Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Mất ngủ buồn nôn là hiện tượng thường gặp ở những người lớn tuổi, xuất phát từ yếu tố suy nhược thần kinh hay thiếu máu lên não. Tuy nhiên, đây cũng có thể là nguyên nhân của nhiều loại bệnh lý nguy hiểm, gia tăng nguy cơ đột qụy, xuất huyết não… Do đó, người bệnh không nên chủ quan, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và tìm cách khắc phục ngay khi khởi phát.

Định nghĩa mất ngủ buồn nôn

Mất ngủ buồn nôn là một tình trạng sức khỏe bao gồm hai triệu chứng khó chịu: mất ngủ (khó đi vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ) và buồn nôn (cảm giác khó chịu ở dạ dày thường đi kèm với cảm giác muốn nôn). Mặc dù hai triệu chứng này có thể xuất hiện độc lập, nhưng sự kết hợp của chúng có thể cho thấy một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn hoặc tác dụng phụ của thuốc.

Triệu chứng bệnh

Bệnh mất ngủ, chán ăn, buồn nôn thường có các triệu chứng rất dễ nhận thấy. Tình trạng này có thể xuất hiện đột ngột rồi biến mất hoặc kéo dài cho đến khi có biện pháp khắc phục. Các dấu hiệu thường gặp gồm:

  • Trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ ban đêm
  • Thức dậy nhiều lần trong khi ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mộng mị
  • Tinh thần uể oải, mệt mỏi khi thức giấc vào buổi sáng
  • Thức dậy từ sáng sớm, thời gian ngủ buổi tối rất ít (thường ít hơn 5 tiếng mỗi ngày)
  • Chán ăn và cảm giác sợ mùi thức ăn, buồn nôn sau khi ăn
  • Chóng mặt kèm theo buồn nôn khi nằm ngủ, đặc biệt là lúc mới thức giấc hoặc thay đổi tư thế đột ngột

Phân loại bệnh

Mất ngủ buồn nôn có thể được phân loại dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm nguyên nhân, thời gian kéo dài và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng:

Nguyên nhân:

  • Nguyên nhân thực thể: Các bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn tiền đình, hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể gây ra mất ngủ buồn nôn.
  • Nguyên nhân tâm lý: Căng thẳng, lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn giấc ngủ khác có thể đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tình trạng này.

Thời gian kéo dài:

  • Cấp tính: Triệu chứng kéo dài trong một thời gian ngắn, thường dưới một tháng.
  • Mãn tính: Triệu chứng kéo dài hơn một tháng, có thể tái phát hoặc liên tục.

Mức độ nghiêm trọng:

  • Nhẹ: Triệu chứng gây ra sự khó chịu nhẹ, không ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày.
  • Trung bình: Triệu chứng gây ra sự khó chịu đáng kể, ảnh hưởng đến khả năng làm việc và các hoạt động hàng ngày.
  • Nặng: Triệu chứng gây ra sự mệt mỏi nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.

Nguyên nhân gây mất ngủ buồn nôn là do bệnh gì?

Bệnh mất ngủ, chán ăn, buồn nôn có thể xuất hiện trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài, xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý thường gặp dưới đây:

  • Rối loạn tuần hoàn máu não: Đây là hiện tượng não bị thiếu dưỡng chất và oxy dẫn đến triệu chứng đau đầu, buồn nôn, ù tai, khó ngủ… Bệnh này thường xuất hiện chủ yếu ở những người cao tuổi, hoặc người làm việc văn phòng, ít vận động khiến chức năng tuần hoàn máu suy giảm.
  • Hạ đường huyết: Khi cơ thể không được cung cấp đủ dưỡng chất, lượng đường trong máu xuống thấp thì sẽ có hiện tượng đau đầu, ù tai, tim đập nhanh, chóng mặt, mất ngủ buồn nôn.

Có rất nhiều nguyên nhân gây hiện tượng mất ngủ buồn nôn
Có rất nhiều nguyên nhân gây hiện tượng mất ngủ buồn nôn

  • Hội chứng đau nửa đầu migraine: Những cơn đau nửa đầu kéo dài từ 4 - 72 giờ (giật thon thót hoặc đau như búa bổ) migraine thường xuất hiện kèm theo các triệu chứng: sợ ánh sáng, buồn nôn, khó ngủ, sợ tiếng động… Đặc biệt, sau khi phát bệnh, người bệnh vẫn phải đối mặt với các hiện tượng chán ăn, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu và mất ngủ.
  • Suy giảm nội tiết tố trong cơ thể gây khó ngủ, trằn trọc, ngủ không sâu giấc… Từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe, dẫn đến trạng thái chán ăn và buồn nôn. Điều này thể hiện rõ nhất ở những phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Rối loạn tiền đình: Mất ngủ kèm theo đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn, không giữ được thăng bằng là dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình.
  • Yếu tố bệnh lý khác: Chán ăn, buồn nôn và mất ngủ có thể là dấu hiệu cơ bản của các bệnh lý thủy đậu, quai bị, zona, Parkinson…
  • Yếu tố tinh thần: Những cảm xúc hưng phấn hoặc rối loạn lo âu quá mức, diễn ra trong một giai đoạn nhất định có thể gây hiện tượng mất ngủ buồn nôn.

Mất ngủ buồn nôn chóng mặt có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?

Thông thường, người bệnh bị khó ngủ, buồn nôn sẽ gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống.

  • Cơ thể mệt mỏi, thậm chí kiệt quệ do không có đủ thời gian tái tạo năng lượng.
  • Giảm cân nhanh chóng do không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng (chán ăn, buồn nôn), thường xuyên nổi mụn, làn da lão hóa...
  • Mất tập trung, suy giảm trí nhớ ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập và lao động
  • Tinh thần không ổn định, dễ nổi nóng và cáu gắt vô cớ, suy nghĩ ngày càng tiêu cực, thậm chí có thể tiến triển thành bệnh trầm cảm nếu không điều trị kịp thời.
  • Suy giảm hệ miễn dịch một cách nhanh chóng, tạo điều kiện lý tưởng để các bệnh lý nguy hiểm phát triển và gia tăng nguy cơ đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim…

Mất ngủ trong thời gian dài khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn
Mất ngủ trong thời gian dài khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn

Đặc biệt, bệnh mất ngủ buồn nôn, đau đầu kéo dài có thể dẫn tới rối loạn tiền đình. Vì vậy, người bệnh cần đi khám bác sĩ ngay khi thấy mất ngủ liên tục, đi kèm các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình như: chóng mặt, buồn nôn, đau đầu triền miên nhiều ngày liên tiếp.

Thậm chí, ở những trường hợp bệnh nặng, người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc đứng dậy bởi cảm giác hoa mắt, chóng mặt khi thay đổi tư thế. Bệnh này rất khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát, khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, bồn chồn, thiếu sức sống và stress.

Cách chẩn đoán bệnh chính xác

Khai thác tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, bao gồm:

  • Mô tả triệu chứng: Thời gian bắt đầu, tần suất, mức độ nghiêm trọng, các yếu tố làm thay đổi triệu chứng
  • Tiền sử bệnh: Các bệnh lý hiện tại hoặc trước đây, rối loạn giấc ngủ, tiêu hóa, tâm thần, mãn tính
  • Thuốc: Tất cả các loại thuốc đang sử dụng, kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược
  • Lối sống: Thói quen ngủ, ăn uống, hoạt động thể chất, sử dụng chất kích thích

Khám sức khỏe: Đánh giá tình trạng sức khỏe chung và tìm dấu hiệu bệnh lý.

Các xét nghiệm: Tùy thuộc vào tiền sử và khám sức khỏe, bác sĩ có thể yêu cầu:

  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra tuyến giáp, nhiễm trùng, rối loạn chuyển hóa
  • Xét nghiệm hình ảnh: Kiểm tra đường tiêu hóa hoặc các cơ quan khác
  • Nghiên cứu giấc ngủ: Đánh giá chất lượng giấc ngủ và phát hiện rối loạn giấc ngủ

Đánh giá tâm lý: Nếu nghi ngờ có liên quan đến vấn đề tâm lý.

Chẩn đoán phân biệt: Một số bệnh lý có thể gây triệu chứng tương tự:

  • Hội chứng ruột kích thích
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Rối loạn lo âu
  • Trầm cảm

Điều trị khó ngủ, mất ngủ buồn nôn đúng cách

Đa phần tình trạng mất ngủ, đau đầu xuất phát từ nguyên nhân tâm lý và suy giảm nội tiết có thể được khắc phục khi thay đổi thói quen sinh hoạt và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh kéo dài và có dấu hiệu ngày càng nặng, người bệnh cần cân nhắc các phương pháp điều trị theo Tây y hoặc Đông y.

Thuốc Tây y theo đơn bác sĩ

Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều các loại thuốc điều trị bệnh mất ngủ, tập trung chủ yếu vào nhóm thuốc an thần, bình thần, chống dị ứng, trị trầm cảm… Một số thuốc phổ biến như: Zolpidem, Promethazine, Phenobarbital, Quetiapine, Mirtazapine, Olanzapine... Tuy nhiên các loại thuốc Tây y phải được sử dụng theo đơn và có chỉ định của bác sĩ.

Phần lớn các thuốc này đều tác động tới thần kinh ở thể mạnh, gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như: chán ăn, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi… Đặc biệt, thuốc chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và cho con bú, cùng các nhóm đối tượng dễ bị trầm cảm, người bị bệnh tim, rối loạn hô hấp…

Ngoài ra, sử dụng thuốc ngủ trong thời gian dài có thể khiến người bệnh phụ thuộc vào thuốc, không thể tự ngủ. Điều này sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe: mất trí nhớ, rối loạn hành vi, rối loạn tâm thần...

Sử dụng thuốc Tây y điều trị mất ngủ gây nhiều tác dụng phụ
Sử dụng thuốc Tây y điều trị mất ngủ gây nhiều tác dụng phụ

Do đó, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hay tăng/giảm liều không theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, người bệnh bị mất ngủ buồn nôn khi điều trị theo phương pháp Tây y cần lưu ý theo dõi phản ứng của cơ thể khi dùng thuốc, và kịp thời báo cho bác sĩ nếu gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Thuốc Đông y chữa mất ngủ an toàn, hiệu quả

Nhiều loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong các phương thuốc Đông y điều trị bệnh mất ngủ, chán ăn, đau đầu như: cam thảo, bạch quả, ý dĩ… Các phương thuốc này cần được sắc theo đúng đơn của thầy thuốc và theo tỷ lệ phù hợp với thể trạng từng người để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Bài thuốc điều trị mất ngủ kèm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, chán ăn, buồn nôn:

  • Thành phần: phòng sâm 16g, ngũ vị 12g, hoàng kỳ 16g, viễn chí 12g, nhục quế 8g, bán hạ 10g, phục thần 12g, bạch truật 16g, hắc táo nhân 16g, sinh khương 6g, cam thảo 12g, trần bì 12g, đinh lăng 16g, hậu phác 10g, thần khúc 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
  • Công dụng của bài thuốc Đông y này là an thần, bồi bổ tâm tỳ.

Bài thuốc điều trị mất ngủ kèm theo các triệu chứng đau đầu, ù tai, chóng mặt:

  • Bao gồm các vị thuốc: táo nhân 16g, cam thảo 12g, trinh nữ hoàng cung 20g, phòng sâm 12g, tang diệp 20g, mạch môn 16g, đương quy 16g, bạch thược 10g, ngưu tất 12g, viễn chí 12g, thạch hộc 12g, đại táo 7 quả, hạt sen 6g.
  • Công dụng của bài thuốc Đông y này giúp an thần, dưỡng tâm, điều trị rối loạn lo lắng, từ đó cải thiện giấc ngủ.

Mẹo dân gian áp dụng cải thiện giấc ngủ tại nhà

Ngoài các bài thuốc Tây y và Đông y, dân gian cũng truyền lại nhiều kinh nghiệm điều trị mất ngủ buồn nôn, thông qua các loại ngũ cốc hay lá cây dễ kiếm như: đậu xanh, hạt sen, lạc tiên, hoa hòe, đinh lăng...

  • Lạc tiên: Ngọn lạc tiên tươi có thể dùng để nấu canh, tương tự các loại rau xanh khác giúp điều trị chứng mất ngủ hiệu quả. Đồng thời, củ lạc tiên phơi khô hãm lấy nước uống, ngày 2 lần giúp an thần, cải thiện giấc ngủ.
  • Hoa hòe: Những bông hoa hòe còn đương nụ được phơi khô, sao vàng và dùng để hãm trà, uống hàng ngày. Trà hoa hòe có công dụng an thần, thư giãn đầu óc, cải thiện chứng mất ngủ.

Cây hoa hòe được sử dụng điều trị mất ngủ
Cây hoa hòe được sử dụng điều trị mất ngủ

  • Đinh lăng: Những hoạt chất quý hiếm trong rễ cây đinh lăng có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, bồi bổ cơ thể nên điều trị chứng mất ngủ chán ăn buồn nôn hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng lá đinh lăng như rau ăn hàng ngày, hoặc làm gối đầu bằng đinh lăng.
  • Hạt sen: Các thành phần của cây sen, đặc biệt là tâm sen có tác dụng an thần, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Người bị mất ngủ dài ngày nên uống trà tâm sen hoặc tăng cường sử dụng các món chế biến từ hạt sen.
  • Đậu xanh: Không chỉ có tác dụng giải nhiệt, tiêu viêm, đậu xanh còn hỗ trợ điều trị chứng khó ngủ, buồn nôn. Người bệnh có thể dùng đậu xanh để chế biến thành các món ăn bổ dưỡng. Hoặc sao khô, tán mịn đậu xanh cùng đậu đen, hạt sen để dùng như một loại thức uống.

Làm thế nào để phòng tránh mất ngủ chán ăn buồn nôn?

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, để phòng ngừa bệnh mất ngủ buồn nôn, bên cạnh việc điều trị và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, bạn nên tạo dựng thói quen lành lành mạnh. Đừng quên tham khảo những phương pháp đơn giản sau đây.

  • Đi ngủ sớm và thức dậy đúng giờ. Việc thức quá khuya sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và khó ngủ khi đã qua giấc.
  • Chợp mắt một lúc vào buổi trưa để cơ thể được thư giãn, có năng lượng tiếp tục làm việc vào buổi chiều. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ngủ trưa từ 30 đến 60 phút, tránh ngủ quá nhiều khiến ban đêm khó ngủ.
  • Massage nhẹ nhàng trước khi đi ngủ. Với những người thường xuyên bị đau đầu nên dùng ngón tay giữa nhấn vào điểm cuối chân mày, sau đó di chuyển theo vòng tròn một cách nhẹ nhàng khoảng 1 phút. Đổi chiều xoay và làm động tác này trong khoảng 3 phút mỗi ngày, trước khi đi ngủ.

Thường xuyên vận động giúp trị mất ngủ, tăng sức đề kháng
Thường xuyên vận động giúp trị mất ngủ, tăng sức đề kháng

  • Không nên ăn tối quá muộn hoặc quá no nhằm tránh hiện tượng ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng… ảnh hưởng giấc ngủ.
  • Không sử dụng các loại thức uống có chứa caffein và chất kích thích như rượu, cà phê, bia…
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày vào đầu giờ sáng hoặc buổi tối, trước khi đi ngủ khoảng 60 phút. Những bài tập phù hợp, yoga, thiền, dưỡng sinh… giúp cơ thể thêm dẻo dai và tiêu hoa năng lượng, dễ ngủ hơn.
  • Hạn chế mang các thiết bị điện tử lên giường và sử dụng ngay trước khi đi ngủ. Nên giữ tinh thần thoải mái bằng cách nghe các bản nhạc nhẹ nhàng.
  • Đảm bảo không gian ngủ thông thoáng, sạch sẽ và nhiệt độ phù hợp, hạn chế ánh sáng mạnh hay tiếng ồn.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng mỗi ngày bằng cách ăn nhiều rau xanh, hoa quả và các loại thịt cá. Không nên ăn mỡ động vật hay các đồ chiên rán, đồ ăn nhiều đường, nước uống có gas. Đặc biệt, những người thiếu máu, buồn nôn, chóng mặt, mất ngủ.

Kết luận

Nhìn chung, mất ngủ buồn nôn là hiện tượng thường gặp khi cơ thể bị suy nhược, thiếu máu hoặc rối loạn tinh thần. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài kèm theo các triệu chứng bệnh lý khác, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị kịp thời.

Xem thêm:


Top địa chỉ phòng khám Mất Ngủ Buồn Nôn


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Bình luận (35)

  1. Lương Thùy Trâm says: Trả lời

    Mọi người ai hay bị mất ngủ choáng váng thử mua óc lợn hấp ngải cứu mà ăn nhé, đỡ cực kỳ, 1 tuần nay em bị mất ngủ em ăn đc vài hôm giờ thấy ngủ ngon rùi hihi ^^

    1. Hoài-Thương says:

      Mẹ mình ăn được mấy tháng, thấy bệnh đỡ hôm nọ thì tự nhiên mẹ mình mặt mũi nóng bừng, người nôn nao đo huyết áp mới biết mẹ mình bị huyết áp cao. Cũng tùy người ăn được hay không nữa kìa chứ như mẹ mình bị huyết áp cao đó, ăn vào không tốt cho tim mạch

    2. Hưng M-C says:

      Bạn gái này là bệnh nhẹ mất ngủ nên ăn nhanh có tác dụng đấy, chứ như tôi bị gần chục năm ăn chả xi nhé gì, mà mấy bạn cũng chia thời gian ra ăn nhé, chứ ăn liên tục dẫn đến thừa chất này thiếu chất nọ dễ bị bệnh nữa

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan