Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Khi các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm nội khoa tỏ ra không hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Tâm lý lo lắng do áp dụng biện pháp xâm lấn khiến nhiều người thắc mắc “Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục?” Trong bài viết sau đây, tapchidongy.org sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin.

Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục?
Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục?

Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục?

Khi tình trạng thoát vị đĩa đệm chuyển biến nặng, phương pháp điều trị được ưu tiên là phẫu thuật để giúp người bệnh giảm đau, giải phóng áp lực và sớm quay lại cuộc sống bình thường.

Các phương pháp mổ liên quan thế nào với thời gian hồi phục

Các phương pháp phẫu thuật hiện nay bao gồm:

  • Mổ hở: Đây là phương pháp phẫu thuật truyền thống. Bác sĩ rạch một đường trên da khu vực cần can thiệp, loại bỏ phần đĩa đệm thừa, giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép.
  • Mổ nội soi: Đưa ống nội soi gắn camera qua lỗ liên hợp thông qua đường rạch khoảng chừng 7mm đưa các dụng cụ có gắn camera vào trong để lấy đi phần nhân nhầy, khối thoát vị.
  • Mổ bằng laser, sóng cao tần: Các phương pháp này còn được gọi là giảm áp lực nội đĩa qua da, hoàn toàn không xâm lấn, không gây chảy máu.

Với những phương pháp phẫu thuật khác nhau, thời gian ở lại trong bệnh viện theo dõi của bệnh nhân cũng khác nhau cụ thể như:

  • Mổ hở: 3 ngày sau mổ, nếu vết mổ đã khô, không sốt, người bệnh đã có thể ra viện và tái khám sau 1-3-6-12 tháng. Nhưng đây cũng là phương pháp cần thời gian hồi phục lâu nhất, thậm chí phải 1 năm sau, sức khỏe người bệnh mới hoàn toàn trở lại.
  • Mổ nội soi: Với phương pháp này, vết mổ không cần khâu mà chỉ cần bằng. Trong khoảng 24 giờ, người bệnh đã có thể đi lại và tiến hành ra viện khi không có vấn đề gì bất thường.
  • Giảm áp lực nội đĩa qua da: Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng sóng cao tần, tia laser không gây xâm lấn vì thế người bệnh cũng không cần nhập viện, chỉ cần theo dõi vài giờ sau khi thực hiện là có thể ra về, nghỉ ngơi tại nhà.

Tùy vào mức độ và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ có tư vấn phương pháp phẫu thuật phù hợp. Nhưng nhìn chung, thời gian phục hồi sau phẫu thuật còn phụ thuộc nhiều yếu tố gồm: sức khỏe người bệnh, phương pháp mổ, tình trạng vết mổ, chế độ dinh dưỡng và quá trình trị liệu sau mổ.

Tình trạng bệnh chuyển biến nặng, phương pháp điều trị được ưu tiên là phẫu thuật
Tình trạng bệnh chuyển biến nặng, phương pháp điều trị được ưu tiên là phẫu thuật

Giai đoạn hồi phục sức khỏe sau khi mổ thoát vị đĩa đệm

Sau khi mổ, có 4 giai đoạn phục hồi sức khỏe mà mỗi người nên biết:

Giai đoạn 1: Sau phẫu thuật 1 – 2 ngày

Giai đoạn này đặc biệt cần lưu ý với người bệnh sử dụng phương pháp mổ hở. Thường với phẫu thuật thoát vị đĩa đệm truyền thống, thời gian này vết thương còn mới, bệnh nhân cần nằm viện theo dõi. Bác sĩ sẽ tiêm, truyền các thuốc kháng sinh, giảm đau để làm lành vết thương, tránh nhiễm trùng. Đây được coi là tiền đề cho thời gian phục hồi sau này của người bệnh.

Với bệnh nhân sử dụng biện pháp ít xâm lấn hơn, cần theo dõi trong 24 giờ đầu nếu có bất kỳ biến chứng nào cần báo ngay cho bác sĩ. Thường các phương pháp mổ hiện đại, không gây chảy máu nên người bệnh không cần nhập viện mà có thể ra về và nghỉ ngơi theo chế độ.

Điểm chung là dù phương pháp phẫu thuật nào, thời gian 1-2 ngày đầu sau khi thực hiện, cột sống của người bệnh đang rất nhạy cảm, cần người thân hỗ trợ để dìu đỡ khi đi lại vận động.

Giai đoạn 2: Sau phẫu thuật 4 – 5 ngày

Tùy vào phương pháp phẫu thuật khác nhau, bác sĩ có thể tư vấn cho người bệnh những động tác cử động nhẹ nhàng phù hợp sức khỏe và tình trạng vết mổ.

Giai đoạn này vết mổ bắt đầu lành lại, người bệnh sẽ thấy khỏe hơn những ngày đầu, nhu cầu ăn uống được tăng lên.

Khi vết mổ bắt đầu lành lại, bác sĩ có thể tư vấn cho người bệnh những động tác cử động nhẹ nhàng
Khi vết mổ bắt đầu lành lại, bác sĩ có thể tư vấn cho người bệnh những động tác cử động nhẹ nhàng

Giai đoạn 3: Sau phẫu thuật 1 – 2 tháng

Giai đoạn quan trọng, người bệnh bắt đầu hồi phục nhanh, tùy vào cơ địa mỗi người mà kết bình phục sẽ diễn ra rõ ràng hoặc không.

Chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý trong thời gian này sẽ giúp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm rút ngắn thời gian điều trị. Bác sĩ sẽ tư vấn thêm các bài tập luyện trị liệu để cơ xương khớp được linh hoạt hơn, lưu thông máu tốt hơn, cung cấp thêm nhiều dưỡng chất để củng cố và tăng cường sức mạnh gân cơ và đĩa đệm.

Giai đoạn 4: Sau phẫu thuật 3 – 6 tháng

Thời gian này, người bệnh gần như hồi phục hoàn toàn, trở lại lối sống sinh hoạt thường ngày dễ dàng và linh hoạt hơn. Những môn thể thao nhẹ nhàng giúp ích rất nhiều cho người bệnh như đi bộ, bơi lội, yoga…tránh tuyệt đối các bộ môn đối kháng, nâng tạ nặng.

Người bệnh cũng lưu ý tái khám theo lịch bác sĩ để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường sau mổ.

Kết luận

Như vậy, chúng ta có thể thấy, cần ít nhất 3 tháng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, sức khỏe người bệnh mới có thể bình phục. Tuy nhiên tùy vào chế độ dinh dưỡng, tập luyện và chăm sóc sau phẫu thuật, người bệnh sẽ có thể hồi phục nhanh hoặc chậm khác nhau. Thậm chí có thể 6 tháng – 1 năm sức khỏe của bệnh nhân mới hoàn toàn trở lại.

Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục? Tùy phương pháp phẫu thuật thời gian hồi phục sẽ khác nhau
Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục? Tùy phương pháp phẫu thuật thời gian hồi phục sẽ khác nhau

Cách chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sau khi mổ

Sau khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân còn yếu, cần có người thân bên cạnh theo dõi, hỗ trợ.

  • Trong 24 giờ đầu: người bệnh nằm tại giường, hạn chế vận động, không xoay, xoắn, vặn người. Người thân chú ý theo dõi những dấu hiệu bất thường trong thời gian này để kịp thời báo với bác sĩ điều trị.
  • Trong 2 ngày đầu: Khoảng thời gian này, bệnh nhân chưa hoàn toàn kiểm soát được khả năng bài tiết. Vì vậy rất cần hỗ trợ từ người thân trong việc đại điểu tiện tại chỗ.
  • Ngày thứ 3: Lúc này, bệnh nhân bắt đầu cử động nhẹ nhàng với sự giúp đỡ của y tá, người thân như hỗ trợ đứng lên, di chuyển từ từ.

Lời khuyên của bác sĩ với bệnh nhân sau khi mổ thoát vị đĩa đệm

Sau khi thực hiện phẫu thuật, để rút ngắn thời gian hồi phục cũng như hạn chế những biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân rất cần chú ý đến dặn dò của bác sĩ.

Một số lưu ý của bác sĩ mà người bệnh cần quan tâm như:

  • Chế độ nghỉ ngơi: Sau phẫu thuật, tốt nhất bệnh nhân nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để sức khỏe ổn định. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi còn giúp hạn chế ảnh hưởng tới cột sống, quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
  • Chế độ dinh dưỡng: Khẩu phần ăn dành cho người bệnh sau khi phẫu thuật cũng cần bổ sung dưỡng chất cần thiết. Chú ý, trong thời gian đầu sau mổ nên ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa.
  • Chế độ tập luyện: Việt tập luyện, hoạt động thể dục thể thao chỉ nên thực hiện khi tình trạng sức khỏe đã tiến triển tốt và đặc biệt tuân theo chỉ định của bác sĩ.
  • Chế độ sinh hoạt: Sau khi mổ, người bệnh không nên mang vác đồ nặng, vận động sai tư thế để tránh biến chứng.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Bệnh nhân được khuyến cáo không nên sử dụng chất có cồn, chất kích thích để không ảnh hưởng chất lượng của quá trình điều trị.
  • Lịch hẹn tái khám: Trong quá trình hồi phục, nếu có dấu hiệu gì bất thường người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để có biện pháp khắc phục phù hợp. Ngoài ra, cũng cần chú ý thời gian tái khám với bác sĩ để dễ dàng theo dõi tiến trình hồi phục của bệnh.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về thắc mắc “Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục” của bạn đọc. Thực tế, thời gian hồi phục của mỗi người sẽ khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Người bệnh cần giữ vững tinh thần lạc quan, vui vẻ, không căng thẳng, điều đó giúp sức khỏe cải thiện và khiến bệnh nhanh hồi phục hơn. Đồng thời, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ để tránh bệnh tái phát hoặc biến chứng phát sinh. Chúc các bạn nhiều sức khỏe!


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là bệnh lý xương khớp phổ biến, dễ mắc ở mọi đối tượng kể cả người già và người trẻ. L5 S1 là vị trí thoát vị nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, bệnh dễ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nhất đó là bại liệt, tàn phế vĩnh viễn. Để...
Thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không có lẽ là thắc mắc chung của hầu hết người bệnh. Nhiều người nghĩ rằng việc nằm nghỉ ngơi nhiều sẽ tốt cho quá trình điều trị. Thực tế, liệu có phải như thế không? Chúng ta hãy cùng giải đáp câu hỏi đó qua bài viết dưới đây của Tạp...
Trong các phương pháp điều trị, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là lựa chọn sau cùng khi các biện pháp khác áp dụng không hiệu quả. Nhưng tâm lý mọi người khá ái ngại khi thực hiện điều trị xâm lấn, thực tế mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu thêm thông tin...
Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp trị bệnh đem lại nhiều kết quả khả quan mà không làm phát sinh tác dụng phụ. Vậy, thực sự bấm huyệt trị thoát vị đĩa đệm mang lại hiệu quả thế nào? Đâu là cách thực hiện bấm huyệt chuẩn xác nhất? Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm...
Bị bệnh thoát vị đĩa đệm mang thai được không? Có nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu không? Đây là thắc mắc phổ biến của chị em phụ nữ muốn sinh em bé mà chẳng may mắc phải căn bệnh cột sống thoái hóa, thoát vị. Để có được câu trả lời chính xác, bạn đọc hãy cùng...
Khi các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm nội khoa tỏ ra không hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Tâm lý lo lắng do áp dụng biện pháp xâm lấn khiến nhiều người thắc mắc “Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục?” Trong bài viết sau đây, tapchidongy.org sẽ chia sẻ...
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh đi kèm với áp lực công việc khiến tỷ lệ mắc thoát vị đĩa đệm tăng mạnh và dần trẻ hóa trong thời gian gần đây. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể làm khởi phát rất nhiều vấn đề nguy hiểm, thậm chí gây bại liệt. Vậy,...
Thoát vị đĩa đệm mất nước là gì? Căn bệnh này có nguy hiểm không? Đây chắc hẳn là thắc mắc, mối quan tâm chung của nhiều người. Để có được câu trả lời chính xác, mời bạn đọc theo dõi bài chia sẻ sau đây. Thoát vị đĩa đệm mất nước là gì? Có nguy hiểm không? Đĩa đệm...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan