Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm họng trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý  gây triệu chứng khó chịu ở người bệnh như sưng đau cổ họng, ợ hơi, ợ chua, khàn tiếng,… Nếu bệnh lý này không được điều trị sớm rất dễ diễn tiến sang dạng mãn tính và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm. Chủ động tìm hiểu thông tin về bệnh và có các biện pháp phòng tránh phù hợp thông qua bài viết sau đây.

Viêm họng trào ngược dạ dày thực quản là bệnh gì?

Đường hô hấp và đường tiêu hóa có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, khi mắc một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa (đặc biệt bệnh tại dạ dày) rất có thể sẽ dẫn đến các bệnh đường hô hấp, trong đó phổ biến nhất là viêm họng (bệnh lý hô hấp thông thường).

Viêm họng trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý hô hấp gây ra do tình trạng dư thừa dịch vị acid tại dạ dày. Khi đó, lượng acid dư thừa đẩy ngược lên vùng thực quản và kích ứng tới các niêm mạc hầu họng gây viêm nhiễm. 

Viêm họng trào ngược dạ dày thực quản gây khó chịu cho người bệnh
Viêm họng trào ngược dạ dày thực quản gây khó chịu cho người bệnh

Tình trạng viêm nhiễm này không thể khỏi nếu không điều trị dứt điểm trào ngược dạ dày. Nguyên nhân là do lượng acid dư thừa liên tục được đẩy lên khiến các ổ viêm loét tại niêm mạc hầu họng tiếp tục bị tác động. Tế bào niêm mạc mới khó hình thành khiến tình trạng viêm nhiễm kéo dài, diễn tiến nặng hơn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây biến chứng.

Bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe. Triệu chứng điển hình của bệnh có thể kể đến như: Đau họng, ợ chua, ợ hơi, ho, buồn nôn, đau tức ngực khi ho hoặc nôn,... Người bệnh cần lưu ý và đi thăm khám ngay và điều trị dứt điểm ở giai đoạn đầu để bệnh không diễn tiến nghiêm trọng.

Triệu chứng viêm họng trào ngược dạ dày thực quản điển hình

Viêm họng trào ngược dạ dày thực quản rất dễ diễn tiến thành dạng mãn tính, điều trị khó khăn và kéo dài. Do đó, chủ động nhận biết các biểu hiện của bệnh lý này ở giai đoạn khởi phát để có phương hướng điều trị phù hợp nhất.

Cụ thể, cần lưu ý một số triệu chứng như sau:

  • Ợ hơi, ợ chua: Do lượng acid dư thừa trong dịch vị đẩy ngược lên thực quản khiến người bệnh bị ợ hơi, ợ chua (mùi chua là do lượng acid dư thừa tỏa ra)
  • Đau họng và ho: Người bệnh bị đau nhức cổ họng và có biểu hiện ho (ban đầu ho khan, không điều trị kịp thời dẫn đến ho có đờm, tiết lượng dịch nhầy có mùi chua tanh của acid dư thừa)
  • Nóng rát từ vùng thượng vị lên họng: Do tình trạng trào ngược nên người bệnh thường có cảm giác nóng rát vùng bụng trên, lan đến ngực, xương ức, gây khó chịu dữ dội
  • Khó thở, nghẹn họng: Do lượng acid dư thừa tác động đến đường thở gây co thắt, ảnh hưởng đến sự hô hấp của người bệnh

Các biểu hiện của bệnh này có thể gây nhầm lẫn với một số bệnh lý hô hấp thông thường. Theo thống kê y tế, hơn 40% người mắc chứng viêm họng trào ngược dạ dày thực quản không biết mình có bệnh trong thời gian đầu. Do đó, người bệnh cần lưu ý và đi khám ngay nếu thấy xuất hiện tình trạng nghẹn họng, hơi vướng ở cổ, đau tức vùng ngực, thay đổi giọng nói không rõ nguyên nhân.

Triệu chứng Viêm Họng Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản phổ biến

Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh viêm họng

Trong dịch vị dạ dày bao gồm các thành phần như: acid HCL; pepsin; một số men tiêu hóa và enzym tiêu hóa khác. Với người bệnh mắc chứng trào ngược dạ dày, lượng acid dịch vị này tăng lên đáng kể. Khi đó, lượng pepsin trong dịch vị dạ dày tác động đến nhóm các chất nhầy bảo vệ niêm mạc họng, thực quản.

Đồng thời, acid HCL cùng với một số lượng tác nhân khác (dịch mật, một số dịch tiêu hóa khác) tấn công và gây tổn thương tới niêm mạc họng.

Cơ chế trào ngược dạ dày liên quan đến co thắt cơ thực quản
Cơ chế trào ngược dạ dày liên quan đến co thắt cơ thực quản

Cơ chế của tình trạng viêm họng trào ngược dạ dày thực quản liên quan đến sự co thắt bất thường các cơ tại vùng thực quản dưới. Ở người khỏe mạnh, cơ thực quản hoạt động tốt, thức ăn di chuyển theo một chiều vào thực quản và van đóng lại, ngăn ngừa thức ăn đẩy ngược lên trên gây trào ngược. 

Tuy nhiên, nếu cơ này bị yếu đi hoặc giãn ra sẽ khiến lượng acid ở dạ dày cũng như thức ăn chưa tiêu hóa hết vượt qua lỗ tâm vị, đẩy ngược lên trên vùng thực quản và tổn thương niêm mạc hầu họng.

Khi người bệnh bị trào ngược dạ dày, tình trạng viêm nhiễm tạo áp lực lên khí quản, gây kích thích hệ thống thần kinh, chèn ép lên đường thở nghiêm trọng. Vì thế, tình trạng này thường khiến người bệnh mắc chứng khó thở và xuất hiện các biểu hiện bệnh hô hấp, cụ thể như: viêm họng, viêm khí quản, viêm phổi, viêm thanh quản,....

Biến chứng nguy hiểm của bệnh

Viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản (GERD) tuy ban đầu chỉ là tình trạng viêm họng dai dẳng nhưng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản và hầu họng, nó gây kích ứng và viêm niêm mạc, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nguy hiểm hơn, viêm họng do GERD còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác ở đường hô hấp trên.

Các biến chứng tiềm ẩn:

  • Viêm thực quản: Gây loét, chảy máu, hẹp thực quản, thậm chí là Barret thực quản (tiền ung thư).
  • Viêm thanh quản: Dẫn đến khàn tiếng, mất tiếng, thậm chí ung thư thanh quản.
  • Hen suyễn: Làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn.
  • Viêm xoang: Gây tắc nghẽn xoang, đau đầu, chảy nước mũi, giảm khứu giác.
  • Nhiễm trùng tai giữa: Thường gặp ở trẻ em do dịch axit trào ngược lên vòi nhĩ.
  • Biến chứng răng miệng: Mòn men răng, sâu răng, viêm nướu, hôi miệng.

Cách chẩn đoán

Đánh giá lâm sàng:

Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng điển hình như ho khan kéo dài, khàn tiếng, cảm giác vướng víu ở cổ họng, ợ nóng, ợ chua, khó nuốt, buồn nôn... và tiền sử bệnh để loại trừ các nguyên nhân khác.

Xét nghiệm cận lâm sàng:

  • Nội soi tai mũi họng: Quan sát trực tiếp tình trạng niêm mạc hầu họng.
  • Nội soi thực quản dạ dày tá tràng: Đánh giá tình trạng viêm, tổn thương niêm mạc thực quản.
  • Đo pH thực quản 24 giờ: Xác định số lần và thời gian trào ngược acid.
  • Đo trở kháng thực quản: Đo cả trào ngược acid và trào ngược không acid.
  • Xét nghiệm các chất chỉ điểm sinh học: Đo pepsin, bilirubin trong dịch trào ngược.

Các xét nghiệm khác:

  • Chụp X-quang thực quản có thuốc cản quang: Đánh giá hình thái thực quản.
  • Đo áp lực thực quản: Đánh giá chức năng vận động của thực quản.

Chụp X-quang đánh giá hình thái thực quản
Chụp X-quang đánh giá hình thái thực quản

Ai có nguy cơ bị viêm họng trào ngược dạ dày thực quản?

  • Người bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
  • Người có chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên tiêu thụ đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích.
  • Người thừa cân, béo phì: Áp lực nội sọ tăng gây sức ép lên dạ dày.
  • Phụ nữ mang thai, thay đổi nội tiết tố và áp lực từ thai nhi.
  • Người thường xuyên căng thẳng: Stress gây rối loạn tiêu hóa.
  • Người có thói quen ăn uống không đúng: Ăn quá no, ăn nhanh, ăn ngay trước khi ngủ.
  • Người sử dụng một số loại thuốc: Thuốc giãn cơ trơn, giảm đau NSAID, chống trầm cảm.
  • Người có tiền sử gia đình mắc GERD hoặc LPR.
  • Trẻ nhỏ và người cao tuổi, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện hoặc suy giảm chức năng.

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng trào ngược dạ dày thực quản

Viêm họng trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý rất dễ diễn tiến thành dạng mãn tính và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, thực hiện các biện pháp phòng ngừa là điều cần thiết, cụ thể như sau:

  • Hình thành thói quen súc họng với nước muối sinh lý (tối thiểu 2 lần/ngày)
  • Không ăn quá no vào buổi tối, đặc biệt trước khi đi ngủ
  • Không vận động mạnh khi vừa ăn no
  • Tránh căng thẳng tâm lý, làm việc áp lực quá sức gây ảnh hưởng đến dạ dày 
  • Uống đủ nước (tối thiểu 2 lít/ngày), không để cổ họng bị khô, đặc biệt nếu có các triệu chứng của bệnh hô hấp

Uống đủ nước là phương pháp ngăn ngừa bệnh hiệu quả
Uống đủ nước là phương pháp ngăn ngừa bệnh hiệu quả

  • Mang khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt khi đến những khu vực ô nhiễm khói bụi, ô nhiễm hóa chất
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp theo hướng dẫn từ chuyên gia y tế để bệnh nhanh chóng dứt điểm
  • Đi khám và điều trị dứt điểm tình trạng trào ngược dạ dày để không gây viêm nhiễm niêm mạc hầu họng

Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ?

Triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần: Nếu các triệu chứng không cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp tự chăm sóc tại nhà hoặc sử dụng thuốc không kê đơn, bệnh nhân cần được thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Triệu chứng nặng và ảnh hưởng đến cuộc sống: Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, gây khó khăn trong việc ăn uống, nuốt, nói chuyện hoặc ảnh hưởng đến giấc ngủ, cần đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xuất hiện các triệu chứng báo động:

  • Khó thở, hụt hơi, đặc biệt là khi nằm xuống.
  • Đau tức ngực, có thể lan lên cổ, vai, cánh tay.
  • Nôn ra máu hoặc phân đen.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.

Cách chữa viêm họng trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh lý viêm họng do trào ngược dạ dày là bệnh rất dễ diễn tiến thành dạng mãn tính khiến cho việc điều trị phức tạp và kéo dài thời gian hơn. Để điều trị dứt điểm nhanh chóng, người bệnh nên đi khám và chữa trị theo phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa chỉ định

Đi thăm khám để có hướng chữa trị viêm họng trào ngược dạ dày thực quản nhất
Đi thăm khám để có hướng chữa trị viêm họng trào ngược dạ dày thực quản nhất

Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ dẫn từ bác sĩ, tránh trường hợp không dùng đúng thuốc đúng bệnh. Hậu quả là tiền mất tật mang, bệnh không khỏi mà có nguy cơ diễn tiến nghiêm trọng hơn.

Dùng thuốc Tây y trị bệnh

Muốn điều trị triệt để tình trạng này, người bệnh phải dùng thuốc chữa trị tận gốc bệnh trào ngược dạ dày. Với phương pháp Tây y, bác sĩ thường kết hợp các nhóm thuốc điều trị nguyên nhân và thuốc điều trị triệu chứng. 

Cụ thể, trong đơn thuốc của bệnh nhân gặp tình trạng này thường bao gồm hai nhóm thuốc chính sau đây:

Thuốc dạ dày

Điều trị bệnh lý gốc gây viêm họng là việc làm cần thiết nếu muốn chữa trị tận gốc tình trạng này. Cần thăm khám và sử dụng thuốc theo đúng nguyên nhân gây trào ngược thì việc điều trị mới có hiệu quả.

Có nhiều nhóm thuốc dạ dày với cơ chế điều trị khác nhau, cụ thể như: 

  • Thuốc trung hòa lượng acid dư thừa: Maalox; Varogel; Mylanta;....
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Bismuth; Misoprostol; Sucralfate;.....
  • Thuốc kháng H2: Ranitidin; Cimetidin; Nizatidin;...
  • Thuốc ức chế bơm proton: Lansoprazole; Omeprazole; Esomeprazole;...
  • Thuốc ức chế vi khuẩn Hp: Thường chỉ định một số nhóm kháng sinh như Tetracyclin; Amoxicillin; Metronidazole;.....

Metronidazole là thuốc ức chế vi khuẩn HP hiệu quả
Metronidazole là thuốc ức chế vi khuẩn HP hiệu quả

Để sử dụng các nhóm thuốc này đúng cách, người bệnh phải đi khám chuyên khoa tiêu hóa để xác định chính xác nguyên nhân gây trào ngược. Từ đó, bác sĩ mới có thể chỉ định loại thuốc với liều lượng phù hợp nhất. Tránh việc tự ý dùng thuốc dạ dày tại nhà vừa không hiệu quả vừa gây tình trạng “nhờn thuốc” sau này.

Thuốc kháng sinh

Lượng acid dư thừa đẩy ngược lên vùng thực quản gây viêm nhiễm niêm mạc hầu họng. Nồng độ acid quá cao là môi trường thuận lợi nhất cho sự tấn công và gây bệnh của các nhóm virus, vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp. 

Cũng như các bệnh lý hô hấp thông thường khác, bác sĩ có thể kê một số kháng sinh thông dụng sau đây: Amoxicillin; Ampicillin; Cefalexin; Azithromycin; Erythromycin;....Tuy nhiên, kháng sinh cũng là dạng thuốc dễ gây dị ứng và sốc phản vệ nhất nên cần kiểm soát chặt chẽ trong quá trình dùng thuốc

Ngoài hai nhóm thuốc trên, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm một số loại thuốc sau: thuốc giảm ho; thuốc chống xung huyết, giảm phù nề;....Tùy vào tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp nhất

Phẫu thuật trị dứt điểm viêm họng trào ngược dạ dày thực quản

Nếu người bệnh bị viêm họng trào ngược dạ dày thực quản ở mức độ nặng hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa khác, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để trị dứt điểm. 

Phương pháp điều trị này cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn. Có thể hiểu đơn giản, bác sĩ sẽ tạo một một van mới tại vùng giáp ranh giữa dạ dày và cơ tâm vị. Khi đó, van mới có thể ngăn chặn tình trạng thức ăn chưa tiêu hóa và acid dư thừa trào ngược lên.

Cách điều trị này đem lại hiệu quả tương đối cao nhưng chi phí tốn kém hơn nhiều. Do đó, phương pháp phẫu thuật thường chỉ được chỉ định trong trường hợp bệnh quá nặng và không thể điều trị hiệu quả với các phương pháp khác. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp một số biến chứng như sẹo vết mổ, nhiễm trùng sau mổ, tái phát bệnh,....

Chữa trào ngược dạ dày gây viêm họng bằng Đông y

Chữa viêm họng trào ngược dạ dày thực quản bằng phương pháp Đông y tương đối an toàn và không gây tác dụng phụ khi dùng trong thời gian kéo dài.Tốt nhất, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở Đông y để bác sĩ bắt mạch và gia giảm bài thuốc phù hợp.

Điều trị viêm họng trào ngược dạ dày thực quản bằng phương pháp Đông y
Điều trị viêm họng trào ngược dạ dày thực quản bằng phương pháp Đông y

Theo Đông y, căn nguyên của bệnh lý dạ dày là do lối sống thiếu lành mạnh gây suy yếu tạng phế, tỳ và can. Việc điều trị không chỉ cải thiện triệu chứng, các bài thuốc Đông y còn tập trung vào lưu thông khí huyết,điều hòa chức năng các tạng phủ trong cơ thể. 

Tùy mức độ của người bệnh mà bác sĩ có thể gia giảm các vị thuốc cũng như liều lượng hợp lý. Có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y hiệu quả sau đây:

  • Bài thuốc số 1: Đương quy; cam thảo; mã đề; hoài sơn; liên nhục; bạch truật; chi tử; bán hạ; trần bì; đan bì; râu bắp; rau má; bạch thược. Một thang thuốc dùng trong hai ngày, chia thành nhiều lần để uống
  • Bài thuốc số 2: Bạch truật, hoài sơn, cát căn, ngưu tất, liên nhục, chỉ xác, bán hạ chế, đẳng sâm, hắc táo nhân, trần bì, viễn chí, cam thảo. Dùng thang thuốc trong 2 ngày với tần suất 2 lần/ngày, nên hâm nóng thuốc khi uống để nâng cao hiệu quả
  • Bài thuốc số 3: Sinh khương, hoàng kỳ, lá đắng, sâm đại hành, biển đậu, bạch truật, tía tô, ngũ sắc, lá lốt, đương quy, xương bồ, chỉ xác, trần bì. Nên dùng thuốc sau khi ăn trưa và ăn tối, duy trì tối thiểu khoảng 1 tháng để việc điều trị hiệu quả.

Tuy nhiên, không lạm dụng phương pháp Đông y nếu tình trạng viêm họng do trào ngược dạ dày diễn tiến nghiêm trọng. Ngoài ra, hiệu quả điều trị còn phụ thuộc cơ địa mỗi người do đó người bệnh cần kiên trì dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không ngưng thuốc giữa chừng khiến việc điều trị giảm hiệu quả.

Mẹo dân gian trị bệnh tại nhà đơn giản, an toàn

Nếu viêm họng trào ngược dạ dày thực quản mới khởi phát, các biểu hiện còn diễn tiến nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng một số mẹo dân gian đơn giản. Cần lưu ý những mẹo này chủ yếu có tác dụng trong cải thiện triệu chứng, nên dùng kết hợp với các phương pháp khác để đạt hiệu quả cao nhất.

Có thể tham khảo một số mẹo tại nhà như sau:

  • Mật ong: Mật ong là chất dinh dưỡng rất tốt cho các bệnh lý hô hấp và bệnh lý tiêu hóa nói chung. Người bệnh dùng mật ong nguyên chất hòa với nước ấm uống hàng ngày có thể cải thiện triệu chứng bệnh nhanh chóng. Nên dùng 2-3 tách trà mật ong mỗi ngày để việc điều trị hiệu quả nhất
  • Tỏi: Sử dụng 2-3 tép tỏi sống hàng ngày cũng rất tốt cho các chứng viêm họng và bệnh lý tiêu hóa nói chung. Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp tỏi với một số nguyên liệu khác, ví dụ như mật ong (ngâm trong 3-4 ngày để sử dụng). 
  • Giấm táo: Pha giấm táo với nước (2-3 thìa/lần sử dụng) và dùng để súc họng hàng ngày rất tốt cho chứng viêm họng. Ngoài ra, trước khi ăn, người bệnh có thể uống 1 ly nước giấm táo (đã pha loãng) cũng rất tốt cho bệnh lý dạ dày.

Dược liệu

Viêm họng trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý mãn tính, gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc sử dụng thuốc Tây y kéo dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, dược liệu Đông y với tính an toàn, lành tính và tác dụng bền vững được xem là một lựa chọn tối ưu.

Các dược liệu Đông y thường có tác dụng đa chiều, không chỉ giúp giảm các triệu chứng khó chịu tại họng mà còn tác động vào nguyên nhân gốc rễ của bệnh:

  • Giảm tiết acid dạ dày: Ức chế sự sản sinh acid dịch vị, giảm lượng acid trào ngược lên thực quản và họng.
  • Bảo vệ niêm mạc: Làm lành các tổn thương niêm mạc, giảm viêm nhiễm và kích ứng.
  • Tăng cường chức năng tiêu hóa: Cải thiện khả năng co bóp của dạ dày và thực quản, điều hòa nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.
  • Giảm triệu chứng: Giảm đau rát họng, khàn tiếng, khó nuốt.

Cam thảo là dược liệu thường dùng trong điều trị trào ngược
Cam thảo là dược liệu thường dùng trong điều trị trào ngược

Một số dược liệu thường dùng như: Cam thảo, Hoàng liên, Bối mẫu, Mạch môn, Sa sâm…

Dược liệu Đông y là một giải pháp hỗ trợ an toàn và hiệu quả trong điều trị viêm họng trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, việc sử dụng dược liệu cần được giám sát bởi thầy thuốc có chuyên môn để đảm bảo hiệu quả, an toàn.

Bên cạnh đó, việc kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống khoa học cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị.

Viêm họng trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý có thể chuyển biến nghiêm trọng nhanh chóng nếu không điều trị kịp thời. Người bệnh nên chủ động đi khám nếu thấy các biểu hiện đặc trưng để có thể chữa trị kịp thời. Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định từ bác sĩ tránh bệnh diễn tiến mãn tính nghiêm trọng hơn.

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Trào ngược dạ dày ở bà bầu là bệnh lý phổ biến khi mang thai, mẹ bầu khó chịu, ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị. Trong bài viết dưới đây Tapchidongy.org sẽ cung cấp thông tin các bài thuốc điều trị cũng như những biểu hiện của bệnh.  Định nghĩa Trào ngược dạ dày, hay còn gọi là...
Khám và điều trị trào ngược dạ dày ở đâu là thắc mắc của nhiều bệnh nhân hiện nay. Bởi lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ tay nghề cao giúp điều trị bệnh hiệu quả và đảm bảo an toàn. Bài viết dưới đây cung cấp Top 11+ cơ sở y tế giúp người bệnh năm...

Trào ngược dạ dày gây khó thở là dấu hiệu cho thấy căn bệnh của bạn đã tiến triển nặng, có thể liên quan đến các bệnh lý như co thắt phế quản, viêm phổi hít và các biến chứng hô hấp nghiêm trọng khác. Có nhiều nguyên nhân gây khó thở do trào ngược dạ dày. Trong đó, các nguyên nhân có thể xuất phát từ cơ chế phản xạ tự nhiên hoặc sự tổn thương của đường hô hấp.

Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Theo đó, nếu bệnh không được kiểm soát và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm thực quản, loét thực quản, hẹp thực quản, thậm chí là ung thư thực quản. Do đó, việc nhận biết sớm các triệu chứng và tìm kiếm sự hỗ trợ y tế là rất quan trọng để ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Họng Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan