Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Cách điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm hiệu quả được rất nhiều người quan tâm. Bởi hiện nay thời tiết khắc nghiệt, thay đổi thất thường, môi trường ô nhiễm được đặt ở mức báo động đỏ. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh tìm được cách khắc phục các triệu chứng viêm mũi dị ứng quanh năm một cách tốt nhất. 

Cách điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm tại nhà

Rất khó để chữa dứt điểm các triệu chứng của bệnh, hầu hết các cách điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm chỉ có thể làm dịu cảm giác khó chịu, giúp hệ hô hấp thông thoáng hơn. Sau đây là những cách trị bệnh viêm mũi  bằng dân gian phổ biến:

Viêm mũi dị ứng quanh năm có thể điều trị bằng nhiều cách
Viêm mũi dị ứng quanh năm có thể điều trị bằng nhiều cách

Phương pháp này sử dụng nguyên liệu tự nhiên 100% đảm bảo an toàn, tính hiệu quả cao, phù hợp với những đối tượng mới mắc phải bệnh viêm mũi.

Giã nát ngũ sắc để chữa bệnh

Cây ngũ sắc không chỉ là cỏ dại bình thường, chúng có tác dụng nhiều trong việc điều trị các bệnh viêm, sưng, dị ứng. Tinh dầu bên trong loại thảo dược này có tác dụng như một loại kháng sinh, tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Cách sử dụng cây ngũ sắc như sau:

  • Bước 1: Rửa sạch cây ngũ sắc sau đó đem giã nát.
  • Bước 2: Chắt lấy nước dùng bông thấm hỗn hợp nhét vào cánh mũi để từ 15 - 30 phút.
  • Bước 3: Khi dịch mũi đã loãng vệ sinh lại với tăm bông hoặc giấy ăn.

Gừng tươi tác dụng chữa viêm mũi dị ứng

Trong Đông y, gừng có vị cay, tính nóng thích hợp để chữa trị nhiều chứng bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm xoang, đau họng… Nhờ hàm lượng chất dinh dưỡng cao, tác dụng của gừng như một loại kháng sinh tự nhiên tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Cách sử dụng như sau:

  • Bước 1: Đem thái lát gừng thành nhiều khoang mỏng.
  • Bước 2: Bỏ vào ấm đun cùng với quế cho tới khi nước chuyển màu vàng nhạt.
  • Bước 3: Khi uống có thể bỏ thêm mật ong để dễ sử dụng.
  • Áp dụng cách này 2 lần/ngày cho tới khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm hoàn toàn.

Điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm với tỏi

Allicin trong tỏi đóng vai trò là kháng sinh tự nhiên, khắc chế histamin giúp giảm cơn ngứa mũi, chảy nước mũi. Ngoài ra chúng còn giúp tiêu viêm, sát trùng khoang mũi đảm bảo các cơn khó chịu biến mất.

Tỏi có tác dụng điều trị nhiều triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng
Tỏi có tác dụng điều trị nhiều triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng

  • Bước 1: Ép lấy nước cốt tỏi tươi.
  • Bước 2: Dùng tăm bông thấm dung dịch cho vào hai bên lỗ mũi.
  • Bước 3: Giữ nguyên như vậy cho tới 10 phút thì bỏ ra.
  • Bước 4: Xì sạch các tạp chất bên trong. Thực hiện liên tục cách trên trong vòng 7 ngày thì sẽ thấy tình trạng được cải thiện.

Ngải cứu - Thông mũi tiêu viêm hiệu quả

Ngải cứu có chứa nhiều thành phần có lợi trong điều trị các triệu chứng sưng viêm do vi khuẩn, virus gây nên. Trong dân gian thường sử dụng loại cây thuốc này để chữa viêm mũi dị ứng như sau.

  • Bước 1: Ngải cứu tươi rửa sạch để ráo
  • Bước 2: Đem đun cùng 2 lít nước (có thể cho thêm sả, chanh để xông hơi)
  • Bước 3: Khi nước sôi, lấy khăn to trùm qua đầu và xông hơi trong vòng 15 phút.
  • Bước 4: Vệ sinh mũi lại bằng khăn giấy và tăm bông. Thực hiện cách trên hàng ngày cho tới khi các triệu chứng dịu hẳn.

Tác dụng của bạc hà với chứng viêm mũi

Bạc hà có tính mát, tác dụng kháng khuẩn và chống viêm cực tốt. Khi bị viêm mũi dị ứng có thể áp dụng cách này để thông mũi, giảm bớt căng thẳng, lo âu, giúp ngủ ngon hơn.

Bạc hà có vị thanh mát, tiêu viêm, giải độc giúp triệu chứng viêm mũi dị ứng quanh năm dịu hẳn
Bạc hà có vị thanh mát, tiêu viêm, giải độc giúp triệu chứng viêm mũi dị ứng quanh năm dịu hẳn

  • Bước 1: 20g lá bạc hà tươi rửa sạch cho vào bình trà
  • Bước 2: Hãm với nước sôi trong vòng 3 - 5 phút
  • Bước 3: Uống thay trà hàng ngày, giúp mũi thông thoáng hơn.

Cách này có thể áp dụng hàng ngày cho tới khi các triệu chứng dịu hẳn. Ngoài ra có thể áp dụng cách xông mũi bằng lá bạc hà cũng có tác dụng tương tự.

Cây giao chữa viêm mũi dị ứng quanh năm an toàn

Cây giao được trồng ở nhiều gia đình, thuộc họ Xương rồng với thân nhỏ, đốt tròn, bên trong có mủ màu trắng sữa. Khi muốn chữa viêm mũi dị ứng, người ta dùng thân cây giao giúp sát trùng, tiêm viêm và giải độc. Cách sử dụng như sau:

  • Bước 1: Cắt khúc nhỏ cho vào ấm đun cho tới khi sôi
  • Bước 2: Khi nước chỉ còn 1 phần 3 thì tắt bếp
  • Bước 3: Đem đi xông hơi để các dịch nhầy trong khoang mũi được tan ra
  • Bước 4: Vệ sinh lại với khăn sạch, áp dụng cách này trước khi ngủ trong thời gian 10 - 12 ngày.

Lưu ý: Trong quá trình thực hiện, nhựa của cây có thể gây bỏng da, tổn thương mắt vì vậy người bệnh cần cẩn thận.

Tây y cải thiện nhanh chóng triệu chứng bệnh

Tây y là phương pháp điều trị được nhiều người áp dụng đầu tiên khi có dấu hiệu của viêm mũi dị ứng. Nguyên nhân là, thuốc tân dược có khả năng ức chế triệu chứng khó chịu một cách nhanh chóng, dạng bào thuốc tiện lợi, dễ sử dụng.

Dùng thuốc chữa viêm mũi dị ứng lâu năm

Đa số nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng lâu năm là do vi khuẩn ở môi trường sống xâm nhập. Chính vì vậy hiệu quả nhất đó là sử dụng kháng sinh, các loại dung dịch làm sạch khoang mũi.

Thuốc Tây y điều trị nhanh các triệu chúng nhưng không triệt để, tận gốc
Thuốc Tây y điều trị nhanh các triệu chúng nhưng không triệt để, tận gốc

  • Dung dịch vệ sinh mũi: Với tác dụng giảm ngứa, tiêu viêm đồng thời loại bỏ các tạp chất bên trong khoang mũi. Dung dịch vệ sinh mũi chứa steroid, Corticosteroid giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
  • Thuốc kháng histamin: Những loại thuốc benadryl, Xyzal, Allegra hoặc Zyrtec thường được sử dụng để giảm cảm giác ngứa ngáy, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục ở người bệnh. Bạn có thể tới các hiệu thuốc để mua sản phẩm mà không cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc xịt thông mũi: Nhằm giảm áp lực xoang và nghẹt mũi ở người bệnh. Sử dụng thuốc Oxymetazoline, Phenylephrine trong thời gian ngắn sẽ giúp người bệnh thoải mái hơn.

Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc chữa viêm mũi dị ứng quanh năm cần chú ý đọc kỹ hướng dẫn. Không sử dụng trong thời gian dài liên tục vì sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi, chảy máu mũi....

Áp dụng liệu pháp miễn dịch

Hệ miễn dịch đóng vai trò ngăn chặn các tác nhân gây bệnh, phát hiện và tiêu diệt các tác nhân gây hại cho cơ thể. Liệu pháp miễn dịch bao gồm hai tác dụng chính:

  • “Bật” công tắc hệ miễn dịch: Giúp các tế bào trong cơ thể thông minh hơn, phát hiện và tiêu dịch các tác nhân gây bệnh.
  • “Nạp pin" cho hệ miễn dịch: Hệ thống miễn dịch cần protein, các khoáng chất giúp tiêu diệt tế bào gây hại. Nhiệm vụ của liệu pháp miễn dịch chính là “nạp" năng lượng cho cơ thể để hoàn thành tốt chức năng.

Cách điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm này sẽ được chỉ định cho những trường hợp như: Cơ thể đã không còn mẫn cảm với thuốc, người bị kích ứng do các tác nhân không thể tránh khỏi… Thông thường phương pháp này cần mất tới 3 - 5 năm vì vậy chỉ khi tình trạng bệnh lý quá nặng bác sĩ mới chỉ định liệu pháp này cho bạn.

Liệu pháp miễn dịch lưới

Nếu bạn chưa biết thì liệu pháp miễn dịch lưới là sử dụng một viên thuốc nhỏ chứa hỗn hợp gây dị ứng ở dưới lưỡi. Để thuốc có thể ngấm trực tiếp vào mạch máu, điều trị hiệu quả với những triệu chứng gây ra bởi phấn hoa, lông động vật hay khói bụi ô nhiễm.

Hạn chế của cách điều trị viêm mũi dị ứng lâu năm này đó là người bệnh có thể mắc các chứng như sưng đau vòm họng, ngứa miệng hoặc sốc phản vệ. Chính vì vậy mà không nhiều bác sĩ khuyến khích bệnh nhân áp dụng cách chữa này.

Điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm bằng cách tiêm

Nếu bạn đã mắc phải chứng viêm mũi dị ứng mạn tính, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc. Cách này chỉ sử dụng với đối tượng.

Khi các triệu chứng chuyển biến nặng thì phương pháp này sẽ giúp làm dịu nhanh chóng
Khi các triệu chứng chuyển biến nặng thì phương pháp này sẽ giúp làm dịu nhanh chóng

  • Người bệnh tái phát liên tục, nhờn thuốc
  • Người bị dị ứng do môi trường sống ô nhiễm hoặc điều kiện làm việc không đảm bảo
  • Viêm mũi gây ra khó khăn trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.

Chi phí sử dụng phương pháp này cũng khá cao, tuy nhiên điều trị gần như dứt điểm được các triệu chứng của bệnh.

Chữa viêm mũi dị ứng quanh năm bằng thuốc Đông y

Viêm mũi dị ứng quanh năm trong Đông y được quy định điều trị theo hướng: Phế hư cảm hàn, tỵ tắc uất nhiệt, vệ ngoại bất cố, phế thất thanh túc… Dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có cách điều trị chứng viêm mũi dị ứng phù hợp.

Ưu điểm của phương pháp Đông y đó là:

  • Sử dụng nguyên liệu tự nhiên 100% không có chất bảo quản, độc hay với cơ thể.
  • Bất kể đối tượng nào cũng có thể dùng (phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người cao tuổi…)
  • Điều trị tận căn nguyên bệnh đồng thời bồi bổ khí huyết cho cơ thể.

Tuy nhiên khi điều trị bằng YHCT thì phải kiên trì, sử dụng thuốc trong thời gian dài với có tác dụng. Cơ địa của từng người sẽ khác nhau nên kết quả cũng khác biệt.

Bài thuốc 1 - Ôn dương ích khí 

Người xuất hiện triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, sưng viêm niêm mạc có thể áp dụng cách này để điều trị:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Quốc lão 3g, tế tân 3g, chích ma hoàng 10g, thanh quế, ngũ vị tử, phụ tử chế, can khương, mai chua, tiên mao mỗi vị 10g, chịch kỳ 15g.
  • Thực hiện: Đem các vị thảo dược trên sắc trong vòng 30 - 45 phút. Chia thành 3 thang uống sau bữa ăn.

Bài thuốc 2 - Chữa thể phế tỳ khí hư

Người bị viêm mũi dị ứng quanh năm thể mãn tính ngoài các biểu hiện thông thường còn cảm thấy cơ thể suy nhược, mệt mỏi, nhức đầu óc và mất khứu giác. Sử dụng thảo dược tác động lên phế tỳ để cân bằng khí huyết như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Đinh lăng 12g, bạc hà 10g, ké đầu ngựa 12g, bạch chỉ 10g, kinh giới 12g, ý nhĩ 12g, mã đề 10g…
  • Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu, sắc các vị trên trong 350ml nước cho tới khi chỉ còn một nửa. Uống mỗi ngày 1 thang thuốc trị viêm mũi dị ứng này liên tục trong 5 - 7 ngày.

Thuốc Đông y cải tiện sức khoẻ, điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh
Thuốc Đông y cải tiện sức khoẻ, điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh

Dược liệu chữa bệnh

Trong Đông y, một số dược liệu có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị tình trạng viêm mũi dị ứng. Người bệnh kết hợp với việc sử dụng thuốc kháng histamin và các biện pháp điều trị khác sẽ giúp tăng hiệu quả cải thiện bệnh.

  • Bạch truật: Bạch truật là một loại dược liệu có tác dụng phế tỳ kiện vận, trị ho, đờm nhiều, khó thở. Trong trường hợp viêm mũi dị ứng quanh năm, bạch truật có thể giúp điều hòa khí huyết, làm giảm tình trạng ho và khó thở do tắc nghẽn mũi.
  • Xuyên khung: Xuyên khung là một loại dược liệu có tác dụng hoạt huyết, khuẩn trừ phong hàn, giảm đau và chống viêm. Trong trường hợp viêm mũi dị ứng quanh năm, xuyên khung có thể giúp giảm viêm, làm dịu tình trạng ngứa, chảy nước mũi và tắc nghẽn mũi.
  • Đan sâm: Đan sâm là một loại dược liệu có tác dụng hoạt huyết, sát trùng, giải độc và chống viêm. Trong trường hợp viêm mũi dị ứng quanh năm, đan sâm có thể giúp làm giảm viêm, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình phục hồi niêm mạc mũi.
  • Cam thảo: Cam thảo là một loại dược liệu có tác dụng bổ phế, thanh nhiệt, giải độc và giảm ho. Trong trường hợp viêm mũi dị ứng quanh năm, cam thảo có thể giúp giảm ho, làm dịu cơn ngứa và chảy nước mũi.
  • Xích đạm liên: Xích đạm liên là một loại dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và làm sạch mủ. Trong trường hợp viêm mũi dị ứng quanh năm, xích đạm liên có thể giúp giảm viêm, làm sạch dịch mủ và hỗ trợ quá trình phục hồi niêm mạc mũi.

Ngoài ra, một số dược liệu khác như Thược dược, Bồ công anh, Hoắc hương cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm.

Cần lưu ý rằng việc sử dụng dược liệu chỉ nên được xem như một phương pháp hỗ trợ bổ sung cho điều trị y khoa chính, không thay thế hoàn toàn cho việc sử dụng thuốc kháng histamin và các biện pháp điều trị khác theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, việc sử dụng dược liệu cũng cần tuân thủ đúng liều lượng và phương pháp sử dụng, tránh lạm dụng gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Huyệt đạo hỗ trợ điều trị bệnh

Trong y học cổ truyền, châm cứu và xoa bóp huyệt đạo được sử dụng để hỗ trợ điều trị bằng cách điều hòa khí huyết, tăng cường đề kháng và giảm các triệu chứng viêm.

Kích thích huyệt Phế du giúp thông khí phế, giảm ho, khàn tiếng
Kích thích huyệt Phế du giúp thông khí phế, giảm ho, khàn tiếng

  • Huyệt Phế du (BL13) nằm ở đường giữa xương sống lưng và đường bờ vai, ngang mức với đốt sống ngực thứ 3. Kích thích huyệt đạo này giúp thông khí phế, giảm ho, khàn tiếng và các triệu chứng viêm mũi.
  • Huyệt Tỳ du (BL20) nằm ở lưng, cách đường giữa 1,5 ngón tay, ngang mức với đốt sống ngực thứ 11. Kích thích huyệt đạo này giúp kiện tỳ, tăng cường miễn dịch và giảm các triệu chứng viêm mũi.
  • Huyệt Khí huyết (BL17) nằm ở lưng, ngang mức với đốt sống ngực thứ 7, cách đường giữa 1,5 ngón tay. Kích thích huyệt đạo này giúp thông khí trệ, điều hòa khí huyết và giảm ngạt mũi.
  • Huyệt Bách hội (GV20) nằm trên đỉnh đầu, tại điểm giao nhau giữa đường đi từ hai lỗ tai lên trên. Kích thích huyệt đạo này giúp thông đỉnh đầu, giải phong tỏa tình trạng nghẽn mũi.
  • Huyệt Liệt khuyền (LI4) nằm giữa lòng bàn tay và khớp cổ tay, dọc theo lực cơ giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ. Kích thích huyệt đạo này giúp thông khí huyết, giảm ngứa mũi và chảy nước mũi.

Lưu ý, việc châm cứu và xoa bóp huyệt cần được thực hiện bởi người có chuyên môn và kinh nghiệm để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Điều trị viêm mũi dị ứng quanh năm không khó khăn nhưng cần đòi hỏi sự kiên trì và nghiêm túc thực hiện của người bệnh. Nếu thấy tình trạng bệnh không chuyển biến hoặc gặp bất kỳ tác dụng phụ nào thì cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Tai Mũi Họng bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan