Thoát vị đĩa đệm đau như thế nào? Làm cách nào để phát hiện bệnh sớm để có phương pháp chữa trị kịp thời? Trong bài chia sẻ sau đây, tapchidongy.org đã có buổi gặp gỡ và trao đổi với bác sĩ Đỗ Minh Tuấn, giám đốc chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường và có được câu trả lời cho vấn đề này. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm sau đây.
Bệnh thoát vị đĩa đệm đau như thế nào?
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thoái hóa xương khớp phổ biến có thể gặp ở cả người cao tuổi và người trẻ tuổi. Bệnh này mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nhưng đe dọa đến khả năng đi lại, khả năng vận động của người bệnh.
Việc phát hiện bệnh muộn, chủ quan trong quá trình điều trị sẽ gây ra một loạt các biến chứng như tê bì chân tay, yếu cơ, teo cơ, bại liệt, không có khả năng tự chủ trong vấn đề đại tiểu tiện, nguy cơ liệt giường suốt đời…
Để có thể phát hiện bệnh sớm, bác sĩ Đỗ Minh Tuấn chỉ rõ về triệu chứng bệnh:
Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ?
Tùy vào từng vị trí bị thoát vị mà cơn đau sẽ khác nhau. Với những người bị thoát vị vùng đốt sống cổ sẽ thấy các biểu hiện phổ biến, dễ nhận biết như:
Đau mỏi tại khu vực cổ, bả vai: Đau nhức âm ỉ trong suốt thời gian dài đặc biệt mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc khi phải làm việc nặng nhọc hay phải cúi cổ trong thời gian dài
Cơn đau lan xuống cánh tay: Lúc đầu cơn đau nhức do thoát vị gây ra chỉ dừng lại ở khu vực sau gáy, tuy nhiên theo thời gian không được điều trị sẽ lan xuống bả vai và cánh tay, nhiều trường hợp sẽ đau cả 2 bên cánh tay.
Tê bì tay: Tình trạng tê mỏi kéo dài không dứt, nhiều trường hợp bệnh nặng tình trạng tê có thể khiến họ không thể cầm nắm đồ vật.
Cứng cổ: Dấu hiệu cứng cổ thường xuất hiện vào buổi sáng sớm khi vừa ngủ dậy, người bệnh không thể quay cổ, khó khăn khi nghiêng trái nghiêng phải
Yếu cơ: Cơ cánh tay càng ngày càng yếu do khối thoát vị đĩa đệm chèn ép vào dây thần kinh. Tình trạng yếu cơ xuất hiện lúc ban đầu, sau sẽ dẫn đến teo cơ
Dấu hiệu khác: Ngoài các triệu chứng đau trên, người bệnh còn gặp phải một số dấu hiệu khác như đau đầu, chóng mặt thường xuyên, ù tai…
Thoát vị đĩa đệm đau ở đâu? Trên đây chính là câu trả lời dành cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm vùng cổ. Nếu bản thân đang phải chịu đựng đồng thời một vài triệu chứng trên, mọi người hãy chủ động đến gặp bác sĩ, đi chụp chiếu xquang ngay để có thể phát hiện bệnh sớm.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đau ở đâu?
Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng đau ở đâu? Câu trả lời chính là vùng thắt lưng sẽ là khu vực đau nhức nhất. Tuy nhiên ngoài ra còn nhiều triệu chứng đau khác người bệnh cần nắm được bao gồm:
Đau lưng: Cơn đau nhức vùng lưng lúc đầu âm ỉ, cơn đau đến rồi đi tuy nhiên càng về sau dấu hiệu bệnh càng rõ rệt. Tình trạng đau bất kể ngày đêm khiến người bệnh mất ăn mất ngủ. Mỗi khi cúi, bê vác vật nặng hoặc khi thay đổi thời tiết dấu hiệu này sẽ rõ ràng hơn.
Khó thực hiện động tác cúi, nghiêng người: người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ không thể cúi người hay nghiêng trái nghiêng phải theo ý muốn. Khó khăn khi di chuyển, xoay người, chỉ có thể đứng thẳng.
Cơn đau lan xuống mông, chân: Khi khối thoát vị chèn ép lên dây thần kinh tọa, cơn đau nhức không chỉ dừng lại ở khu vực thắt lưng mà lan xuống mông và toàn bộ chân, cẳng chân, bàn chân. Người bệnh đau nhức, mệt mỏi, khó khăn khi đi lại, di chuyển.
Giảm khả năng vận động: Teo cơ, yếu cơ, tê bì chân tay là dấu hiệu thoát vị đĩa đệm gây ra. Thời gian dài không chữa trị bạn sẽ rơi vào trạng thái không thể di chuyển thậm chí bại liệt. Nhiều trường hợp không thể kiểm soát việc đại tiện, tiểu tiện. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm mọi người không nên chủ quan.
Thoát vị đĩa đệm đau như thế nào? Trên đây chính là câu trả lời mọi người cần nắm rõ. Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, đâu là bệnh không trừ một ai kể cả người trẻ tuổi vì vậy khi có bất cứ dấu hiệu đau nhức nào của cơ thể, bạn cần chủ động đi khám chữa, không nên chủ quan, coi thường.
Việc khám chữa sớm bằng cách tìm đến chuyên khoa xương khớp tại các bệnh viện lớn, chụp chiếu CT, Xquang hay MRI sẽ giúp chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Tùy vào từng tình trạng giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về phác đồ điều trị.
Cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm
Một vài lời khuyên của chuyên gia xương khớp để ngăn ngừa bệnh thoái hóa, thoát vị mọi người cần ghi nhớ:
- Tuyệt đối không nên ngồi nhiều, ngồi ị một chỗ. Hãy di chuyển thường xuyên để hệ cột sống không bị chèn ép trong thời gian dài
- Lựa chọn bài tập thể dục phù hợp như đi bộ, đạp xe hay bơi lội… Bơi lội là một trong những bài tập được khuyến khích để ngăn ngừa bệnh xương khớp cũng như giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả
- Bê vác vật nặng đúng cách, không làm việc quá sức
- Chú ý tư thế đi đứng nằm ngồi
- Duy trì cân nặng phù hợp
- Ăn uống khoa học, kiêng khem hợp lý
- Phụ nữ nên bổ sung đầy đủ canxi trong thời gian mang thai và cho con bú
Hy vọng những thông tin chia sẻ hữu ích về vấn đề bệnh thoát vị đĩa đệm đau như thế nào ở trên sẽ giúp mọi người có thêm những kiến thức từ đó biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân và những người thân trong gia đình. Chúc gia đình bạn luôn mạnh khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!