Mẩn ngứa, nổi mề đay là nỗi ám ảnh của rất nhiều người bệnh, nhất là khi mùa hè đang đến gần. Nếu không có cách chữa bệnh nổi mề đay phù hợp, triệu chứng sẽ bùng phát và tái đi tái lại, gây ra sự khó chịu và phiền toái trong sinh hoạt. Cùng khám phá ngay giải pháp cho vấn đề này trong bài viết dưới đây!
Nguyên tắc điều trị nổi mề đay
Nổi mề đay là thuật ngữ mô tả tình trạng da nổi mẩn, sưng phồng, thường đi kèm với cảm giác ngứa hoặc đau. Đây có thể là hậu quả của phản ứng dị ứng, cảm lạnh, stress hoặc tiếp xúc với chất gây kích ứng. Do đó, việc điều trị nổi mề đay tập trung vào hai việc, đó là:
Xác định chất gây kích ứng da
Với những người có cơ địa dị ứng, nổi mề đay thường tái đi tái lại, nhất là khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên. Do đó, nguyên tắc điều trị bệnh mề đay đầu tiên cần ghi nhớ là phải xác định được các chất dị nguyên có thể gây ra phản ứng dị ứng trong cơ thể bạn.
Trường hợp khó phát hiện dị nguyên, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Tránh các thực phẩm có nguy cơ dị ứng hoặc thức ăn lạ.
- Không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có đơn kê từ bác sĩ.
- Tránh tiếp xúc với phấn hoa, hóa chất, bụi bẩn, lông động vật.
Chăm sóc tại nhà
Để chữa nổi mề đay tại nhà an toàn và hiệu quả, bạn lưu ý những điều sau:
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ kết hợp với các cách chữa bệnh nổi mề đay tại nhà để nâng cao hiệu quả điều trị.
- Tránh tắm nước nóng và sử dụng sữa tắm chứa chất gây kích ứng da.
- Đảm bảo vệ sinh cho da bằng cách tắm hàng ngày và thay quần áo mỗi khi vận động mạnh.
- Không cọ xát vết thương, gây kích ứng ngứa nhiều hơn.
- Duy trì lối sống khoa học, hạn chế lo lắng, stress,...
- Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm quá cay, đồ ngọt, rượu, bia, thuốc lá,...
- Đến ngay bệnh viện khi cơ thể có dấu hiệu bất thường.
- Thăm khám định kỳ để được theo dõi sức khỏe và diễn tiến điều trị bệnh.
Bật mí cách chữa bệnh nổi mề đay hiệu quả
Nổi mề đay là một phản ứng phức tạp, cần được kiểm soát và điều trị một cách hợp lý để giảm bớt triệu chứng, cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Dưới đây là một số cách trị nổi mề đay mà bạn có thể áp dụng:
Mẹo dân gian chữa nổi mề đay
Các mẹo dân gian chữa nổi mề đay luôn được nhiều người tin tưởng và lựa chọn. Mặc dù đem lại hiệu quả điều trị cao với các trường hợp nặng, nhưng các mẹo dân gian được đánh giá cao bởi độ an toàn, ít gây tác dụng phụ. Do đó, người bệnh có thể yên tâm áp dụng những mẹo dân gian này.
Lá bạc hà trị nổi mề đay, mẩn ngứa
Tinh dầu bạc hà là liệu pháp tự nhiên giúp giảm ngứa và làm dịu các triệu chứng của mề đay. Những tác dụng này đến từ hoạt chất Menthol có trong lá bạc hà. Ngoài tác dụng làm dịu, giảm đau, hoạt chất này còn giúp kháng khuẩn hiệu quả.
Đó là lý do vì sao, loại dược liệu này thường xuất hiện trong các sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng,...
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 1 nắm lá bạc hà, ngâm với nước muối pha loãng rồi rửa lại cho thật sạch.
- Xay nhuyễn lá bạc hà cùng với xíu muối trắng.
- Đắp trực tiếp hỗn hợp trên lên vùng da bị mề đay trong vòng 10 - 15 phút.
- Nếu bạn bị nổi mề đay khắp cơ thể, có thể nấu nước lá bạc hà rồi dùng để tắm.
Mẹo chữa mề đay bằng mật ong
Mật ong là một nguyên liệu tự nhiên có nhiều đặc tính chữa lành và làm dịu da. Với người bị mẩn ngứa, nổi mề đay, sử dụng mật ong sẽ giúp làm dịu da, chống khuẩn, kháng nấm cũng như cung cấp độ ẩm cho da tự nhiên. Điều này có thể làm giảm tình trạng da khô, nứt nẻ, một phần quan trọng trong điều trị mề đay.
Cách thực hiện:
- Bạn kết hợp mật ong cùng dầu dừa, nha đam, theo tỷ lệ 1:1:1.
- Làm sạch da với nước ấm hoặc dung dịch nước muối sinh lý.
- Lấy một lượng hỗn hợp trên, massage lên da trong 15 phút.
- Để tình trạng được cải thiện, người bệnh nên kiên trì thực hiện 3 - 4 lần/tuần.
Tắm lá kinh giới trị mề đay
Lá kinh giới là dược liệu thường được dùng trong YHCT. Nghiên cứu cho thấy, hàm lượng Flavonoid, d-limonene, d-menthol, menthol racemic trong lá kinh giới có thể giúp giảm sưng đau và kích ứng trên da.
Nhờ lợi ích này, lá kinh giới được sử dụng phổ biến trong điều trị mề đay. Đây là mẹo an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí mà bạn nên áp dụng.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 300g lá kinh giới và một ít muối trắng.
- Rửa sạch nguyên liệu, vò nát, sau đó đun sôi cùng với 2 lít nước.
- Trước khi tắt bếp, bạn cho vào nồi một xíu muối trắng để tăng hiệu quả sát khuẩn.
- Sử dụng nước kinh giới để tắm, tận dụng phần bã để massage lên da.
- Thường xuyên áp dụng cách chữa nổi mề đay này để thấy được hiệu quả rõ rệt.
Cách chữa bệnh nổi mề đay bằng lá tía tô
Hydrocumin và Limonene trong lá tía tô được chứng minh là có hiệu trong hỗ trợ điều trị nổi mề đay. Theo đó, chúng giúp làm dịu da, chống oxy hóa, giúp bảo vệ da khỏi sự tổn thương. Ngoài ra, các hợp chất này cũng giúp giảm sự kích thích và mẩn ngứa do vi khuẩn hoặc viêm nhiễm gây ra.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy 100g lá tía tô tươi hoặc 10g lá tía tô khô, rửa sạch, để ráo.
- Đem sắc lá tía tô lấy nước.
- Uống nước này thay nước lọc.
- Kiên trì áp dụng sau 1 tuần sẽ thấy triệu chứng mẩn ngứa, phát ban thuyên giảm đáng kể.
Chữa mề đay, mẩn ngứa bằng rau má
Không chỉ là nguyên liệu trong nhiều món ăn ngon, rau má còn là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe. Nó được sử dụng để trị nóng trong, giải độc, mát gan, chống dị ứng, kháng khuẩn. Vì vậy, mẹo dân gian chữa mề đay bằng rau má cũng được rất nhiều người tin dùng.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm rau má, rửa sạch cùng với nước muối pha loãng.
- Đem rau má xay nhuyễn cùng 1 cốc nước.
- Dùng rây lọc bỏ cặn bò, có thể bỏ thêm đường để dễ uống.
Chữa nổi mề đay theo Tây y
Thuốc Tây chữa nổi mề đay mang lại hiệu quả điều trị tại chỗ. Tuy vậy, bệnh nhân cần lưu ý tới những tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra. Vì vậy, tham khảo ý kiến sử dụng từ bác sĩ là vô cùng cần thiết.
Thuốc Phenergan
Phenergan là một loại thuốc kháng histamin, có tác dụng giảm các triệu chứng dị ứng ngoài da. Do đó, phenergan thường được chỉ định cho người bệnh bị mẩn ngứa, viêm mũi dị ứng và mề đay.
- Chống chỉ định: Trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai.
- Cách dùng: Thuộc dạng kem nên người bệnh cần vệ sinh da sạch sẽ trước khi sử dụng.
Omalizumab
Omalizumab thường được thay thế khi bệnh nhân không đáp ứng với thuốc kháng sinh histamin. Omalizumab hoạt động bằng cách ức chế IgE, một loại kháng thể gây ra phản ứng dị ứng trong cơ thể. Bằng cách này, nó giúp kiểm soát việc kích thích của IgE và giảm triệu chứng mề đay hiệu quả.
- Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, bệnh nhân nhiễm trùng nặng hoặc quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.
- Cách dùng: Omalizumab được đưa vào cơ thể theo đường tiêm. Do đó, việc điều trị cần có sự giám sát từ bác sĩ chuyên môn.
Thuốc Corticoid toàn thân
Corticoid thường chỉ định cho trường hợp nổi mề đay nặng và cấp tính. Nhóm thuốc này có tác dụng trung hòa chất gây dị ứng và giúp cơ thể giải phóng histamin. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng tiềm ẩn nguy cơ gặp tác dụng phụ (yếu cơ, nổi mụn, khó ngủ, suy thượng thận,...). Do đó, bệnh nhân chỉ dùng khi có đơn kê của bác sĩ.
- Chống chỉ định: Người có tiền sử bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, viêm loét dạ dày, người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.
- Cách dùng: Sử dụng dạng uống, bôi hoặc tiêm.
Thuốc kháng histamin
Gồm thuốc kháng sinh histamin H1 và H2. Trong đó, thuốc kháng sinh histamin thế hệ 1 thường ít được sử dụng hơn, do có thể gây tác dụng phụ như tim đập nhanh, buồn ngủ, khô miệng. Trong khi đó, nhóm thuốc histamin H2 có thể khắc phục được nhược điểm này nên được chỉ định nhiều hơn. Các loại thuốc thuộc nhóm này có thể kể đến là fexofenadine, loratadine, desloratadine, cetirizine, levocetirizine,...
- Chống chỉ định: Người mắc bệnh tim, tiểu đường, phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người có tiền sử dị ứng với thuốc.
- Cách dùng: Liều lượng và thời lượng dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ.
Chữa mề đay theo phương pháp Đông y
Theo Đông y, mề đay được coi là kết quả của sự mất cân bằng trong cơ thể, thường xuất phát từ các yếu tố dư thừa nhiệt khiến gan, thận suy yếu, ảnh hưởng đến quá trình thải độc. Ngoài các yếu tố bên trong cơ thể, sự xâm nhập của các yếu tố ngoại nhân như của phong nhiệt, phong hàn cũng là căn nguyên khiến bệnh bùng phát.
Do đó cách chữa bệnh nổi mề đay theo Đông y sẽ tuân thủ theo nguyên tắc trừ tà, tiêu độc, lợi tiểu và an thần. Dưới đây là một số bài thuốc phù hợp với nguyên tắc này:
Bài thuốc 1
- 16g xương bồ
- 12g bạch thược
- 12g hoàng cầm
- 12g sài hồ
- 12g cam thảo
- 16g quả ké
- 20g rau má
- 16g tang ký sinh
- 20g kim ngân
- 20g tang diệp
- 20g cỏ mần trầu
Sắc uống mỗi ngày 1 - 2 thang.
Bài thuốc 2
- 12g cam thảo
- 12g trần bì
- 8g quế
- 10g bạch chỉ
- 12g xuyên khung
- 16g thương nhĩ
- 12g thục địa
- 12g đương quy
- 10g tế tân
- 12g độc hoạt
- 12g cát cánh
- 16g xương bồ
Uống mỗi ngày 1 tháng.
Bài thuốc 3
- 12g kinh giới
- 20g sinh thạch cao
- 20g vỏ bí đao
- 10g thuyền thoái
- 12g ý dĩ
- 22g bạch tiêu bì
- 8g cam thảo
- 25g sinh địa hoàng
- 30g thổ phục linh
- 14g phòng phong
Sắc uống 3 thang/ngày.
Bài thuốc 4
- 16g ké đầu ngựa
- 16g nam hoàng bá
- 16g khúc khắc
- 16g kinh giới
- 12g nhẫn đông hoa
- 16g hạ khô thảo
- 12g chi tử
- 16g rau má
- 12g liên kiều
- 16g bồ công anh
- 12g hoàng cầm
- 16g cát căn.
Sắc kĩ dược liệu, chia làm 3 phần uống trong ngày.
Bài thuốc 5
- 12g phòng phong
- 16g kinh giới tuệ
- 12g đan sâm
- 16g ý dĩ
- 16g thương nhĩ tử
- 16g lá đơn tướng quân
- 8g quế
- 8g đỗ nhược
Sắc uống mỗi ngày 3 thang.
Thuốc Đông y chữa mề đay được đánh giá là một phương pháp hay, ít gây tác dụng phụ và tình trạng nhờn thuốc. Hơn nữa, các bài thuốc còn mang lại hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, khi áp dụng, bệnh nhân cần xác định là phải kiên trì, sắc uống mỗi ngày trong thời gian liên tục để triệu chứng sớm được kiểm soát.
Nổi mề đay là tình trạng phát ban trên da không quá đáng lo. Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, người bệnh cần tích cực điều trị bằng thuốc và thảo dược. Mong rằng một số cách bệnh chữa nổi mề đay trong bài chia sẻ này sẽ giúp ích được cho bạn!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!