Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm mũi dị ứng theo mùa khiến cơ thể luôn khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh vì vậy cách tốt nhất đó là hiểu về bệnh lý, cách phòng tránh và điều trị khi cần thiết.

Viêm mũi dị ứng theo mùa là gì?

Thời điểm giao mùa là thời gian mà những người có cơ địa nhạy cảm mắc phải tình trạng viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng theo mùa là bệnh lý về đường hô hấp khi các tác nhân bên ngoài như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, thay đổi thời tiết gây nên.

Chứng bệnh này có nhiều tính chất thay đổi khó lường, chúng có nhiều triệu chứng tương tự bệnh viêm mũi dị ứng nhưng thường xảy ra theo chu kỳ, nguyên nhân bởi thời tiết thay đổi. Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng theo mùa thường diễn ra trong thời gian ngắn, trong vài ngày và xảy ra đột ngột. Khiến người bệnh không kịp chuẩn bị, cơ thể chưa kịp thích ứng với thay đổi. Hai giai đoạn chính của bệnh lý đường hô hấp này đó là:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa cấp tính.
  • Viêm mũi dị ứng theo mùa mãn tính.

Viêm mũi dị ứng theo mùa có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào
Viêm mũi dị ứng theo mùa có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào

Dù ở thể nào thì chứng bệnh này nếu không điều trị tận gốc sẽ thường tái phát lại theo từng chu kỳ, khiến người bệnh mệt mỏi, tâm lý bị ảnh hưởng.

Triệu chứng của viêm mũi dị ứng theo mùa

Dấu hiệu nhận biết rõ nhất ở người bị viêm mũi dị ứng theo mùa đó là:

  • Ngứa mũi, khó chịu và hắt hơi liên tục.
  • Nước mắt, nước mũi thường xuyên chảy, người bệnh có rỉ mắt, màu đục hoặc ngả vàng.
  • Một số trường hợp sẽ thấy mí mắt, vùng mắt bị kích ứng, sưng lên nếu nhận thấy dịch ở mắt có màu khác thường thì đâu là dấu hiệu của bệnh về mắt hoặc bội nhiễm. Gây nguy hiểm tới sức khoẻ.
  • Đau họng, gây ho khan, bỏng rát hoặc khó nuốt.
  • Nghẹt mũi, khó thở, đi kèm với các triệu chứng hắt hơi, ho khó kiềm chế.
  • Khứu giác trở nên mẫn cảm, đau nhức và sưng viêm bên trong niêm mạc mũi.

Ngứa mũi, khó chịu và hắt hơi liên tục là triệu chứng điển hình của bệnh
Ngứa mũi, khó chịu và hắt hơi liên tục là triệu chứng điển hình của bệnh

Tuỳ thuộc vào cơ địa của từng người mà triệu chứng xuất hiện sẽ khác nhau, việc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp tăng tỷ lệ thành công.

Nguyên nhân gây bệnh điển hình

Nguyên nhân gây bệnh cũng đa dạng, chủ yếu do biến đổi thời tiết khiến cơ thể chưa kịp thích nghi với điều này. Ngoài ra có thể một số tác nhân khách quan như môi trường sống ô nhiễm, vi khuẩn, virus gây kích ứng thông qua thực phẩm, không khí…

Thông thường các triệu chứng này không quá nặng do hệ miễn dịch tự tiêu diệt các vi sinh ngoại lại. Tuy nhiên khi cơ thể mệt mỏi, thay đổi thời tiết đi kèm làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Thông thường các biểu hiện bệnh chỉ xuất hiện từ 2 – 3 ngày và nặng hơn khi không được điều trị.

Biến chứng của bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa

Mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp tới sức khoẻ, nhưng bệnh viêm mũi dị ứng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới người bệnh. Là tiền đề của nhiều chứng bệnh liên quan tới thị giác, khứu giác… Nếu người bệnh không sớm điều trị, chủ quan khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần thì có thể gây ra tình trạng như:

  • Polyp mũi: Vùng niêm mạc mũi bị tổn thương lâu ngày, khiến tế bào bị huỷ hoại phát triển khối u mềm. Do các bệnh lý như viêm xoang, hen suyễn hình thành, polyp mũi tuy không gây đau đớn nhưng nếu chúng phát triển sẽ khiến đường thở ở ống mũi bị chặn, gây mất khứu giác tạm thời.
  • Hen suyễn: Viêm mũi dị ứng theo mùa thường phát triển thành hen suyễn gio các triệu chứng tương tự, dị ứng lâu ngày gây ra các cơn hen cấp tính hoặc mãn tính.
  • Polyp xoang: Ở khu vực niêm mạc xoang, khối u cũng được hình thành sau quá trình tái phát bệnh liên tục. Tuy nhiên biến chứng này nguy hiểm hơn khi chúng phát triển trong vùng xoang sụn nằm sâu dưới mũi. Vì khó phát hiện nên khi điều trị thì tình trạng khối u đã ở giai đoạn nguy hiểm, cần phải phẫu thuật để chữa khỏi.

Polyp mũi là một biến chứng điển hình của viêm mũi dị ứng
Polyp mũi là một biến chứng điển hình của viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng theo mùa có nguy hiểm không? Câu trả lời là Có, nếu người bệnh cứ tiếp tục chủ quan, không tới bệnh viện để điều trị. Không chỉ ảnh hưởng tới sức khoẻ, chứng viêm mũi còn khiến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh bị ảnh hưởng, tâm lý đi xuống…

Phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác

Khai thác tiền sử và triệu chứng lâm sàng

Tiền sử bệnh

  • Có tiền sử dị ứng, hen suyễn, chàm hay các bệnh dị ứng khác trong gia đình không.
  • Có tiền sử viêm mũi xoang nhiều lần hay không.
  • Công việc và các yếu tố môi trường nơi sinh sống.

Triệu chứng lâm sàng

  • Bác sĩ sẽ khai thác chi tiết thời gian khởi phát bệnh: Có xu hướng theo mùa, thời tiết hay không?
  • Các triệu chứng: hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt, nặng mặt, giảm khứu giác...
  • Mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng đến sinh hoạt của người bệnh

Khám lâm sàng

  • Tìm các dấu hiệu điển hình của viêm mũi dị ứng: Niêm mạc mũi nhợt nhạt, phù nề, có thể thấy dịch trắng trong, nhiều ở cuốn mũi giữa và cuốn mũi dưới.
  • Khám sàng lọc các dấu hiệu của viêm xoang: Đau nhức vùng mặt, ấn điểm xoang, đôi khi có dịch mủ chảy ở khe giữa...
  • Khám tổng quát phát hiện các bệnh lý liên quan: Viêm da cơ địa, hen suyễn, polyp mũi...

Các xét nghiệm cận lâm sàng

Một số xét nghiệm được chỉ định nhằm hỗ trợ chẩn đoán viêm mũi dị ứng theo mùa cũng như đánh giá mức độ nặng, theo dõi điều trị:

  • Nội soi mũi: Đây là phương pháp quan trọng. Qua nội soi bác sĩ có thể quan sát trực tiếp các dấu hiệu phù nề, màu sắc của niêm mạc mũi, dịch mũi, polyp (nếu có)...
  • Test da dị ứng Xác định các dị nguyên cụ thể gây kích ứng: Nếu dị ứng phấn hoa, các triệu chứng sẽ xấu đi vào mùa phấn hoa bay.
  • Xét nghiệm công thức máu: Tăng bạch cầu ái toan gợi ý tình trạng dị ứng
  • Xét nghiệm IgE đặc hiệu: Đo lường nồng độ các kháng thể IgE đặc hiệu với các dị nguyên thường gặp.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) xoang: Có giá trị đánh giá mức độ tổn thương xoang và các biến chứng (nếu có), giúp bác sĩ cân nhắc chỉ định các phương pháp điều trị.

Nội soi mũi là cách chẩn đoán bệnh chính xác
Nội soi mũi là cách chẩn đoán bệnh chính xác

Chẩn đoán phân biệt

Viêm mũi dị ứng theo mùa cần được phân biệt với một số bệnh lý khác, bao gồm:

  • Viêm mũi vận mạch.
  • Viêm mũi xoang do các nguyên nhân khác (nhiễm trùng, do thuốc...).
  • Viêm mũi teo (Hội chứng mũi rỗng).

Đối tượng dễ mắc viêm mũi dị ứng

  • Người có tiền sử dị ứng: Bệnh nhân đã mắc các bệnh dị ứng khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng quanh năm, viêm da cơ địa,... có cơ địa nhạy cảm, dễ phản ứng quá mức với tác nhân kích thích.
  • Cơ địa gia đình: Nếu bố mẹ, anh chị em ruột từng mắc viêm xoang dị ứng theo mùa, nguy cơ mắc bệnh của cá nhân trong gia đình sẽ cao hơn do yếu tố di truyền.
  • Trẻ em và người trẻ tuổi: Bệnh thường gặp ở nhóm đối tượng trẻ em và người trẻ, tỷ lệ mắc bệnh giảm dần khi lớn tuổi.
  • Yếu tố môi trường: Sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất hoặc người thường tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng (phấn hoa, lông động vật...)
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Người mắc các bệnh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch có nguy cơ mắc viêm xoang nói chung và viêm xoang dị ứng theo mùa cao hơn.

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa

  • Không dùng bất kỳ vật dụng gì để tiếp xúc với mũi hoặc mắt (kể cả tay) tránh làm tổn thương hoặc lây truyền vi khuẩn lên các bộ phận này.
  • Tránh xa những nơi có nhiều khói bụi.
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống, thay ga giường, vỏ gối 2 tuần/lần.
  • Luôn mang khẩu trang khi đi ra ngoài tránh phấn hoa, bụi bẩn, khói thuốc lá làm bạn dị ứng.
  • Bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể bằng cách ăn nhiều hoa quả, rau củ nhằm tăng sức đề kháng.

Khi nào người viêm mũi dị ứng cần gặp bác sĩ?

  • Triệu chứng nghiêm trọng: Ngạt mũi kéo dài, sốt cao, đau xoang dữ dội, dịch tiết màu xanh/vàng đậm kèm mùi hôi,…
  • Có bệnh kèm theo: Hen suyễn, polyp mũi,... hoặc người bệnh đang mang thai, cho con bú.
  • Có dấu hiệu biến chứng nguy hiểm: Sưng mặt, rối loạn thị giác, đau đầu dữ dội, cứng cổ, lú lẫn...
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: Cần tư vấn bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc trị viêm mũi dị ứng nào.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Viêm mũi dị ứng ở trẻ em cần được thăm khám bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo chẩn đoán, điều trị đúng cách.

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ khi thấy có triệu chứng bất thường
Người bệnh nên đến gặp bác sĩ khi thấy có triệu chứng bất thường

Ngoài ra, bạn cũng nên gặp bác sĩ khi:

  • Các triệu chứng không cải thiện sau khi điều trị tại nhà.
  • Nghi ngờ các biến chứng của bệnh.
  • Cần hướng dẫn chi tiết về cách kiểm soát bệnh tại nhà.

Tất cả các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng Tây y

Sử dụng thuốc tân dược

  • Thuốc kháng Histamin: Là nhóm thuốc chính được sử dụng làm giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mắt... (như Fexofenadine, Cetirizine, Loratadine…) Dạng thuốc uống phổ biến hơn dạng xịt mũi.
  • Thuốc corticosteroid xịt mũi: Giúp giảm viêm, phù nề niêm mạc mũi rất hiệu quả, hạn chế tình trạng nghẹt mũi, cải thiện chức năng hô hấp (như Mometasone, Fluticasone, Budesonide…).
  • Thuốc thông mũi: Tác dụng nhanh, thường dùng trong thời gian ngắn để làm co mạch máu, giảm phù nề và tạm thời giúp bệnh nhân dễ thở hơn (như Oxymetazolin, Phenylephrine…).
  • Thuốc giảm tiết dịch: Được sử dụng để giảm bớt tình trạng chảy mũi nhiều.
  • Thuốc kháng sinh: Chỉ sử dụng khi có bội nhiễm vi khuẩn, hoặc trong trường hợp viêm xoang nặng.

Liệu pháp miễn dịch (giảm mẫn cảm)

Liệu pháp miễn dịch, hay còn gọi là liệu pháp giảm mẫn cảm, là một phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa được sử dụng cho bệnh nhân có triệu chứng nặng, khó kiểm soát bằng thuốc hoặc có các tác dụng phụ không thể dung nạp.

Liệu pháp này dựa trên nguyên tắc tiêm hoặc dùng dưới lưỡi một lượng nhỏ các dị nguyên gây bệnh (chẳng hạn như phấn hoa, mạt bụi) một cách lặp đi lặp lại với nồng độ tăng dần. Điều này nhằm mục đích "huấn luyện" hệ thống miễn dịch dần làm quen, tăng khả năng dung nạp với các dị nguyên đó, qua đó giảm mức độ phản ứng nhạy cảm quá mức của cơ thể.

Liệu pháp miễn dịch được thực hiện qua hai phương thức chính:

  • Tiêm dưới da (SCIT - Subcutaneous Immunotherapy): Dị nguyên được tiêm dưới da theo lịch trình cụ thể, thường là mỗi tuần một lần trong giai đoạn tấn công (khoảng 3-6 tháng) và sau đó giãn cách 2-4 tuần một lần trong giai đoạn duy trì (kéo dài 3-5 năm).
  • Ngậm dưới lưỡi (SLIT - Sublingual Immunotherapy): Dị nguyên được sử dụng dưới dạng viên ngậm hoặc thuốc nhỏ đặt dưới lưỡi hàng ngày trong một khoảng thời gian dài (thường ít nhất 3 năm).

Tiêm dưới da là liệu pháp miễn dịch giúp người bệnh chống lại viêm mũi dị ứng
Tiêm dưới da là liệu pháp miễn dịch giúp người bệnh chống lại viêm mũi dị ứng

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể được chỉ định trong trường hợp các liệu pháp bảo tồn như điều trị nội khoa, liệu pháp miễn dịch... không đạt hiệu quả kiểm soát triệu chứng. Hoặc khi bệnh nhân có các biến chứng giải phẫu cần được chỉnh sửa.

Các kỹ thuật phẫu thuật:

  • Phẫu thuật nội soi cắt bỏ polyp mũi: Thường sử dụng để cắt bỏ polyp mũi tái phát, giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi.
  • Phẫu thuật nội soi chỉnh sửa vách ngăn mũi: Giúp điều chỉnh cấu trúc vách ngăn về vị trí giải phẫu bình thường, cải thiện hô hấp và dẫn lưu xoang.
  • Phẫu thuật nội soi xoang (FESS): Mở rộng lỗ thông xoang tự nhiên, loại bỏ các tổn thương viêm nhiễm, giúp thông thoáng đường dẫn lưu, thường dành cho viêm xoang nặng, tái phát.
  • Phẫu thuật cắt bỏ cuốn mũi: Cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn cuốn mũi dưới bằng dao điện, sóng cao tần, vi phẫu hoặc laser.

Ưu điểm: Hiệu quả nhanh, tiện lợi, nhiều lựa chọn, điều trị trường hợp nặng.

Nhược điểm: Gây tác dụng phụ, nhờn thuốc, không điều trị nguyên nhân, tương tác thuốc.

Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả

Vệ sinh bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý làm loãng dịch nhầy, sát khuẩn đồng thời tiêu viêm đối với những trường hợp niêm mạc bị tổn thương. Bạn có thể tới các nhà thuốc để mua nước muối sinh lý hoặc pha chế tại nhà. Tuy nhiên cần đảm bảo vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn.

Cách vệ sinh như sau:

  • Bước 1: Sử dụng nước muối sinh lý pha sẵn cho vào bình rửa mũi.
  • Bước 2: Nghiêng đầu góc 45 độ, đưa bình xịt mũi vào một bên sau đó bóp nhẹ.
  • Bước 3: Để nước muối chảy vào lỗ mũi, rửa sạch dịch nhầy và tạp chất.
  • Bước 4: Xì hơi đẩy toàn bộ tạp chất ra khỏi mũi.
  • Bước 5: Lặp lại cho tới khi bên trong mũi sạch hoàn toàn.

Thực hiện cách này 2 lần/ngày cho tới khi chứng viêm mũi dị ứng khỏi hoàn toàn.

Trà gừng

Trong gừng có chứa nhiều hoạt chất như axit pantothenic, axit pantothenic , beta-carotene, beta-carotene, và zingerone… giúp giảm đau, đồng thời tăng cường lưu thông máu, nhanh chóng làm lành tổn thương bên trong niêm mạc mũi. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Gừng tươi rửa sạch thái lát.
  • Bước 2: Cho vào ấm đun sôi 10 – 15 phút.
  • Bước 3: Đổ ra chén để uống, có thể thêm ít mật ong để tăng hương vị.

Trà gừng giúp giảm đau, đồng thời tăng cường lưu thông máu
Trà gừng giúp giảm đau, đồng thời tăng cường lưu thông máu

Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi

Trong tỏi có chứa hoạt chất allicin – một loại kháng sinh tự nhiên giúp kháng viêm, diệt khuẩn cực kỳ hiệu quả. Đối với những người có triệu chứng chảy nước mũi, hắt hơi, viêm xoang khi dùng tỏi sẽ chống phù nề, giảm viêm đồng thời làm dịu các triệu chứng của bệnh.

Cách thực hiện: Ngâm tỏi với rượu trắng trong thời gian từ 1 – 2 tháng. Khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh có thể uống 1 ly nhỏ sau bữa ăn. Ngày uống 2 lần liên tục thực hiện trong thời gian dài thì hô hấp sẽ trở nên thông thoáng hơn.

Hạt gấc

Thành phần lycopen, các loại vitamin trong hạt gấc giúp sát trùng, giảm viêm, làm dịu cảm giác nhức mũi, nghẹt mũi cực kỳ hiệu quả.

  • Bước 1: Hạt gấc già rửa sạch phơi khô
  • Bước 2: Sử dụng từ 20 – 25 hạt sau đó nướng cho phần vỏ ngoài cháy xém
  • Bước 3: Dùng cối giã nát sau đó ngâm cùng rượu trắng.
  • Bước 4: Chờ từ 5 – 7 ngày sau đó dùng tăm thấm dung dịch bôi lên sống mũi.

Dịch trong khoang mũi khi tiếp xúc với hỗn hợp sẽ trở nên loãng hơn, vệ sinh sạch sẽ bằng giấy ăn. Thực hiện cách này trong vòng 1 tuần thì tình trạng viêm mũi sẽ được cải thiện.

Ưu điểm:

  • Dễ kiếm, dễ sử dụng, an toàn, ít tác dụng phụ.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng, tăng cường sức đề kháng.

Nhược điểm:

  • Hiệu quả không đồng nhất, khó kiểm soát liều lượng, nguy cơ dị ứng.

Bài thuốc Đông y trị bệnh hiệu quả, an toàn

Y học cổ truyền Việt Nam có nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị hiệu quả viêm mũi dị ứng theo mùa. Các vị thuốc có tác dụng tuyên phế thông khiếu, giảm viêm, tiêu sưng, tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.

Tuy nhiên, tùy theo nguyên nhân cũng như thể trạng của từng người mà thầy thuốc Đông y sẽ có gia giảm, phối dược liệu hợp lý.

Nguyên tắc điều trị trong y học cổ truyền:

  • Bổ chính khu tà: Nâng cao sức đề kháng của cơ thể, đồng thời loại bỏ các yếu tố gây bệnh (tà khí).
  • Biện chứng luận trị: Xác định các hội chứng theo YHCT (phong hàn, phong nhiệt, thấp nhiệt, khí hư…) để lựa chọn bài thuốc phù hợp với thể trạng của người bệnh.

Một số bài thuốc tiêu biểu như:

Bài thuốc Ngọc Bình Phong Tán:

  • Thành phần: Phòng phong 12g, Hoàng kỳ 12g, Bạch chỉ 12g, Cát căn 12g, Kim ngân hoa 10g, Cam thảo 6g, Sinh khương 3g, Đại táo 3 quả
  • Cách dùng: Sắc thuốc với 600ml nước, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm.
  • Công dụng: Khu phong, tán hàn, tăng cường sức đề kháng. Rất tốt cho bệnh nhân viêm xoang dị ứng theo mùa với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi trong, sợ lạnh, đau đầu…

Bài thuốc Tân Di Tán:

  • Thành phần: Tân di hoa 12g, Cát căn 10g, Bạch chỉ 10g, Phòng phong 10g, Hoàng kỳ 10g, Kim ngân hoa 10g, Ngưu bàng tử 10g, Cam thảo 6g, Sinh khương 3g
  • Cách dùng: Sắc thuốc với 600ml nước, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm.
  • Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tán hàn, khu phong. Hiệu quả với bệnh nhân viêm xoang dị ứng theo mùa có các triệu chứng ngạt mũi, chảy dịch vàng đặc, sốt, đau đầu…

Bài thuốc Thược Dược Tri Mẫu Tán:

  • Thành phần: Thược dược 12g, Tri mẫu 12g, Bạch truật 12g, Cam thảo 6g, Gừng tươi 3g (sấy khô), Đại táo 2 quả.
  • Cách dùng: Sắc thuốc với 600ml nước, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm.
  • Công dụng: Bổ khí, kiện tỳ, sinh tân, nhuận táo. Phù hợp cho bệnh nhân viêm xoang dị ứng theo mùa với các triệu chứng hắt hơi liên tục, mũi ngứa, chảy mũi loãng, sắc mặt nhợt…

Các bài thuốc Đông y trị bệnh hiệu quả, an toàn
Các bài thuốc Đông y trị bệnh hiệu quả, an toàn

Ưu điểm:

  • Hiệu quả lâu dài, ít tác dụng phụ, an toàn cho mọi đối tượng.
  • Cải thiện sức khỏe tổng thể, tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm:

  • Hiệu quả chậm, đòi hỏi bác sĩ chuyên môn cao.
  • Nguy cơ tương tác thuốc, khó tìm kiếm nguyên liệu thuốc.

Dược liệu

Theo quan điểm của Y học cổ truyền (YHCT), viêm mũi dị ứng theo mùa (hay còn gọi là viêm xoang dị ứng) là do sự mất cân bằng âm dương, khí huyết trong cơ thể, cộng thêm tác động của các yếu tố ngoại sinh như dị nguyên (phấn hoa, bụi bẩn…) dẫn đến tình trạng tắc nghẽn các xoang, sưng viêm niêm mạc mũi.

Thiên nhiên ban tặng cho con người kho tàng dược liệu quý giá, đóng vai trò quan trọng trong YHCT nói chung và trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa nói riêng.

Vì thế, sử dụng các loại dược liệu đúng cách sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời sau:

  • Khu phong, tán hàn: Loại bỏ các tác nhân gây dị ứng, giảm sưng viêm, thông tắc các xoang.
  • Thanh nhiệt, giải độc: Giảm các triệu chứng như sổ mũi, chảy dịch vàng, nghẹt mũi.
  • Bổ khí, kiện tỳ, sinh tân, nhuận táo: Tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng cơ thể suy nhược.
  • Điều hòa khí huyết: Giúp cân bằng âm dương, ổn định trạng thái sức khỏe.

Dưới đây là một số dược liệu thường được sử dụng trong YHCT để điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa:

  • Tân di hoa.
  • Bạch chỉ.
  • Kim ngân hoa.
  • Hoàng kỳ.
  • Cát căn.
  • Phòng phong.
  • Kinh giới.

Bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa không nguy hiểm, hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị nếu người bệnh trang bị kiến thức về chứng bệnh này. Nếu thấy tình trạng bệnh không tiến triển, hãy tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám và sớm điều trị.

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Bài thuốc nam Tiêu xoang linh dược thang chữa viêm mũi dị ứng của Nhất Nam Y Viện đã điều trị thành công cho hàng nghìn người bệnh. Bài thuốc đã nhận được sự quan tâm của đông đảo người bệnh trên các diễn đàn y khoa, chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, còn không ít người tỏ ra nghi...

Người bị viêm mũi dị ứng vẫn có thể đi bơi nếu tuân theo các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với clo trong nước bể bơi là một nguy cơ cần phải được kiểm soát. Việc chọn bể bơi phù hợp và sử dụng các biện pháp bảo vệ sẽ giúp người bị viêm mũi dị ứng tận hưởng hoạt động bơi lội mà không làm tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ hơn.

Viêm mũi dị ứng không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng triệu chứng có thể được kiểm soát thông qua các biện pháp điều trị như bài thuốc Đông y, Tây y, mẹo tại nhà... Việc tránh các tác nhân gây dị ứng và duy trì môi trường sống sạch sẽ cũng giúp giảm thiểu tình trạng này đáng kể.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Mũi Dị Ứng Theo Mùa bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan