Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm mũi dị ứng thời tiết thường xuất hiện ở những người có sức đề kháng kém, cơ địa quá mẫn cảm với sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Bệnh hầu như không thể chữa khỏi hoàn toàn nếu người bệnh chủ quan trong điều trị và sức đề kháng không được cải thiện. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lý viêm mũi dị ứng thời tiết đồng thời biết cách lựa chọn phương hướng điều trị đúng đắn.

Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì?

Viêm mũi dị ứng thời tiết là tình trạng niêm mạc mũi bị kích ứng, có hiện tượng hắt hơi, chảy dịch mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc vào thời điểm giao mùa.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết

Viêm mũi dị ứng thời tiết có đầy đủ đặc điểm của bệnh viêm mũi dị ứng thông thường, bao gồm:

  • Hắt hơi, sổ mũi: Người bệnh thường xuyên bị sổ mũi, ngứa mũi liên tục và có hiện tượng hắt hơi từng đợt.
  • Chảy dịch mũi: Khác với bệnh viêm xoang có dịch mũi đặc và màu đục, dịch mũi của viêm mũi dị ứng thường có màu trong và lỏng hơn.
  • Tắc nghẹt mũi: Các histamin được sản sinh do dị ứng cũng gây phù nề niêm mạc mũi và khiến chức năng dẫn lưu của xoang bị ảnh hưởng. Khi dịch mũi tiết ra quá nhiều sẽ có hiện tượng tắc nghẽn, ngạt mũi.

Tuy nhiên, các triệu chứng này chỉ xuất hiện vào lúc thời tiết thay đổi, không tái phát liên tục trong năm. Ngoài ra, căn bệnh này cũng là một dạng của dị ứng thời tiết nên ở người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng đỏ mắt, viêm kết mạc, tiêu chảy, chảy nước mắt, đau đầu...

viem-mui-di-ung-thoi-tiet
Viêm mũi dị ứng gây hắt hơi, sổ mũi

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết

Cơ chế dẫn đến bệnh là do cơ thể khó thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của nhiệt độ và độ ẩm không khí. Từ đó sản sinh quá mức chất trung gian gây phản ứng viêm và dị ứng là các histamin.

Các histamin được chứa trong tế bào mast có nhiều tại niêm mạc đường hô hấp. Khi thời tiết chuyển mùa, nồng độ phấn hoa trong không khí sẽ tăng cao, bào tử và nấm mốc được tạo điều kiện phát triển, từ không khí đi vào mũi sẽ dẫn đến các phản ứng viêm tại đây.

Như vậy, dị nguyên gây viêm mũi dị ứng thời tiết chính là phấn hoa và bào tử trong không khí. Cho nên việc điều trị phải chú trọng phòng tránh các dị nguyên gây bệnh này.

Viêm mũi dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Có chữa được không?

"Viêm mũi dị ứng thời tiết không phải là căn bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, việc tái phát bệnh liên tục mỗi khi thời tiết thay đổi có thể khiến người bệnh gặp nhiều khó chịu và bất tiện trong công việc, cuộc sống thường ngày.

Ngoài ra, bệnh có thể tiến triển thành viêm mũi dị ứng bội nhiễm, viêm mũi dị ứng mãn tính hay viêm mũi xoang - đặc trưng bởi tình trạng xoang mũi bị nhiễm trùng do virus, vi khuẩn. Người bệnh cũng dễ mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp hơn". Theo đó:

  • Viêm mũi dị ứng bội nhiễm: Tình trạng tiết nhiều chất dịch nhầy có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công mũi dẫn đến viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Viêm mũi dị ứng bội nhiễm nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến các xương xoang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, mũi mất chức năng dẫn lưu dịch và bệnh diễn tiến thành viêm xoang.
  • Viêm mũi xoang: Việc nhiễm trùng xoang mũi có thể khiến người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Chẳng hạn như các bệnh lý về tai mũi họng như viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa. Thậm chí virus, vi khuẩn phân tán nhanh có thể gây nhiễm trùng mắt, viêm màng não, áp xe não...gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
  • Hen suyễn: Viêm mũi dị ứng thời tiết tái phát nhiều lần cũng kích hoạt phản ứng dị ứng lặp đi lặp lại. Các dị nguyên thông qua đường mũi đi vào hệ hô hấp khiến phế quản - cơ quan dẫn khí trở nên nhạy cảm hơn, tần suất co thắt dao động lớn. Người bệnh có nhiều cơn hen cấp dễ diễn tiến thành bệnh hen suyễn.

