Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là bệnh lý xương khớp phổ biến, dễ mắc ở mọi đối tượng kể cả người già và người trẻ. L5 S1 là vị trí thoát vị nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, bệnh dễ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng nhất đó là bại liệt, tàn phế vĩnh viễn. Để hiểu rõ hơn về vị trí thoát vị đĩa đệm l5 s1 chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Vị trí cột sống thắt lưng
Vị trí cột sống thắt lưng

Xác định vị trí thoát vị đĩa đệm L5 S1

Cấu trúc cột sống được chia thành cột sống cổ, cột sống ngực, cột sống thắt lưng, cột sống xương cụt và xương cùng. Trong đó vị trí L5 S1 chúng ta đang tìm hiểu là vị trí cuối cùng của đốt sống thắt lưng (Kí hiệu từ L1-L5) và đoạn cột sống đầu tiên của đốt xương cùng (Kí hiệu S1 – S5).

Vị trí L5 S1 được xem là vị trí nhạy cảm, dễ bị thoái hóa và thoát vị, nguyên nhân do đây chính là điểm tựa của xương cột sống, là bản lề của cột sống, chịu trọng lực sức ép của toàn bộ phần thân trên cơ thể từ đó dễ bị tổn thương.

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 là hiện tượng đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống L5 và S1 bị rách phần bao xơ bên ngoài, nhân nhầy bên trong bị thoát ra ngoài từ đó chèn ép vào các rễ thần kinh xung quanh, chèn ép vào ống sống và dẫn đến triệu chứng đau nhức.

Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm tiêu biểu như quá trình lão hóa của cơ thể, do đặc thù công việc phải làm việc nặng, do làm việc không đúng tư thế, ngồi nhiều, do thừa cân béo phì….

Để có thể xác định chính xác tình trạng bệnh, chúng ta có thể thông qua một vài triệu chứng lâm sàng dễ nhận biết sau đây. Ngoài ra bạn nên chủ động đến bệnh viện kiểm tra sớm để phát hiện kịp thời, dựa vào đó bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm L5 S1

Dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1 dễ nhận biết thông qua các cơn đau. Cụ thể:

Đau

Đây là biểu hiện đầu tiên của bệnh. Cơn đau đi từ âm ỉ đến dữ dội, càng để lâu tình trạng đau càng nghiêm trọng. Cảm giác này sẽ xoay quanh khu vực thắt lưng, mông. Nguyên nhân là do đĩa đệm chèn ép dây thần kinh dẫn đến việc máu và chất dinh dưỡng bị tắc nghẽn gây viêm đau.

Cơn đau lan xuống đùi, chân

Vị trí L5 S1 là vị trí gần với dây thần kinh tọa, đây là dây thần kinh dài nhất cơ thể. Một khi bị chèn ép, người bệnh sẽ thấy cơn đau không chỉ xuất hiện ở khu vực thắt lưng mà còn lan xuống mông, đùi, đầu gối, cẳng chân, bàn chân… Dây thần kinh tọa chạy qua vị trí nào, vị trí đấy sẽ bị đau nhức khiến bệnh nhận vô cùng khó chịu.

Tê bì, cứng khớp

Đây là giai đoạn nặng của bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1. Không còn đơn thuần là triệu chứng đau, lúc này bệnh nhân sẽ thấy cảm giác tê bì khớp, cứng khớp. Dần dần việc đi lại sẽ bị ảnh hưởng, cẳng chân yếu hơn bình thường, quá trình vận động bị suy giảm đặc biệt người bệnh sẽ khó khăn khi lên dốc, xuống dốc hoặc làm việc gì đòi hỏi sức mạnh của đôi bàn chân và phần thắt lưng.

Bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng L5 S1 có nguy hiểm không?

Trên đây chúng ta vừa tìm hiểu về triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm, trong trường hợp bạn cố gắng chịu đựng những biểu hiện vừa kể trên, không đi khám và điều trị theo phác đồ, bạn sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm sau đây:

Rối loạn vận động

Biểu hiện tê bì, cứng khớp dần dần sẽ chuyển sang giai đoạn teo cơ, rối loạn vận động, khó khăn khi đi lại, di chuyển. Thậm chí trường hợp bệnh nặng người bệnh có thể bị bại liệt vĩnh viễn.

Rối loạn cơ quan bài tiết

L5 S1 là vị trí vô cùng nhạy cảm bởi đây là khu vực chứa nhiều dây thần kinh quan trọng của cơ thể. Khối thoát vị chèn ép dây thần sẽ dẫn đến hội chứng chùm đuôi ngựa người bệnh sẽ gặp biểu hiện rối loạn cơ quan bài tiết, đại tiện tiểu tiện không tự chủ.

Tàn phế, bại liệt

Đây là biến chứng nặng nhất do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra, người bệnh sẽ mất khả năng vận động hoàn toàn, cả đời dùng xe lăn hoặc nằm một chỗ.

Chuyên gia, bác sĩ xương khớp Đỗ Minh Tuấn, giám đốc chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường khuyến cáo mọi người dân cần đến bệnh viện kiểm tra ngay khi cơ thể có bất cứ biểu hiện bất thường nào khác. Đừng chủ quan, sức khỏe là của bạn và bản thân bạn phải có nghĩa vụ bảo vệ nó.

Từ một người khỏe mạnh, chú Đăng phải nằm liệt giường, chân không đi lại được vì căn bệnh thoát vị đĩa đệm
Từ một người khỏe mạnh, bệnh nhân phải nằm liệt giường, chân không đi lại được vì căn bệnh thoát vị đĩa đệm

Cách chẩn đoán bệnh thoát vị thắt lưng L5 S1

Ngoài việc kiểm tra lâm sàng thông qua các triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành cho người bệnh chụp chiếu xương khớp. Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thông qua hình ảnh sẽ cho kết quả chính xác.

Hiện tại có nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh như Chụp CT, chụp X quang, chụp Mri… trong đó phương pháp Mri – chụp cộng hưởng từ sẽ cho kết quả chính xác nhất về vị trí thoát vị, tình trạng bệnh. Tuy nhiên phương pháp có chi phí cao nhất vì vậy người bệnh có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.

Cách điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1

Hiện tại điều trị bệnh thoát có 2 phương pháp chính đó là bảo tồn và xâm lấn.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng biện pháp bảo tồn bao gồm sử dụng thuốc (Đông y, Tây y) và tập vật lý trị liệu (Xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, kéo dãn cột sống…). Các cách này phù hợp với người bệnh nhẹ, điều trị kịp thời có thể mang lại hiệu quả lên đến 90%.

Còn với trường hợp bệnh nặng, dây thần kinh bị chèn ép, nguy cơ biến chứng cao, các cách bảo tồn vừa nêu trên không mang lại tác dụng bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Phương pháp mổ tiềm ẩn nhiều rủi ro, chi phí cao vì vậy người  bệnh cần tìm hiểu rõ, cân nhắc để cho kết quả an toàn, hiệu quả.

Lời khuyên dành cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm đạt kết quả cao, một vài lời khuyên từ các chuyên gia, bác sĩ đưa ra sau đây, mọi người cần nắm rõ để áp dụng:

  • Hãy dừng các công việc đòi hỏi tốn nhiều sức lực đặc biệt đối tượng là công nhân, nông dân…
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để phục hồi sức khỏe
  • Tuyệt đối không ngồi lâu, đứng lâu, tránh tình trạng làm việc sai tư thế
  • Vận động nhẹ nhàng, đi bộ, tập yoga hay bơi lội, tập dưỡng sinh sẽ rất tốt cho người bệnh, giúp giảm áp đĩa đệm, giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép, hỗ trợ điều trị hiệu quả cao
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý, giảm cân nếu bạn đang bị béo phì
  • Đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe toàn diện 6 tháng một lần hoặc ít nhất 1 năm 1 lần
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, nói không với đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều đường nhiều muối hay các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
  • Giữ tinh thần vui vẻ thoải mái
  • Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc, bác sĩ
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 hoàn toàn có thể cải thiện nhờ dùng thuốc và tập luyện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
Thoát vị đĩa đệm L5 S1 hoàn toàn có thể cải thiện nhờ dùng thuốc và tập luyện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

Trên đây là một vài thông tin hữu ích về bệnh thoát vị đĩa đệm L5 S1, hy vọng sau khi tham khảo bạn có thêm cho mình những kiến thức chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Khi cơ thể có bất cứ dấu hiệu đau nhức nào xuất hiện, đừng cố gắng chịu đựng, hãy đến để bác sĩ hỗ trợ điều trị. Chúc bạn luôn mạnh khỏe.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Bị bệnh thoát vị đĩa đệm mang thai được không? Có nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu không? Đây là thắc mắc phổ biến của chị em phụ nữ muốn sinh em bé mà chẳng may mắc phải căn bệnh cột sống thoái hóa, thoát vị. Để có được câu trả lời chính xác, bạn đọc hãy cùng...
Khi các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm nội khoa tỏ ra không hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Tâm lý lo lắng do áp dụng biện pháp xâm lấn khiến nhiều người thắc mắc “Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục?” Trong bài viết sau đây, tapchidongy.org sẽ chia sẻ...
Thói quen sinh hoạt không lành mạnh đi kèm với áp lực công việc khiến tỷ lệ mắc thoát vị đĩa đệm tăng mạnh và dần trẻ hóa trong thời gian gần đây. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể làm khởi phát rất nhiều vấn đề nguy hiểm, thậm chí gây bại liệt. Vậy,...
Theo các chuyên gia về xương khớp, 3 tháng đầu sau mổ thoát vị đĩa đệm là khoảng thời gian rất nhạy cảm, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả phẫu thuật. Vậy, sau khi mổ thoát vị đĩa đệm người bệnh nên ăn gì? Kiêng gì? Có bài tập nào giúp tăng hiệu quả phục hồi đĩa đệm không? Sau...
Phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai gặp nhiều đau đớn và khó khăn hơn những người bình thường. Vì vậy, câu hỏi được nhiều người quan tâm như “Thoát vị đĩa đệm có nên sinh con không?” hoặc “Bị thoát vị đĩa đệm gây nguy hiểm như thế nào cho mẹ và bé?”. Mẹ bầu hãy...
Thoát vị đĩa đệm tiếng Anh là gì? Thuật ngữ tiếng anh chỉ bệnh thoát vị đĩa đệm là thông tin được khá nhiều người quan tâm. Bởi đôi khi họ muốn đọc thêm các tài liệu tiếng anh nhằm hiểu sâu hơn về bệnh lý. Chúng ta hãy cùng tham khảo bài chia sẻ sau đây để có được...
Với các căn bệnh xương khớp nói chung và thoát vị đĩa đệm nói riêng, để chẩn đoán chính xác tình trạng, giai đoạn bệnh, phương pháp chẩn đoán hình ảnh chụp X quang thoát vị đĩa đệm hay chụp CT, Mri là cách bắt buộc phải trải qua. Dựa vào phim chụp bác sĩ sẽ có hướng điều trị...
Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? Tư thế nào phù hợp? Dám chắc đây là thắc mắc chung của nhiều người bệnh. Để có được câu trả lời thỏa đáng, mời bạn đọc tham khảo sau đây. Đừng bỏ qua bởi những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có thêm thông tin trong việc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan