Trong các phương pháp điều trị, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là lựa chọn sau cùng khi các biện pháp khác áp dụng không hiệu quả. Nhưng tâm lý mọi người khá ái ngại khi thực hiện điều trị xâm lấn, thực tế mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết sau đây.
Khi nào nên mổ thoát vị đĩa đệm
Theo thống kê từ các khoa xương khớp tại những bệnh viện lớn, hiện nay có hơn 30% dân số nước ta bị thoát vị đĩa đệm. Những cơn đau dữ đội khiến người bệnh trở nên bức bối khó chịu và nghĩ đến phương pháp phẫu thuật để sớm “giải thoát” khỏi sự đau nhức đeo bám.
Mặc dù vậy, theo chuyên gia, mổ thoát vị đĩa đệm là biện pháp điều trị sau cùng, được bác sĩ chỉ định khi và chỉ khi:
- Áp dụng phương pháp bảo tuần từ 5-8 tuần không hiệu quả
- Khối thoát vị chèn ép vào dây thần kinh gây rối loạn vận động, không kiểm soát được cơn đau.
- Thoát vị đĩa đệm cấp tính: bao xơ bị rách, nhân nhầy di trú, chui vào ống sống
Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Với bất kỳ phương pháp điều trị ngoại khoa, xâm lấn nào cũng mang đến tâm lý lo lắng cho người bệnh. Tuy nhiên, y học hiện đại với những kỹ thuật tiên tiến đã cho thấy tỉ lệ thành công cho mỗi ca mổ thoát vị đĩa đệm là 90-95%. Đặc biệt với phương pháp mổ tân tiến nhất hiện nay bằng robot thì tỷ lệ thành công, chữa dứt điểm hoàn toàn gần như là 100%. Vì thế người bệnh có thể yên tâm tham gia phẫu thuật nếu được chỉ định.
Trong 1 số trường hợp xấu có thể xảy ra biến chứng như:
- Tái phát: Tỷ lệ tái phát thoát vị đĩa đệm hậu phẫu chỉ khoảng 5%, không mấy khi xảy ra.
- Nhiễm trùng: Có thể nhiễm trùng vết mổ trường hợp mổ hở hoặc nhiễm trùng máu, nhiễm trùng tủy sống. Nhưng đây là rủi ro vô cùng hiếm gặp nếu có sự chuẩn bị cẩn thận trước khi phẫu thuật.
- Thoái hóa cột sống: Cột sống có tiền sử bị thoát vị đĩa đệm trở nên yếu hơn, theo thời gian có thể dẫn tới thoái hóa.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị xâm lấn nên những rủi ro tiềm ẩn là có thể xảy ra. Mặc dù nguy hiểm tuy nhiên tỉ lệ không cao và chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được bằng cách lựa chọn những bệnh viện uy tín, đảm bảo trang thiết bị máy móc và y bác sĩ tay nghề cao. Tuyệt đối nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ, tham khảo ý kiến trước khi quyết định phẫu thuật và sau khi phẫu thuật.
Những địa chỉ mổ thoát vị đĩa đệm tốt nhất
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm khi được chỉ định phẫu thuật nên cân nhắc lựa chọn địa chỉ uy tín dựa trên một số tiêu chí:
- Trang thiết bị máy móc hiện đại, đáp ứng kỹ thuật của từng phương pháp mổ
- Y bác sĩ, phẫu thuật viên trong ekip mổ cần có chuyên môn cao
- Chất lượng dịch vụ
Dưới đây là những bệnh viện lớn, có tiếng trong điều trị xương khớp tại Hà Nội và Hồ Chí Minh người bệnh có thể tham khảo:
- Bệnh viện Bạch Mai: Bệnh viện đa khoa đứng đầu cả nước trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
- Bệnh viện Việt Đức: Ngoài thiết bị cơ sở vật chất, bệnh viện tập trung nhiều bác sĩ đầu ngành xương khớp.
- Bệnh viện 108: Đội ngũ y bác sĩ đều trình độ chuyên môn cao, thành công trong điều trị cả nội và ngoại khoa.
- Bệnh viện 103: Bệnh viện trực thuộc Học viện Quân Y, Bộ Quốc Phòng Việt Nam, được đánh giá là bệnh viện chuyên khoa hạng I của Quân đội.
- Bệnh viện Chợ Rẫy: Bệnh viện nổi tiếng, uy tín cao tại TP Hồ Chí Minh trong điều trị bệnh lý xương khớp bao gồm thoát vị đĩa đệm.
- Bệnh viện ĐH Y Dược HCM: Bệnh viện hiện đang áp dụng những kỹ thuật mổ tân tiến như mổ nội soi, phẫu thuật bằng tia laser trong điều trị bệnh xương khớp.
- Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình HCM: Các ca phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm thực hiện tại bệnh viện đều đạt tỷ lệ thành công cao.
Những lưu ý khi mổ thoát vị đĩa đệm
Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, để hiệu quả kéo dài và ổn định, theo các bác sĩ bệnh nhân và người thân nên chú ý những điểm sau:
- Người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi hoàn toàn sau mổ . Nếu được, bệnh nhân nên chủ động nghỉ ở nhà ít nhất 1 tháng để hồi phục sức khỏe.
- Không khuân vác đồ nặng khiến bệnh có thể tái phát hoặc gây ra chấn thương.
- Vận động, đứng ngồi, đi xe nên đeo đai lưng hoặc dùng tay đỡ hông, bả vai để giữ cố định khu vực cột sống.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết tái tạo, củng cố sức mạnh cơ xương khớp.
- Tập luyện thể thao nhẹ nhàng để phục hồi chức năng vận động của cơ bắp, nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng. Người bệnh có thể tham khảo thêm những bài tập dành cho người thoát vị đĩa đệm, xin ý kiến tư vấn của bác sĩ để lựa chọn bài tập phù hợp với sức khỏe và tình trạng bệnh của bản thân.
- Tuyệt đối kiêng: chất kích thích, đồ có cồn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng gây sưng đau, ảnh hưởng quá trình điều trị.
“Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?” Trên đây chính là câu trả lời người bệnh cần nắm được. Mặc dù bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra nhiều phiền phức, giảm chất lượng cuộc sống nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát nếu được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị hợp lý.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!