Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, gây ra chứng đau thần kinh tọa và giảm khả năng vận động của người mắc. Sự trẻ hóa của căn bệnh này khiến đây không còn là nỗi lo của riêng người lớn tuổi. Càng phát hiện và điều trị sớm, khả năng phục hồi ngày càng cao. Bài chia sẻ sau đây sẽ giới thiệu tới độc giả những kiến thức tổng quát nhất về bệnh lý này.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?
Đĩa đệm là vị trí đóng vai trò như một “tấm đệm lót” được đặt giữa khoảng cách của các đốt sống. Bộ phận này có khả năng hấp thụ động lực tác dụng, phân tán và giúp cột sống nâng đỡ chuyển động của toàn bộ cơ thể. Đĩa đệm được cấu tạo nên bởi một vòng xơ bên ngoài và bên trong là lớp nhân nhầy. Tình trạng thoát vị tại cột sống lưng xảy ra khi lớp nhân nhầy này thoát ra khỏi vòng xơ, đè nén lên các dây thần kinh và tủy sống, gây ra đau đớn, tê bì chân tay, đau thần kinh tọa.
Dưới tác động của quá trình lão hóa, lớp màng xơ trở nên bào mòn, yếu dần, xơ hóa. Chính vì vậy bệnh chủ yếu khởi phát ở đối tượng từ 30 - 55 tuổi. Vị trí thoát vị phổ biến nhất chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm lưng. Trong đó, tổn thương phần cột sống thắt lưng chiếm tới 90% tổng số ca, chủ yếu ở vùng L4 - L5 và L5 - S1. 10% còn lại là thoát vị đĩa đệm đa tầng.
Các dạng tổn thương thoát vị đĩa đệm lưng
Lớp nhân nhầy đĩa đệm có dạng giống như lớp gel trắng hoặc lòng trắng trứng. Ngoài những tổn thương gây ra do sự rò rỉ khỏi vòng xơ, vùng đĩa đệm có thể xuất hiện một số dạng bất thường như:
Thoái hóa đĩa đệm
Lớp nhân mất đi tính nhầy cần thiết, vòng xơ bị bào mòn dẫn tới giảm lực “lò xo” giữa các đốt sống. Vị trí của đĩa đệm không thay đổi nhưng do sự hấp thụ và phân tán trọng lực bị ảnh hưởng có thể dẫn tới các cơn đau nhức.
Phồng đĩa đệm
Tình trạng này xảy ra phổ biến ở người bệnh bị thoát vị giai đoạn đầu hoặc người trẻ lao động mạnh thường xuyên và nghỉ ngơi không khoa học dẫn tới tổn thương đĩa đệm. Mặc dù lớp nhân chưa thực sự tràn ra ngoài màng bao xơ. Tuy nhiên, phần nhân bên trong đã bị biến dạng, phồng to dần gây nên các cơn đau cấp tính, gây viêm khớp, lệch cột sống, phì đại thắt lưng, hẹp cột sống.
Lồi đĩa đệm
Được đánh giá là tổn thương cấp độ 2, lồi đĩa đệm có thể xảy ra ở một hoặc nhiều đĩa đệm khác nhau. Khi đĩa đệm phồng đến mức độ nhất định sẽ dẫn tới tổn thương, suy yếu màng xơ bên ngoài, nhân nhầy có xu hướng dồn về một phía. Tại một số vùng, phổ biến nhất là cột sống thắt lưng có sự chèn ép các dây thần kinh, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức từ vùng lưng xuống đến chân. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, phần cột sống có thể nghiêng hẳn sang phải hoặc trái.
Thoát vị đĩa đệm thực sự
Lớp vòng xơ đã bị rách tạo điều kiện thuận lợi để phần nhân bên trong tràn ra ngoài. Mặc dù chúng vẫn liên kết lại thành một khối nhưng những dây thần kinh bị chèn ép vẫn gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Thoát vị đĩa đệm mảnh rời
Một phần của nhân đĩa đệm đã tách rời khỏi cấu trúc hoàn chỉnh gọi là các mảnh vỡ. Các mảnh nhỏ này thường có xu hướng di chuyển lên trên hoặc dọc theo cột sống khiến người bệnh đau nhức dữ dội, khó khăn khi hoạt động. Giai đoạn này thường đòi hỏi thời gian điều trị dài ngày hoặc can thiệp bằng các giải pháp phẫu thuật.
Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm lưng
Các cơn đau nhức xương khớp xảy ra thường xuyên thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý xương khớp khác. Chính vì vậy, trang bị những kiến thức về dấu hiệu thoát vị dưới đây sẽ giúp bạn tránh khỏi sai lầm trong việc nhận diện và điều trị.
- Đau nhức vùng lưng, đặc biệt khi cúi người, làm việc nặng hoặc thậm chí khi ho hoặc hắt hơi.
- Khi phần nhân đĩa đệm chèn ép lên các dây thần kinh tọa có thể dẫn tới đau nhức xương khớp kèm theo tê bì chân tay.
- Tê chân tay khi trời lạnh. Sau khi ngủ dậy có cảm giác cứng cổ, đau vùng thắt lưng, vai, không thể cử động.
- Bệnh nhân đang trong giai đoạn phồng lồi đĩa đệm sẽ dẫn tới sưng tấy đỏ tại vùng bị viêm. Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng gây nên hiện tượng nóng ran, đau khi chạm vào.
- Tổn thương có thể diễn ra tại một hoặc nhiều đĩa đệm khác nhau trên cột sống. Cảm giác đau sẽ lan dọc theo các rễ thần kinh. Nếu địa đệm bị rách khiến các nhân bị dồn về một phía, người bệnh sẽ thấy nhức mỏi tại một bên nhất định.
- Đau tại rễ L4 sẽ lan nhanh chóng từ mông, đoạn L3 - L4 ra đùi trước. Người bệnh gặp khó khăn trong việc nhấc chân lên. Tuy nhiên vẫn có thể giữ lại phản xạ ở đầu gối.
- Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm lưng rễ L5, có từ 40 - 45% người bệnh cảm thấy đau buốt từ mông tới ngoài đùi. Sau đó xuống cẳng chân, mu bàn chân, co quắp ngón chân, không thể cử động phần thân trên của bàn chân (bàn chân rơi)…
- Tổn thương tại rễ S1 chủ yếu ảnh hưởng tới vận động khi những cơn đau lan rộng xung quanh vùng cẳng chân, bàn chân, lòng bàn chân, ngón cái, giảm phản xạ vùng gót chân…
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Tâm lý chủ quan, coi nhẹ khả năng khởi phát của thoát vị đĩa đệm lưng đã khiến không ít người bệnh phải đối mặt với nguy cơ biến chứng. Bệnh không chỉ là nỗi lo lắng của người cao tuổi mà đang ngày càng có nguy cơ trẻ hóa ở độ tuổi trung niên, thậm chí dưới 30 tuổi là điều khiến bạn không thể bỏ qua các nguyên nhân gây bệnh dưới đây:
- Ngồi làm việc quá lâu: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến giới văn phòng trở thành nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao. Việc ngồi một chỗ quá lâu, ngồi sai tư thế lâu dần khiến cột sống bị tổn thương, trở nên suy yếu và đẩy nhanh dấu hiệu lão hóa.
- Lao động nặng nhọc: Thường xuyên mang vác vật nặng tạo nên một trọng lực đè ép lên cột sống, kết hợp với chế độ nghỉ ngơi không hợp lý khiến các cơn đau nhức xảy ra thường xuyên, vòng sợi bao ngoài nhân đĩa đệm dễ bị rách hoặc yếu dần.
- Lão hóa: Khi cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa, khả năng hấp thụ và chuyển hóa canxi giảm đáng kể dẫn tới các bệnh lý như loãng xương, oxy hóa sụn khớp, xơ hóa lớp màng sợi, tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và lâu lành các tổn thương.
- Thừa cân: Người bệnh béo phì ngoài nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới đường huyết, mỡ máu, mà lớp mỡ bên ngoài còn chèn ép lên mạch máu, giảm khả năng mang chất dinh dưỡng tới các bộ phận. Đây là nguyên nhân dẫn tới những khó khăn khi vận động của người thừa cân, lâu ngày dẫn tới thoát vị đĩa đệm.
- Yếu tố di truyền: Những gia đình có bố hoặc mẹ từng mắc bệnh thoái hóa cột sống lưng thì nguy cơ mắc ở thế hệ sau sẽ cao hơn so với nhóm bình thường.
- Tai nạn: Bên cạnh những yếu tố chủ quan, bệnh có thể khởi phát do các yếu tố khách quan ngoài ý muốn như chấn thương hoặc tai nạn. Sự tác động này có thể dẫn tới rách vòng sợi, nhân tràn ra ngoài.
Biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Trong những giai đoạn đầu khi bệnh mới khởi phát, bệnh nhân có tâm lý chủ quan trước những cơn đau nhức xương khớp. Đây chính là yếu tố góp phần thúc đẩy khiến cho thoát vị nhanh chóng tiến triển sang giai đoạn 3, 4, gây nên nhiều tổn thương không thể khắc phục.
- Biến đổi dáng đi: Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng thường gây đau đớn vùng thắt lưng hoặc dọc theo phần thân đến đùi, cẳng chân và gây ảnh hưởng tới dây thần kinh tọa. Người bệnh có xu hướng đi cà nhắc, nghiêng người để hạn chế cảm giác đau nhức. Lâu dần hình thành thói quen gù lưng, khập khiễng, hoặc lệch người, vẹo cột sống.
- Teo cơ: Khi nhân đĩa đệm thoát ra ngoài sẽ dẫn tới hiện tượng chèn ép dây thần kinh, tủy sống, cản trở quá trình vận chuyển dinh dưỡng và máu tới các chi. Thời gian đầu, người bệnh sẽ cảm thấy chân tay mệt mỏi, không thể cử động linh hoạt hoặc khó khăn khi làm việc liên tục, luôn phải nghỉ giữa chừng để hồi lại sức. Về lâu dài sẽ dẫn tới teo cơ, thậm chí bại liệt nửa người, mất hoàn toàn khả năng lao động.
- Hội chứng đuôi ngựa: Trong số các tổn thương do thoát vị đĩa đệm cột sống gây ra thường có tác động tới cơ tròn. Người bệnh sẽ đại hoặc tiểu tiện thụ động, không thể kiểm soát. Ngoài ra, đây còn là nguy cơ dẫn tới liệt dương, tiểu rắt vô cùng nguy hiểm.
- Rối loạn cảm giác: Một vài trường hợp ghi nhận các dấu hiệu mất cảm giác đau đớn, nóng, lạnh.
- Liệt các chi: Đối với thoát vị đĩa đệm lưng, các biến chứng chủ yếu xảy ra ở giai đoạn 4, vùng thắt lưng trở xuống dưới. Người bệnh sẽ đối mặt với nguy cơ liệt ngoại vi ở hai chân, liệt ở gấp cẳng, bàn chân, ngón chân.
Phương pháp chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Ngay khi nhận thấy các cơn đau bất thường trên vùng lưng và chân, người bệnh nên chủ động tới thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia xương khớp. Thông qua các xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra những nhận định về diễn biến của bệnh, mức độ tổn thương và phác đồ điều trị phù hợp nhất.
- Xét nghiệm lâm sàng: Thông qua quan sát, thử độ phản xạ, sờ nắn tìm kiếm vị trí tổn thương, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận ban đầu về tình trạng hiện tại.
- Chụp X - quang: Hình ảnh X quang thoát vị đĩa đệm sẽ cho thấy mức độ tổn thương, vị trí xảy ra tràn nhân đĩa đệm.
- Chụp cộng hưởng từ: Biện pháp MRI cho ra kết quả chính xác và toàn diện hơn so với chụp X - quang. Từ hình ảnh các mô mềm quanh cột sống sẽ giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí đốt xương bị thoát vị.
- Chụp cản quang: Chất cản quang sẽ được đưa vào phần tủy sống, phản xạ với tia X - quang để xác định một cách chuẩn xác nhất tình trạng người bệnh. Phương pháp này đặc biệt phù hợp trong chẩn đoán hẹp cột sống.
- Một số kỹ thuật khác: Để phân biệt với các sản phẩm khác, đồng thời đưa ra những kết luận chính xác nhất, các bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm khác như Điện cơ đồ, chụp CT...
Cách phòng ngừa hiệu quả bệnh thoát vị đĩa đệm lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể hình thành từ những thói quen xấu, lâu dần dẫn tới tổn thương sụn khớp. Chính vì vậy, công tác phòng ngừa chính là chìa khóa giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc bệnh, đồng thời tăng cường sự linh hoạt của xương.
- Lựa chọn môn thể thao phù hợp. Tập luyện dưới sự hướng dẫn và cường độ đều đặn.
- Duy trì tư thế ngồi thẳng lưng, không ngồi một chỗ lâu hơn 3 tiếng.
- Hạn chế đi giày cao gót. Nên chuẩn bị một đôi giày thể thao, dép đi trong nhà hoặc lựa chọn giày không cao quá 5cm.
- Sắp xếp một cách hợp lý giữa thời gian nghỉ ngơi và làm việc.
- Tránh xa chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, thực phẩm nhiều đạm hoặc đồ đã được muối chua lên men.
- Thường xuyên ăn nhiều chất xơ, các loại vitamin và đồng thời bổ sung canxi phù hợp với nhu cầu của cơ thể.
- Khám sức khỏe tổng quát định kỳ 6 tháng một lần hoặc ngay khi có biểu hiện đau nhức bất thường vùng thắt lưng. Đặc biệt đối với người bệnh có yếu tố di truyền.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thông thường, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể khắc phục nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân có xuất hiện biến chứng hoặc bước vào giai đoạn 3, 4 thì khả năng phục hồi sẽ thấp hơn. Dù không bị bại liệt hay teo cơ nhưng cơ hội lấy lại sự linh hoạt trong cử động là rất khó. Người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp điều trị dưới đây:
Thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm lưng
- Thuốc giảm đau: Trong điều trị, bệnh nhân sẽ được chỉ định các sản phẩm thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, đặc điểm cơ địa, để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với mình. Bên cạnh một số loại thuốc giảm đau đơn thuần, bạn có thể tham khảo các sản phẩm có tác dụng kháng viêm đi kèm. Đối với các trường hợp nghiêm trọng, nguy cơ biến chứng cao, các bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp tiêm hoặc sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện.
- Thuốc chống co cứng: Các loại thuốc này thường chứa hoạt chất như carisoprodol, methocarbamol, metaxalone, có tác dụng giãn gân, cơ vân và giúp cho hoạt động mạch máu được trơn tru, giảm áp lực lên các dây thần kinh.
- Thuốc nhóm ức chế thần kinh: Trong thành phần của các sản phẩm này chứa vitamin B giúp giảm đau hiệu quả.
- Corticoid: Trường hợp nặng, các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm corticoid ngoài màng cứng. Tuy nhiên, phương pháp này ẩn chứa nhiều rủi ro nên chỉ được thực hiện tại các cơ sở uy tín với đội ngũ chuyên môn cao.
- Thuốc đặc trị: Trong thành phần của các sản phẩm này thường chứa nhiều hoạt chất tốt cho xương khớp như glucosamine, collagen type II, chondroitin, cellulose, vitamin nhóm B, canxi không chỉ giúp phục hồi nhanh vết thương, thúc đẩy tái tạo sụn khớp mà còn phòng ngừa diễn biến khôn lường của bệnh.
Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm
Khi việc điều trị bằng thuốc không đem lại hiệu quả như mong muốn và tại cơ thể người bệnh xuất hiện một số dấu hiệu biến chứng, các bác sĩ sẽ can thiệp thông qua phương pháp ngoại khoa. Một số phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới có thể hạn chế nguy cơ xâm lấn, nhiễm trùng, đau đớn: Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm, thay đĩa đệm nhân tạo, hút dịch viêm...Tuy nhiên các phương pháp này thường tốn nhiều tiền bạc, thời gian phục hồi chức năng và không đảm bảo khỏi hoàn toàn. Một số bệnh nhân vẫn có thể mổ thoát vị đĩa đệm lần 2.
Các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Bên cạnh việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị, một chế độ luyện tập phù hợp, đều đặn sẽ tăng khả năng hồi phục, rút ngắn thời gian dùng thuốc. Để phát huy hiệu quả như mong muốn, bạn nên lựa chọn hình thức tập nhẹ nhàng, tránh các động tác gập người hoặc đòi hỏi lực ở phần lưng, khởi động kỹ để tránh chuột rút.
- Chạy bộ: Trong các bộ môn thể thao, chạy bộ là hình thức phù hợp với đa số người tập và dễ dàng áp dụng mọi lúc mọi nơi. Thay vì đến các phòng tập hiện đại, bạn có thể chạy ngoài trời. Thời gian luyện tập lý tưởng là từ 30 - 45 phút, đi bộ thẳng lưng, hít thở đều sẽ giúp bạn cải thiện cơn đau nhức, đẩy lùi nguy cơ lão hóa và làm ấm xương khớp.
- Yoga: Không chỉ giúp thư giãn tinh thần, trẻ lâu và điều hòa cơ thể, yoga có thể đem đến cho người tập những công dụng không ngờ trong điều trị bệnh lý xương khớp. Một số động tác trong yoga đặc biệt chú trọng tới phần lưng, kéo giãn vùng thắt lưng, rèn luyện độ dẻo dai cho cơ thể, thúc đẩy quá trình lưu thông máu.
- Bơi lội: Thường xuyên bơi lội có tác dụng tăng cường cơ bắp, kéo giãn phần lưng, ngăn ngừa nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
- Đạp xe: Tư thế đạp xe giữ cho lưng luôn thẳng, khớp đầu gối và bắp chân hoạt động đều đặn. Từ đó cải thiện tình trạng đau lưng, mỏi gối, tê chân.
Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại nhà
- Điều trị thoát vị bằng lá ngải cứu: Với thành phần chứa lượng lớn tinh dầu, chất giảm đau, kháng viêm. Sử dụng ngải cứu hỗ trợ chữa bệnh thoát vị là phương pháp phổ biến. Người bệnh chỉ cần giữ lại phần lá, làm sạch sau đó thái nhỏ. Sao khô trên chảo nóng cùng với 1 thìa muối hạt. Khi hỗn hợp đủ nóng, lấy đắp lên vùng thắt lưng. Kiên trì ngày 2 - 3 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
- Trị thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt: Sử dụng lá lốt giúp người bệnh đẩy lùi phong hàn bên trong cơ thể, hỗ trợ điều trị phong thấp, tăng cường lưu thông khí huyết, giảm đau nhức thắt lưng, kháng viêm. Bạn chỉ cần xay nhuyễn 20 - 30g lá lốt. Sau đó lọc lấy nước cốt, đun sôi cùng 100ml nước và uống hằng ngày. Sử dụng khi còn ấm sẽ có tác dụng nhanh nhất.
- Giảm đau nhức với bài thuốc từ cây đinh lăng: Ngoài tác dụng bồi bổ cơ thể được ví như nhân sâm, đinh lăng còn đem lại nhiều tác dụng trong điều trị biểu hiện thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Sử dụng phần thân và rễ của cây đinh lăng tươi, làm sạch sau đó thái nhỏ và phơi sấy ngoài nắng. Đem các nguyên liệu đã chuẩn bị đun cùng 500ml nước trong vòng 30 phút. Tắt bếp và đổ ra bát dùng dần.
- Gừng chữa thoát vị đĩa đệm: Để tận dụng tối đa tính ấm nóng của gừng, bạn nên ngâm chung cùng với 300ml rượu. Gừng sau khi rửa sạch bùn đất, đập nhỏ, đem bỏ trong rượu. Sau khoảng 40 - 60 ngày có thể lấy ra dùng, sử dụng phần nước cốt để xoa bóp giảm đau nhức. Đặc biệt phù hợp với người thoát vị do thừa cân béo phì.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng phổ biến gây tổn thương nghiêm trọng tới cột sống và các dây thần kinh. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể tránh được tâm lý chủ quan đồng thời nắm vững cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!