Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

“Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không? Bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì khi đạp xe…” là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Tapchidongy.org sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin hữu ích xung quanh chủ đề này qua bài viết dưới đây. 

Người mắc thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?

Nhiều người bệnh thường nghĩ rằng bị thoát vị đĩa đệm nên nằm nghỉ ngơi, hạn chế vận động tối đa để tránh tình trạng đau nhức. Điều này hoàn toàn không chính xác.

Theo chuyên gia xương khớp, trưởng khoa vật lý trị liệu nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, bác sĩ Trần Hải Long chia sẻ: Hoạt động thể lực với tần suất phù hợp và cường độ hợp lý có nhiều tác dụng cho sức khỏe, đặc biệt là với người mắc các bệnh về xương khớp.

Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không?
Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe hay không?

Theo bác sĩ Long, người bị thoát vị, thoái hóa hoàn toàn có thể đạp xe tập thể dục mỗi ngày. Khi chạy xe đạp yêu cầu các khớp, cơ vùng hông, mông, chân đều chuyển động nhịp nhàng với nhau.

Tập luyện thường xuyên sẽ giúp dây chằng dẻo dai hơn, cơ xương linh hoạt hơn, giảm tình trạng lắng đọng canxi và giảm vôi hóa. Đạp xe còn giúp xương khớp được thư giãn, hạ thấp áp lực lên đĩa đệm, giúp người bệnh thư giãn, giảm căng thẳng. Từ đó có thể giảm đau nhức nhanh chóng.

Tác dụng của đạp xe với người bị thoát vị đĩa đệm

Ngoài những công dụng tuyệt vời trên, thì đạp xe còn có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe của người bệnh như sau:

Cải thiện giấc ngủ

Giúp bệnh nhân đi vào giấc ngủ nhanh hơn, thời gian ngủ tăng lên, ngủ ngon và sâu hơn. Từ đó, giảm tình trạng stress, căng thẳng, giữ tinh thần luôn thoải mái, dễ chịu và vui vẻ.

Giữ cân nặng ổn định

Chức năng chính của cột sống là chống đỡ trọng lượng cơ thể giúp bạn có thể giữ người thẳng đứng, giúp bạn đi lại vận động nhịp nhàng. Béo phì khiến cột sống chịu áp lực rất lớn do trọng lượng cơ thể tăng nhanh, vượt ngưỡng kiểm soát từ đó khiến bệnh thêm nghiêm trọng. Đạp xe giúp ngăn chặn tình trạng thừa cân từ đó hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn.

Tăng cường dưỡng chất cho xương

Đi xe làm tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình vận chuyển dưỡng chất đến xương được nhanh chóng hơn. Từ đó giúp xương khớp chắc khỏe hơn, phục hồi nhanh hơn.

Giữ độ cong tự nhiên của cột sống

Độ cong tự nhiên giúp cột sống chịu lực tốt hơn, đảm bảo hoạt động thường ngày diễn ra trơn tru. Đạp xe vừa kéo căng cơ bắp vừa giảm áp lực lên thắt lưng, vừa giúp giữ độ cong sinh học của cột sống.

Thư giãn xương khớp

Khi gặp phải những vấn đề về xương khớp, tư thế nghiêng người về phía trước khiến người bệnh cảm thấy rất thoải mái, dễ chịu. Với tình trạng ở vùng thắt lưng, đạp xe cố định giúp thư giãn cho cột sống lưng hiệu quả.

Ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm khác

Việc tập luyện đạp xe thường xuyên làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, cao huyết áp, ung thư, gai cột sống, và các bệnh về tim mạch…

Đạp xe giúp duy trì một cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh
Đạp xe giúp duy trì một cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh

Nâng cao sức khỏe não

Chạy xe đạp làm tái tạo những tế bào ở vùng hải mã phụ trách ghi nhớ, phần dễ bị suy giảm khi chúng ta bước vào tuổi 30. Ngoài ra, môn thể thao này còn giúp tăng cường 15% hô hấp ở tim mạch, tăng tuần hoàn máu đến thần kinh trung ương nuôi dưỡng não bộ.

Những lưu ý dành cho người bị thoát vị đĩa đệm khi đi xe đạp

Đạp xe có tác dụng lớn trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, chúng ta cần chú ý những điều dưới đây để việc chạy xe đạp có hiệu quả tối ưu trong quá trình điều trị bệnh:

Lựa chọn loại xe đạp phù hợp để trị thoát vị đĩa đệm

Với người mắc thoát vị đĩa đệm, điều quan trọng nhất trong tập luyện thể dục thể thao là hạn chế những áp lực không đáng có đè nặng lên cột sống cổ và lưng.

Vậy nên, nếu đạp xe ngoài trời, người bệnh cần lựa chọn loại xe có ghi đông cao, giúp ngồi thẳng lưng, tránh cong vẹo cột sống và phần lốp to hấp thụ xóc nảy một cách dễ dàng.

Nếu đạp xe bằng máy tập trong nhà, người bệnh cần điều chỉnh các thông số đảm bảo phần cột sống được kéo căng mà không gây đau đớn cho người bệnh.

Xe chuyên dụng cho người đua xe không thích hợp với người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm
Xe chuyên dụng cho người đua xe không thích hợp với người bệnh mắc thoát vị đĩa đệm

Điều chỉnh độ cao của yên xe

Để yên xe quá cao hay quá thấp sẽ khiến hoạt động co duỗi chân của người bệnh trở nên khó khăn và cột sống bị thoát vị đĩa đệm bị ảnh hưởng rất lớn. Vì vậy bạn cần phải điều chỉnh độ cao của yên xe cho phù hợp với chiều dài chân của mình để tránh gây đau nhức cho vùng xương bị bệnh.

Kỹ thuật đạp xe dành cho người thoát vị đĩa đệm

Người bệnh cần phân phối lực đồng đều và hợp lý giữa vùng cánh tay với phần ngực nâng lên, để cột sống thoải mái, thả lỏng không gồng căng cứng. Bạn cũng cần hạ thấp đầu để phần cổ được thoải mái từ đó làm giảm áp lực cho phần xương bị tổn thương.

Cường độ và tần suất đạp xe

Bạn nên xây dựng một phác đồ tập luyện và thường xuyên kiểm tra để chắc chắn mình làm đúng theo tiến trình. Khi mới bắt đầu đạp xe, bạn nên chạy quãng đường ngắn khoảng 1 – 2 km và chạy khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày. Dần dần, tuy theo tình trạng sức khỏe của bản thân bạn có thể nâng thời gian cũng như số km lên.

Người bệnh thoát vị đĩa đệm không nên chạy xe với vận tốc và cường độ cao, không đi nhanh, mà nên từ từ chậm rãi và thư giãn

Địa hình đạp xe

Không chọn những địa hình gồ ghề, nhiều hố, ổ vì xóc nảy đột ngột sẽ khiến cho cột sống chịu áp lực lớn, gây tổn thương và đau nhức. Bờ hồ, bờ đê, công viên, những đoạn đường được lát gạch, đổ nền bằng phẳng, ít xe qua lại, không khí trong lành là lựa chọn thích hợp để đạp xe tập thể dục.

Quanh hồ, công viên là các địa hình bằng phẳng, thích hợp cho người bệnh thoái hóa cột sống luyện tập đạp xe
Quanh hồ, công viên là các địa hình bằng phẳng, thích hợp cho người bệnh thoái hóa cột sống luyện tập đạp xe

Các môn thể thao khác thích hợp cho người thoát vị đĩa đệm

Ngoài đạp xe, người mắc thoát vị đĩa đệm còn có thể lựa chọn cho mình một số môn thể thao nhẹ nhàng, giúp tăng sức khỏe xương khớp như:

Yoga

Đây là môn thể thao tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm. Vì tập yoga có thể kéo giãn cột sống một cách từ từ, không gây đau đớn, thương tổn, đồng thời giúp xương trở nên dẻo dai, linh hoạt hơn.

Một số bài Yoga như bài tập bắc cầu, bài tập tư thế rắn, bài tập gập bụng, bài tập thiền… được bác sĩ chuyên khoa áp dụng nhiều trong vật lý trị liệu dành cho bệnh nhân xương khớp

Đi bộ

Đi bộ là loại hình thể thao đơn giản, dễ thực hiện, rất phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm. Một ngày người bệnh nên dành ra 30-60 phút để đi bộ, giúp nâng cao tuần hoàn máu, tăng độ dẻo dai cho khớp xương, dây chằng. Nếu không có điều kiện đi bộ ngoài trời thì đi bộ trong nhà cũng giúp ích rất nhiều cho tình trạng bệnh.

Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể lựa chọn bài tập đi bộ
Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể lựa chọn bài tập đi bộ

Bơi lội

Cơ thể được massage nhờ dòng nước khi bơi vừa giúp giảm áp lực lên đĩa đệm, cải thiện tình trạng đau nhức nhanh chóng, vừa giúp thư giãn, tăng sức khỏe xương khớp.

Để lựa chọn môn thể thao phù hợp với tình trạng cơ thể và phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Trong quá trình luyện tập, cần khởi động kĩ, thực hiện đúng kỹ thuật và kiên nhẫn duy trì mỗi ngày.

Bài viết dưới đây đã cung cấp tới bạn đọc những thông tin hữu ích xung quanh vấn đề “Thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không”. Như vậy, đạp xe là loại vận động tốt cho người thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý khi chọn loại xe, tư thế đạp xe, thời gian luyện tập… để đạt hiệu quả hỗ trợ điều trị tối ưu.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Theo các chuyên gia về xương khớp, 3 tháng đầu sau mổ thoát vị đĩa đệm là khoảng thời gian rất nhạy cảm, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả phẫu thuật. Vậy, sau khi mổ thoát vị đĩa đệm người bệnh nên ăn gì? Kiêng gì? Có bài tập nào giúp tăng hiệu quả phục hồi đĩa đệm không? Sau...
Có nên mổ thoát vị đĩa đệm không? Đây chắc hẳn là thắc mắc, mối quan tâm chung của bất cứ người bệnh nào. Nhiều người nghĩ rằng bị thoát vị là phải mổ mới khỏi. Nhiều người lại nghe nói mổ chỉ mang lại kết quả 50/50 vì vậy rất lo lắng. Vậy sự thật thì sao?Để có được...
Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? Tư thế nào phù hợp? Dám chắc đây là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Để có được câu trả lời thỏa đáng, mời bạn đọc tham khảo sau đây. Đừng bỏ qua bởi những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có thêm thông tin trong việc...
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là bệnh lý cột sống thắt lưng phổ biến. Nếu không được phát hiện và điều trị, triệu chứng đau nhức kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng vận động và tâm lý bệnh nhân. Để hiểu rõ hơn về vị trí thoát vị đĩa đệm thắt lưng...
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Có chữa được không là thắc mắc được nhiều người bệnh quan tâm. Việc nhận định đúng mức độ nguy hiểm của bệnh giúp bạn tránh được tâm lý chủ quan và điều trị sai phương pháp. Những thắc mắc đó của bạn đọc sẽ được làm rõ thông qua bài viết...
Dùng cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm là mẹo dân gian được lưu truyền từ nhiều đời. Vậy hiệu quả, cách dùng của phương pháp này như thế nào? Tapchidongy.org sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin hữu ích về công dụng điều trị thoát vị đĩa đệm của cây mần ri trong bài viết dưới đây....
Với các căn bệnh xương khớp nói chung và thoát vị đĩa đệm nói riêng, để chẩn đoán chính xác tình trạng, giai đoạn bệnh, phương pháp chẩn đoán hình ảnh chụp X quang thoát vị đĩa đệm hay chụp CT, Mri là cách bắt buộc phải trải qua. Dựa vào phim chụp bác sĩ sẽ có hướng điều trị...
Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp trị bệnh đem lại nhiều kết quả khả quan mà không làm phát sinh tác dụng phụ. Vậy, thực sự bấm huyệt trị thoát vị đĩa đệm mang lại hiệu quả thế nào? Đâu là cách thực hiện bấm huyệt chuẩn xác nhất? Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan