Sử dụng thuốc Tây trị mất ngủ được nhiều người lựa chọn để tìm lại giấc ngủ cho mình. Ưu điểm của loại thuốc này đó là cho tác dụng nhanh nhưng một số loại thuốc có thể để lại nhiều tác dụng phụ gây nghiện thuốc, nhờn thuốc. Bài viết thông tin tới bạn TOP 7+ loại thuốc giảm chứng mất ngủ, khó ngủ. Đồng thời chúng tôi cũng đưa ra những lưu ý cần nhớ khi sử dụng.
Thuốc Tây điều trị mất ngủ được sử dụng phổ biến
Bạn muốn sử dụng thuốc Tây điều trị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc có thể tham khảo một số loại thuốc phổ biến sau đây:
Seduxen – Thuốc Tây chữa mất ngủ mạnh nhất hiện nay
Seduxen là loại thuốc Tây trị mất ngủ chuyên sử dụng để điều trị mất ngủ kinh niên, trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu bị ảnh hưởng đến thần kinh.
Thành phần: Diazepam là thành phần chính, hoạt chất này có tác dụng an thần gây ngủ mạnh. Khi đi vào cơ thể Diazepam sẽ giúp thư giãn hệ thần kinh, giúp người bệnh nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Ngoài ra thuốc còn chứa 1 số thành phần phụ khác.
Công dụng:
- Điều hòa hệ thần kinh, an thần mạnh
- Người dùng nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sau khi uống thuốc
- Hỗ trợ giảm những cơn co giật thần kinh và cơ
- Hỗ trợ điều trị nghiện các thực phẩm, đồ uống chứa chất kích thích
Hướng dẫn sử dụng:
- Thuốc chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ
- Mỗi ngày không uống nhiều hơn 3 viên
- Liều lượng cụ thể theo thể trạng, cơ địa của mỗi người
- Uống thuốc với nhiều nước để giảm tác dụng phụ
Chống chỉ định: Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên sử dụng
Giá bán:
Thuốc Tây trị mất ngủ Seduxen được đóng gói theo hộp 10 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên, giá bán khoảng 350.000 vnđ/ hộp.
Thuốc ngủ Diazepam 5mg giúp bạn có được giấc ngủ chất lượng
Thuốc ngủ Diazepam 5mg là loại thuốc đặc hiệu kích thích vào não bộ giúp an thần gây ngủ mạnh.
Thành phần chính: Diazepam giúp gây ngủ hiệu quả.
Công dụng:
- Gây ngủ, an thần được chỉ định với trường hợp bị khó ngủ, mất ngủ, mệt mỏi căng thẳng; đặc biệt được sử dụng trong toa thuốc chống trầm cảm.
- Thuốc ngủ Diazepam 5mg còn có tác dụng đối với trường hợp bị sảng rượu cấp hoặc bị co giật
- Một số trường hợp, Diazepam được dùng như thuốc tiền mê trước phẫu thuật.
Hướng dẫn sử dụng:
Đối với người lớn
- Người bị mất ngủ mỗi ngày uống 5 – 15mg, người già cần giảm liều lượng còn 2,5 – 7,5 mg mỗi ngày.
- Người bị run tay chân, tâm thần nội sinh dùng liều lượng cao: 20 – 40mg/ngày
- Bệnh nhân bị co cứng sử dụng 5 – 20mg mỗi ngày
Đối với trẻ em
- Trẻ từ 7 – 14 tuổi: 5 – 15mg/ngày
- Trẻ từ 2 – 6 tuổi: 2,5 – 7,5mg/ngày
- Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi: 1,25 – 5mg/ngày
Cần tuân thủ theo đúng chỉ định bác sĩ khi dùng thuốc. Không sử dụng chung diazepam với nhóm thuốc an thần khác.
Chống chỉ định: Thuốc Tây trị mất ngủ Thuốc ngủ Diazepam 5mg có thể gây ra một số tác dụng phụ như: đau đầu, buồn ngủ cả ban ngày, đầu óc li bì, giảm tập trung,… Vì vậy những người cần thường xuyên tỉnh táo, lái xe không nên sử dụng.
Thuốc Tây điều trị chứng mất ngủ Phenobarbital
Phenobarbital tiếp tục là một loại thuốc Tây cực mạnh có tác dụng an thần, gây ngủ. Thuốc này được bào chế dưới dạng tiêm hoặc thuốc uống dạng viên nén.
Công dụng:
- Phenobarbital là thành phần chính có tác dụng an thần, gây ngủ rất tốt
- Thuốc có tác dụng giảm các cơn co giật động kinh
Hướng dẫn sử dụng:
- Trường hợp người bệnh bị động kinh toàn bộ hoặc cục bộ sử dụng 60 – 180mg/ngày vào buổi tối. Trẻ nhỏ thì giảm liều lượng dùng 1 – 8mg/kg mỗi ngày.
- Trẻ sơ sinh bị động kinh phải tiêm tĩnh mạch, sử dụng 5 – 10mg/kg mỗi lần.
- Trường hợp động kinh liên tục phải tiêm tĩnh mạch: Người lớn 10mg/kg, trẻ nhỏ 5 – 10mg/kg tùy độ tuổi, cân nặng.
Chống chỉ định:
- Thuốc không sử dụng cho trường hợp bị rối loạn chuyển hóa porphyrin hoặc mắc chứng suy hô hấp nặng.
- Không dùng cho người bị động kinh cơn vắng
- Người bị khó thở, tắc nghẽn mạch, suy hô hấp nặng
Giá bán: Hiện thuốc Phenobarbital được bán với giá 190.000 VNĐ/hộp 500 viên 10mg. Bạn có thể tìm mua tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.
Thuốc Tây trị mất ngủ dạng bột Scopolamine
Scopolamine là loại thuốc Tây trị mất ngủ dạng bột có nguồn gốc từ Mỹ. Thuốc không mùi, không vị vì vậy được nhiều người lựa chọn sử dụng trong nhiều trường hợp.
Tác dụng:
- Có tác dụng thôi miên, gây mê tạm thời
- Người dùng dễ dàng ngủ ngon, ngủ sâu giấc
- Thuốc được sử dụng cho những người bị mất ngủ dài ngày, người cần thư giãn thần kinh, giải tỏa căng thẳng.
Hướng dẫn sử dụng:
- Bạn pha 0,4mg thuốc cùng 50ml nước, khuấy đều để bột hòa tan.
- Sau 1 – 2 phút uống, thuốc đã có thể phát huy tác dụng và tác dụng sẽ kéo dài trong khoảng 1 tiếng.
- Do thuốc có tính gây mê nhanh chóng vì vậy phải tuân thủ theo kê đơn của bác sĩ. Không được sử dụng quá liều.
Chống chỉ định:
- Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú
- Không dùng thuốc cho mục đích xấu
Giá bán: Hiện Scopolamine dạng bột có giá khoảng 1.700.000 – 2.000.000 vnđ/ lọ
Thuốc trị mất ngủ Gardenal
Gardenal là loại thuốc Tây trị mất ngủ kê đơn với thành phần chính là Phenobarbital 10mg. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén khá dễ uống.
Công dụng:
- Ngăn chặn một số triệu chứng liên quan đến động kinh như: động kinh giật cơ, động kinh cục bộ
- Giảm triệu chứng co giật ở trẻ em khi ngủ
- Đây là loại thuốc biệt dược, chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. TUYỆT ĐỐI KHÔNG tự ý sử dụng thuốc hoặc lạm dụng, uống thuốc quá liều.
Cách sử dụng thường được kê đơn như sau:
- Chống co giật khi ngủ: Người lớn uống mỗi ngày 2 – 3mg/kg. Trẻ nhỏ mỗi ngày uống từ 3 – 4 mg/kg.
- Liều dùng giúp làm dịu cơn co giật, làm dịu hệ thần kinh: 0,05 – 0,12g mỗi ngày
- Chống mất ngủ: Sử dụng 1 viên trước khi đi ngủ
- Trong thời gian sử dụng thuốc không đường dừng thuốc đột ngột bởi có thể gây ra hiện tượng động kinh
Chống chỉ định:
- Người bị suy gan, thận
- Người già, trẻ nhỏ
- Người nghiện rượu
- Người bị trầm cảm
Thuốc an thần gây ngủ Zopistad 7.5
Thành phần trong thuốc Zopistad 7.5 có tác dụng gây ngủ và an thần rất tốt. Thuốc được sử dụng trong điều trị mất ngủ thời gian ngắn, những trường hợp mất ngủ do bệnh tâm thần.
Công dụng:
- An thần, dễ dàng chìm vào giấc ngủ
- Ngủ liền mạch, sâu giấc không bị tỉnh giấc nửa đêm
- Hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ thứ phát do hoảng loạn tâm lý
Thuốc cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất.
Liều lượng sử dụng:
- Người lớn, sức khỏe ổn định bình thường: Mỗi ngày uống 1 viên.
- Người bị suy thận, suy gan ở mức độ nhẹ tới trung bình; người già: Mỗi ngày sử dụng nửa viên
- Trẻ nhỏ KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG thuốc này.
Thời gian điều trị chứng mất ngủ tạm thời là từ 2 – 3 ngày, điều trị chứng mất ngủ ngắn hạn từ 2 – 3 tuần.
Chống chỉ định
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
- Phụ nữ có thai, đang cho con bú
- Người lái xe hoặc vận hành máy móc, những người cần sự tỉnh táo
Một số tác dụng phụ:
- Phù nề mặt, lưỡi, môi
- Khó thở, khô miệng, khó nuốt
- Choáng váng nhẹ, người li bì
- Rối loạn tiêu hóa
- Đau đầu, hoa mắt, dễ bị kích thích cùng một số vấn đề tâm lý khác
Thuốc chữa chứng khó ngủ, mất ngủ Zaleplon
Đây là loại thuốc an thần thế hệ mới được sử dụng để khắc phục những hạn chế của nhóm thuốc an thần thế hệ cũ. Zaleplon hoạt động bằng cách tác động lên thụ thể GABA-A (chủ yếu ở type 1) có tác dụng an thần, gây ngủ. Loại thuốc này có thể sử dụng trong vòng 2 – 5 tháng mà không gây ra tác dụng phụ đáng lo ngại.
Tuy nhiên nếu lạm dụng thuốc có thể gây ra nguy cơ phụ thuộc thuốc. Hơn nữa, một số trường hợp dừng thuốc đột ngột có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn như: mê sảng, co giật, người mệt mỏi thậm chí là suy nhược cơ thể.
Ngoài ra, thuốc còn có thể gây ra trạng thái phức tạp như hoảng sợ, suy giảm trí nhớ, đau đầu, đánh mất hành vi bình thường, dễ té ngã,…
Chính vì vậy, người bệnh cần hỏi kỹ ý kiến bác sĩ và tuân thủ liều lượng khi sử dụng.
Chống chỉ định:
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
- Phụ nữ mang thai và đang trong giai đoạn cho con bú
- Người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc
- Người bị suy gan, suy hô hấp nặng
Trong quá trình dùng thuốc Zaleplon TUYỆT ĐỐI KHÔNG sử dụng rượu bia, đồ uống chứa ga, cồn để tránh ức chế thần kinh.
Zolpidem – Thuốc ngủ được sử dụng khá phổ biến
Zolpidem là một trong những loại thuốc Tây điều trị chứng mất ngủ được sử dụng khá phổ biến. Tác dụng của loại thuốc này đó chính là gây ngủ nhanh, rút ngắn thời gian bắt đầu ngủ, duy trì giấc ngủ sâu và ngon giấc hơn.
Zolpidem chính là dẫn xuất của imidazopyridine, cơ chế hoạt động của nó khá phức tạp. Một số nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng sử dụng Zolpidem có thể giúp ngủ nhanh sau khi thuốc vào cơ thể tuy nhiên lại gây ra tình trạng nghiện thuốc, phụ thuộc thuốc.
Loại thuốc này chỉ phù hợp với người trưởng thành. Trẻ nhỏ, thiếu niên không nên sử dụng thuốc.
Chống chỉ định:
- Người có cơ địa mẫn cảm với thành phần của thuốc
- Người bị viêm phổi, tắc nghẽn mãn tính
- Người gặp chứng ngưng thở khi ngủ
- Người bị loạn thần, nhược cơ
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú
Thường bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng Zolpidem trong khoảng từ 2 – 3 tuần.
Thuốc trị mất ngủ Phamzopic
Phamzopic thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, được đóng gói và sử dụng dạng viên nén. Đây là loại thuốc trị mất ngủ có xuất xứ từ Canada.
Công dụng:
- Giúp dễ dàng chìm vào giấc ngủ
- Giảm tình trạng rối loạn giấc ngủ, ngủ ngon giấc hơn
- Kéo dài giấc ngủ vào ban đêm, không bị tỉnh giấc quá sớm.
Cách sử dụng:
- Đối với người lớn: mỗi ngày uống 1 viên
- Đối với người già, người bị suy gan, yếu thận, hoặc gặp vấn đề về hô hấp mãn tính: Mỗi ngày sử dụng nửa viên.
- Sử dụng thuốc Phamzoic điều trị mất ngủ chỉ nên kéo dài dưới 10 ngày. Không nên lạm dụng thuốc trong thời gian dài, đồng thời khi ngưng dùng thuốc phải dừng liều từ từ.
- Bạn có thể uống thuốc trong lúc đói và lúc no, uống thuốc trước khi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Chống chỉ định
- Những người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
- Người có phản ứng với rượu
- Người phản ứng với thuốc an thần
Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc
- Miệng đắng và khô
- Buồn ngủ li bì cả ngày
- Suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh
- Trạng thái tâm lý bất ổn tạm thời
- Rối loạn tiêu hóa
Lưu ý: Đa số các nhóm thuốc Tây đề gây ra những tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài. Để tránh những tác dụng phụ của thuốc tân dược, người bệnh có thể chuyển hướng điều trị sang các bài thuốc thảo dược được nghiên cứu chuyên sâu và bài bản. Ưu điểm nổi bật nhất của các bài thuốc này là an toàn, hiệu quả cao khi có khả năng điều trị mất ngủ từ gốc, đồng thời hoạt huyết dưỡng não, phục hồi cơ thể toàn diện.
Lưu ý cần nhớ khi điều trị mất ngủ bằng thuốc Tây
Sử dụng thuốc Tây điều trị mất ngủ chỉ là trường hợp bất đắc dĩ, và bạn chỉ nên sử dụng khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Trong quá trình trao đổi, bạn cần hợp tác với bác sĩ, cung cấp đầy đủ và chi tiết về thói quen sinh hoạt, thói quen ngủ nghỉ của mình.
- Mỗi loại thuốc an thần gây ngủ sẽ hoạt động theo một cơ chế riêng. Bạn cần nắm rõ được những tác dụng phụ của thuốc như: rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn,…
- Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hay đang cho con bú, những người có cơ địa nhạy cảm cần cân nhắc trước khi sử dụng.
- Những người có tiền sử về tim mạch, huyết áp thấp, hay động kinh thì HOÀN TOÀN KHÔNG nên sử dụng thuốc Tây chữa mất ngủ.
- TUYỆT ĐỐI KHÔNG sử dụng, lạm dụng thuốc ngủ thường xuyên bởi điều này sẽ giảm tuổi thọ và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
- Khi uống thuốc sai cách, người bệnh có thể bị ngộ độc thuốc ngủ. Sau khi uống thuốc thấy hơi thở có mùi, thân nhiệt hạ, vã mồ hôi, chân tay lạnh ngắt cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.
- Trường hợp mặc dù đã sử dụng thuốc Tây điều trị mất ngủ nhưng sau khi thức dậy vào sáng hôm sau bạn vẫn thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải và buồn ngủ thì bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Song song với việc dùng thuốc Tây, chúng ta nên quan tâm tới một số phương pháp chữa mất ngủ trong dân gian như: bấm huyệt, ngâm chân, thiền, yoga hoặc sử dụng một số thảo dược quanh nhà.
Trên đây là tổng hợp những loại thuốc Tây trị mất ngủ phổ biến cùng các lưu ý trong quá trình sử dụng. Hy vọng bài viết đã cung cấp tới quý bạn đọc được những thông tin hữu ích, từ đó có thể chăm sóc tốt sức khỏe cho cả gia đình.
Định tâm an thần thang giá như thế nào vây, có đắt không?
Tùy tình trạng bệnh mà giá sẽ khác nhau đó bạn, như đơn thuốc của mình là bác sĩ kê cho 2 loại thuốc uống thì của mình hết hơn 2 triệu quan trọng là uống thuốc mình chữa được bệnh mất ngủ, không bị phụ thuộc vào thuốc nên thấy giá vậy rất đáng tiền. Nói thật là chữa bệnh chỉ mong khỏi bệnh chứ chả mong gì hơn, chuyện hết ít hay nhiều tiền lúc đấy không phải là vấn đề nữa. Mình biết nhiều người uống thuốc tây quanh năm mà không khỏi hẳn đó bạn, nếu tính ra tiền thuốc còn đắt hơn đó, đã thế còn bị tác dụng phụ của thuốc nưa chứ.