viem-mui-di-ung-thoi-tiet
Viêm mũi dị ứng thời tiết có thể tiến triển thành viêm xoang

Viêm mũi dị ứng thời tiết cho đến nay vẫn chưa thể điều trị dứt điểm hoàn toàn. Bởi nguyên nhân dẫn đến bệnh xuất phát từ sự mẫn cảm của cơ thể đối với sự thay đổi của thời tiết. Nhiệt độ, độ ẩm, nồng độ phấn hoa trong không khí là những tác nhân không thể loại bỏ. Tuy nhiên, người bệnh có thể giảm tần suất tái phát bệnh nếu được cải thiện, nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng niêm mạc mũi xoang.

Chẩn đoán viêm mũi dị ứng thời tiết, khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Để chẩn đoán viêm mũi dị ứng thời tiết chính xác, bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt thông qua các bước:

1. Khai thác tiền sử dị ứng

Người bệnh sẽ được khai thác tiền sử dị ứng gia đình và tiền sử dị ứng của bản thân. Liệu trong gia đình có người mắc bệnh dị ứng hoặc bản thân có từng bị dị ứng thuốc, mắc bệnh mề đay, hen phế quản hay không.

2. Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng, chẩn đoán thông qua:

  • Các triệu chứng cơ năng: Hắt hơi, chảy dịch trong, ngạt mũi, ngứa mũi
  • Các triệu chứng thực thể nội soi mũi: Niêm mạc mũi nhợt màu, cuốn mũi dưới phù nề, dịch xuất tiết là chất nhầy trong.

3. Xét nghiệm phản ứng với các dị nguyên gây dị ứng

Do viêm mũi dị ứng có nhiều điểm tương đồng với bệnh viêm mũi vận mạch. Để chẩn đoán phân biệt, người bệnh có thể thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm:

  • Kiểm tra nội bì: Tiêm các dị nguyên với nồng độ nhỏ tại mặt trong của cẳng tay.
  • Kiểm tra kích thích mũi: Cho mũi tiếp xúc với các dị nguyên dễ gây dị ứng.
  • Kiểm tra phản ứng in vitro: Sử dụng các phương pháp trực tiếp/gián tiếp định lượng kháng thể dị ứng như RAST, RIST, phản ứng phân hủy mastocyte, phản ứng tiêu bạch cầu đặc hiệu...

Đối tượng mắc bệnh

  • Người có cơ địa dị ứng: Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến viêm mũi dị ứng thời tiết.
  • Trẻ em: Trẻ em có hệ miễn dịch và hệ hô hấp chưa hoàn thiện, niêm mạc mũi nhạy cảm hơn người lớn, do đó dễ bị kích ứng bởi các tác nhân dị ứng trong môi trường.
  • Người có tiền sử bệnh hen suyễn, viêm da dị ứng: Những người có tiền sử các bệnh dị ứng khác có nguy cơ cao mắc viêm mũi dị ứng thời tiết.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân dị ứng: Những người làm việc trong môi trường bụi bẩn, ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất, lông động vật, phấn hoa, nấm mốc,... có nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Người có hệ miễn dịch yếu: Những người có hệ miễn dịch yếu do mắc các bệnh mãn tính, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch,... cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Chăm sóc và phòng tránh bệnh như thế nào?

Người bệnh cần đặc biệt lưu ý trong chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hàng ngày. Bởi viêm mũi dị ứng thời tiết là căn bệnh phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa. Người bệnh cần được nâng cao hệ miễn dịch, vừa giúp tăng hiệu quả điều trị vừa phòng ngừa bệnh tái phát. Theo đó, người bệnh cần:

  • Ăn nhiều thực phẩm tăng cường sức đề kháng: Rau củ, trái cây có chứa nhiều vitamin C, nấm, thịt bò, thịt gà, gan động vật, dầu đậu nành, dầu hạt vừng...
  • Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm gây hại cho sức khỏe: Đồ ăn chiên, rán có nhiều dầu mỡ, đồ ăn quá nhiều đường, đồ ủ chua, muối chua, thực phẩm cay nóng, thức uống có cồn...
  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa: Người bệnh không nên sống ở nơi có ẩm thấp, có nấm mốc, không gian sống cần sạch sẽ, thoáng đãng.
  • Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ: Người bệnh nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi và súc miệng mỗi ngày, giúp tăng cường diệt khuẩn và hạn chế các bệnh lý về đường hô hấp.
  • Bảo vệ đường hô hấp: Vào thời điểm giao mùa, người bệnh nên bảo vệ đường hô hấp chặt chẽ hơn để hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh, phòng tránh cảm cúm, cảm lạnh, viêm xoang...

viem-mui-di-ung-thoi-tiet
Ăn nhiều thực phẩm tăng cường sức đề kháng

Khi nào cần đi gặp bác sĩ

  • Triệu chứng dai dẳng hơn 1 tuần: Nếu các triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết của bạn không cải thiện sau 1 tuần hoặc trở nên nặng hơn, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
  • Sốt cao: Sốt cao trên 38°C (100.4°F) có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, cần được bác sĩ điều trị.
  • Khó thở: Khó thở là một triệu chứng nghiêm trọng, có thể do biến chứng của viêm mũi dị ứng thời tiết ảnh hưởng đến đường thở.
  • Đau nhức hốc mắt, trán: Đau nhức hốc mắt, trán dữ dội có thể do viêm xoang, cần được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ.
  • Chảy dịch mũi có màu xanh, vàng hoặc có mủ: Dịch mũi có màu xanh, vàng hoặc có mủ có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn, cần được điều trị bằng kháng sinh.
  • Mất khứu giác: Mất khứu giác có thể do ảnh hưởng của viêm mũi dị ứng thời tiết nặng, cần được bác sĩ kiểm tra.
  • Ngủ ngáy, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ: Ngủ ngáy do viêm mũi dị ứng thời tiết có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến bạn mệt mỏi, thiếu tỉnh táo.
  • Phụ nữ mang thai: Viêm mũi dị ứng thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, do đó phụ nữ mang thai cần được bác sĩ theo dõi và điều trị kịp thời.
  • Sử dụng thuốc không kê đơn không hiệu quả: Nếu bạn đã sử dụng các loại thuốc không kê đơn như thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mũi, thuốc giảm đau,... mà các triệu chứng không cải thiện, bạn nên đi khám bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp hơn.

Cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết

Khi xuất hiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp điều trị sau:

Cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà

Triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết thường không quá nặng. Người bệnh có thể tự khắc phục bệnh tại nhà bằng các biện pháp sau:

  • Gừng và ngó sen: Đem cả hai thành phần xay nhuyễn cùng nhau, trộn cùng với một ít mật ong và đắp lên sống mũi trong khoảng 15 phút.
  • Tỏi và mật ong: Tỏi sau khi giã nát thì chắt lấy nước cốt để trộn cùng một ít mật ong. Sau đó dùng tăm bông thấm dung dịch và bôi trực tiếp vào mũi.
  • Lá trầu không: Lấy một nắm lá trầu không giã nát cùng ít nước, chắt lấy nước cốt và dùng tăm bông thấm dung dịch và bôi trực tiếp vào mũi.

Nếu viêm mũi dị ứng xuất hiện tình trạng bội nhiễm thì người bệnh không nên sử dụng các mẹo dân gian. Việc sử dụng cây thuốc đơn lẻ chỉ mang lại hiệu quả tốt trong các trường hợp nhẹ, không có yếu tố nhiễm trùng. Với những trường hợp nặng, người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị bằng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Các loại thuốc tây y chữa bệnh

Viêm mũi dị ứng thời tiết do sự sản sinh quá mức histamin tại niêm mạc đường hô hấp. Do đó, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng các loại thuốc kháng histamin H1 bằng đường uống để làm giảm tác động sinh học của histamin. Thuốc kháng histamin đã được cải tiến qua hai thế hệ:

  • Thuốc thế hệ cũ có tác dụng an thần, chống nôn, tác dụng trong thời gian ngắn nên cần uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 4-6 tiếng.
  • Thuốc thế hệ mới không có tác dụng an thần, tác dụng trong thời gian dài nên chỉ cần uống một liều một ngày.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng các loại thuốc dạng xịt chứa Corticosteroid để tăng tác dụng kháng viêm, phòng chống nhiễm trùng hay biến chứng thành viêm xoang. Tuy nhiên, thuốc dạng xịt chỉ nên dùng liên tục trong 3 ngày rồi dừng lại. Việc lạm dụng thuốc sẽ gây phản tác dụng, có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng, suy giảm thị lực…

Bất kỳ các loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng nào cũng cần được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về điều trị. Việc dùng sai cách thức có thể khiến thuốc bị vô hiệu hóa, thậm chí gây tử vong nếu dùng quá liều.

Thuốc đông y trị viêm mũi dị ứng thời tiết

Viêm mũi dị ứng được xếp vào chứng Tỵ thất trong đông y. Bệnh hình thành do chính khí hư, Phế khí không đủ mạnh, các tà độc và dị nguyên từ môi trường xâm phạm vào Phế, Thận, Tỳ, làm rối loạn công năng và gây thấp trọc tại mũi.

viem-mui-di-ung-thoi-tiet
Thuốc đông y trị viêm mũi dị ứng cho hiệu quả bền lâu

Việc sử dụng thảo dược tự nhiên còn không gây tác dụng phụ trong suốt quá trình điều trị. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết hiệu quả sau:

Bài thuốc Kiện Tỳ Thông Khiếu Thang bao gồm các vị thuốc sau:

  • Thương nhĩ tử: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán phong, tiêu viêm, sát khuẩn.
  • Phòng phong: Có tác dụng giải biểu, trừ phong, tán hàn, khử tà.
  • Tế tân: Có tác dụng thông khiếu, tán phong, trừ thấp, giải biểu.
  • Bạch chỉ: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán phong, tiêu viêm, sát khuẩn.
  • Hoàng kỳ: Có tác dụng bổ khí, kiện tỳ, ích trung, cố biểu.
  • Bạch truật: Có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, lợi thủy.
  • Đẳng sâm: Có tác dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ, bổ phổi, sinh tân.
  • Phục linh: Có tác dụng kiện tỳ, an thần, lợi thủy.
  • Ích trí nhân: Có tác dụng bổ não, an thần, ích trí.
  • Cam thảo: Có tác dụng hòa trung, giải độc, liễm phế, nhuận táo.

Cơ chế tác động:

  • Bổ tỳ: Hoàng kỳ, bạch truật, đẳng sâm, phục linh giúp bổ tỳ, kiện tỳ, tăng cường sức khỏe của tỳ vị, từ đó nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây dị ứng.
  • Kiện tỳ: Bạch truật, đẳng sâm, phục linh giúp kiện tỳ, tiêu hóa tốt hơn, giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, từ đó nâng cao sức đề kháng.
  • Thông khiếu: Tế tân, phòng phong giúp thông khiếu, thông các ngõ ngách của cơ thể, đặc biệt là các ngõ ngách ở vùng đầu, giúp giảm nghẹt mũi, thông mũi, dễ thở hơn.
  • Tán phong, trừ hàn: Phòng phong, tế tân, thương nhĩ tử giúp tán phong, trừ hàn, loại bỏ các yếu tố phong hàn xâm nhập vào cơ thể, từ đó giảm các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, đau nhức đầu.
  • Thanh nhiệt, giải độc: Thương nhĩ tử, bạch chỉ giúp thanh nhiệt, giải độc, loại bỏ các độc tố trong cơ thể, từ đó giảm các triệu chứng như viêm, sưng, nóng, đỏ.

Viêm mũi dị ứng có sự cộng hưởng của cả yếu tố môi trường, thời tiết và cơ địa. Nếu người bệnh không cải thiện được cơ địa mẫn cảm, tăng cường sức đề kháng thì bệnh sẽ tái phát liên tục mỗi khi thời tiết thay đổi. Do đó, người bệnh cần kết hợp tốt cả phương pháp điều trị lẫn chế độ điều dưỡng, giúp hệ miễn dịch được nâng cao, phòng ngừa các dị nguyên gây bệnh hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp
Bài thuốc nam Tiêu xoang linh dược thang chữa viêm mũi dị ứng của Nhất Nam Y Viện đã điều trị thành công cho hàng nghìn người bệnh. Bài thuốc đã nhận được sự quan tâm của đông đảo người bệnh trên các diễn đàn y khoa, chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, còn không ít người tỏ ra nghi...

Người bị viêm mũi dị ứng vẫn có thể đi bơi nếu tuân theo các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với clo trong nước bể bơi là một nguy cơ cần phải được kiểm soát. Việc chọn bể bơi phù hợp và sử dụng các biện pháp bảo vệ sẽ giúp người bị viêm mũi dị ứng tận hưởng hoạt động bơi lội mà không làm tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ hơn.

Viêm mũi dị ứng không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng triệu chứng có thể được kiểm soát thông qua các biện pháp điều trị như bài thuốc Đông y, Tây y, mẹo tại nhà... Việc tránh các tác nhân gây dị ứng và duy trì môi trường sống sạch sẽ cũng giúp giảm thiểu tình trạng này đáng kể.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Mũi Dị Ứng Thời Tiết bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan