  • Giã nát cùng muối hạt
  • Đem lọc lấy bã cho vào một mảnh vải mỏng
  • Đắp trực tiếp lên hậu môn khoảng 30 phút
  • Thực hiện hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh lý.

Cách 2: Xông hậu môn bằng sầm thảo

  • Sầm thảo khoảng 300g, sả 100g đem rửa sạch và thái khúc
  • Đun cùng 2 lít nước cho tới khi chuyển màu vàng
  • Đem đổ ra chậu rồi xông hơi tới khi nước nguội
  • Sử dụng luôn dung dịch trên để vệ sinh hậu môn

Dầu dừa tác dụng đối với trĩ ngoại, trĩ nội

Nguyên liệu dễ kiếm nhất trong căn bếp của bạn đó là dầu dừa. Chúng có tác dụng làm dịu cảm giác khó chịu, đau rát ở búi trĩ, đồng thời còn kháng khuẩn cực tốt. Khi sử dụng lưu ý lựa chọn các sản phẩm uy tín, có xuất xứ rõ ràng để hiệu quả điều trị tốt nhất.

  • Vệ sinh hậu môn thật sạch dùng bông tăm thấm dầu dừa
  • Xoa đều lên hậu môn và để nguyên khoảng 1 tiếng
  • Lau khô hậu môn bằng khăn ẩm
  • Làm cách trên hàng ngày sẽ nhận thấy kết quả tích cực.

Tác dụng của lá ổi đối với người bị trĩ

Bệnh trĩ có thể điều trị tại nhà bằng lá ổi, trong thành phần của thực vật này có nhiều chất hoá học điển hình là β-Sitosterol, Quereentin, Leucocyanidin, Guaijaverin, Avicularin. Bên cạnh đó còn có nhiều vitamin, khoáng chất bổ sung năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ tiêu hoá, đặc biệt là Eugenol, Flavonoid, Volatile oil và Polysaccharide làm dày mạch giúp cơn đau nhức biến mất.

Phương pháp điều trị như sau:

  • Chuẩn bị nắm lá ổi tươi rửa sạch đem ăn sống
  • Hằng ngày thực hiện sau bữa ăn để hỗ trợ tiêu hoá, hạn chế tình trạng táo bón

Lưu ý: Không ăn khi đói vì dễ gây ra tình trạng đau dạ dày, thượng vị.

cach-chua-benh-tri-dan-gian (4)
Bệnh trĩ có thể điều trị tại nhà bằng lá ổi

Tác dụng của thạch lựu trong cách chữa bệnh trĩ dân gian

Lựu hay thạch lựu là một loại trái cây có lợi đối với sức khoẻ về nhiều mặt. Nếu người bệnh muốn điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian, có thể sử dụng vỏ thạch lựu để đem đến hiệu quả.

Trong thành phần của vỏ loại trái cây này có chứa granatin, acid betulic, acid ursolic và isoquercetin. Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Minnesota và đại học Irkutsk cho biết tác dụng kháng virus của lưu tới 63%, hạn chế khả năng xâm nhập của vi khuẩn nhờ kích thích hoạt động của tế bào T. Cách sử dụng vỏ thạch lựu tham khảo dưới đây:

  • Chuẩn bị khoảng 50g vỏ thạch lựu
  • Đem đun cùng 1,5 lít nước rồi để nguội
  • Vệ sinh hậu môn bằng dung dịch trên hàng ngày trước khi ngủ

Chanh tươi kháng khuẩn điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

Mặc dù không có tác dụng triệt để đối với bệnh trĩ, nhưng chanh cũng là thực vật giúp làm dịu cơn đau rát, khó chịu nơi hậu môn. Mẹo trị trĩ dân gian sử dụng chanh tươi vì chúng có thể oxy hoá làm búi trĩ giảm kích thước. Cách thực hiện khá đơn giản:

  • Nước cốt chanh tươi khoảng 15 – 20ml
  • Pha loãng cùng gel nha đam với tỉ lệ 1:1
  • Thoa trực tiếp lên hậu môn và để nguyên khoảng 15 phút
  • Vệ sinh lại với nước sạch

Cách này không chỉ kháng khuẩn, tiêu sưng mà còn giúp búi trĩ nhỏ hơn so với ban đầu.

Cách chữa bệnh trĩ dân gian hỗ trợ điều trị bệnh lý của người bệnh. Trĩ không phải bệnh nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt hàng ngày. Phát hiện và điều trị sớm sẽ làm tăng tỷ lệ thành công, tránh bệnh biến chứng nguy hiểm. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn khám phá nhiều cách chữa bệnh trĩ dân gian hiệu quả.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Tiêu Hóa bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan