Vảy nến là một bệnh lý da liễu thường gặp và có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, chữa vảy nến bằng Đông y là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Bằng việc kết hợp hài hòa các loại thảo dược tự nhiên lành tính, các bài thuốc Đông y rất an toàn, lành tính, phù hợp với mọi đối tượng và không để lại biến chứng về sau.
Nguyên lý điều trị vảy nến trong Đông y
Trong Đông y, bệnh vảy nến thường được gọi là bạch sang hoặc tùng bì. Người mắc bệnh này trên da sẽ xuất hiện các nốt ban đỏ, các lớp vảy trắng dày sừng, bong tróc trên bề mặt da. Vảy nến có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, thường tập trung nhiều ở đầu gối, khuỷu tay, rìa tóc hoặc xương cùng.
Bệnh vảy nến hình thành thường do huyết ứ thấp trệ, huyết ứ phong táo hoặc huyết nhiệt phong táo. Để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh lây lan, các bài thuốc Đông y tập trung tác động vào căn nguyên gây bệnh. Khi mầm mống gây bệnh bị ức chế, các biểu hiện bệnh lý bên ngoài như da đỏ, ngứa ngáy, nhiều sần vảy cũng sẽ từ từ thuyên giảm và biến mất.
Ứng với từng thể bệnh mà sẽ có những bài thuốc Đông y điều trị phù hợp. Nếu không quá am hiểu về công năng, cách dùng các vị thuốc, người bệnh nên tham vấn bác sĩ, thầy thuốc để bốc được thuốc phù hợp, cho hiệu quả tốt sau khi kết thúc liệu trình điều trị.
Top bài thuốc chữa vẩy nến bằng thuốc Đông y hiệu quả
Đông y điều trị bệnh vẩy nến bằng cách bồi bổ cơ thể, cân bằng dinh dưỡng cho làn da. Các bài thuốc sẽ tập trung điều trị triệu chứng viêm đỏ, bong vảy trắng do:
- Thể phong nhiệt
- Thể phong huyết táo
- Thể phong hàn
- Thể huyết nhiệt
- Thể huyết ứ
- Thể huyết hư
- Thể nhiệt động thương doanh
Cụ thể từng bài thuốc sẽ được thực hiện như sau:
1. Bài thuốc Hòe hoa thang gia giảm
Bệnh vẩy nến do phong nhiệt thường diễn ra đột ngột, các vùng viêm, mẩn đỏ lớn, nổi mẩn liên tục. Bên cạnh những dấu hiệu ngoài da thì cơ thể xuất hiện tình trạng sốt nhẹ, ngứa rát, cổ họng khô rát, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác.
Phương pháp điều trị: Lương huyết, thanh nhiệt giúp chấm dứt các triệu chứng của bệnh vảy nến da.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Ké đầu ngựa, thổ phục linh mỗi thứ 20gr.
- Thăng ma, tử thảo, địa phu tử 12gr mỗi loại.
- Thạch cao, hoè hoa sống, sinh địa mỗi thứ 40gr.
- Cam thảo 4gr.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu trên và cho vào bình đun thuốc
- Bước 2: Cho vào bình khoảng 4 bát nước sau đó đun trong vòng 30 – 45 phút
- Bước 3: Chắt ra bát để nguội, chia thành 3 thang để uống trong ngày.
2. Tiêu phong tán gia giảm
Tiêu phong tán gia giảm dành cho người bệnh xuất hiện tình trạng da có chấm đỏ, bề mặt màu trắng đục và gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Phương pháp trị: Tập trung bồi bổ khí huyết, trừ thấp và khu phong
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Khổ sâm 6g
- Lăng tiêu hoa 5g
- Hoàng cầm 10g
- Hoa hồng sấy khô 4g
- Kinh giới 6g
- Đan bì 6g
- Sinh địa 6g
- Ngưu bàng 10g
Cách thực hiện:
- Bước 1: Mang những nguyên liệu trên đi rửa sạch bụi bẩn rồi để ráo
- Bước 2: Cho thang thuốc vào nồi đất hoặc bình sắc thuốc điện cùng 400ml nước.
- Bước 3: Sắc thuốc trong khoảng 30 phút rồi tắt bếp, ủ thuốc đến khi nguội.
- Bước 4: Duy trì đều đặn uống 1 thang mỗi ngày để cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh.
3. Bài thuốc chữa thể phong huyết táo
Người bệnh bị vảy nến thể phong huyết táo thường diễn biến lâu năm với các triệu chứng như ngứa ngáy nhẹ, các vùng da bị viêm sẽ chuyển màu hơi đỏ. Vị trí thường xuất hiện ở mặt, gây khô rát, lưỡi khô, mạch tế sác, rêu lưỡi vàng hoặc khô.
Phương pháp trị: Phục hồi hệ miễn dịch, giảm nhẹ các tổn thương trên da.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Ké đầu ngựa 16gr
- Sinh địa 16gr
- Uy linh tiên 12gr
- Thổ phục linh 40gr
- Đương quy 20gr
- Khương hoạt 16gr
- Huyền sâm 12gr
- Hà thủ ô 20gr.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cân các nguyên liệu trên theo công thức một cách chính xác
- Bước 2: Rửa sạch rồi bỏ tất cả vị thuốc trên vào nồi đun cùng 500ml nước
- Bước 3: Khi nồi sôi khoảng 30 phút thì tắt bếp và chia thành 3 thang để uống (sử dụng khi còn ấm)
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc có hiệu quả tương tự như trên để tăng cường sức khoẻ, giúp vùng tổn thương nhanh chóng được phục hồi.
- Bài thuốc 1: Kim ngân hoa, huyền sâm, hà thủ ô, ké đầu ngựa, vừng đen, sinh địa mỗi thứ cần 12gr. Đem sắc rồi chia thành 1 thang uống 3 lần/ngày.
- Bài thuốc 2: Bạch tiền bì, tật lê, thảo hà xa mỗi vị 15gr; đan bì, bắc đậu căn, quy đầu, thục địa, đan sâm mỗi vị 12gr; xích thược và hà thủ ô 10g. Đem tất cả vị thuốc sắc rồi chia thành 1 thang để uống.
- Bài thuốc 3: Khô phàn, hoa cúc dại, phác tiêu mỗi vị 15gr đem đun cùng 2 lít nước. Lấy nước pha loãng rồi tắm 1 lần/ngày.
Tuỳ vào cơ địa từng người mà hiệu quả của bài thuốc sẽ khác nhau.
4. Chữa vẩy nến bằng Đông y do thể phong hàn gây ra
Thông thường tình trạng nhiễm lạnh, thời tiết hanh khô khiến bệnh vảy nến chuyển nặng. Xuất hiện các vết mẩn đỏ, mảng da chuyển màu, mụn li ti hoặc có thể chảy dịch.
Phương pháp trị: Tán hàn, khu phong, bồi bổ khí huyết
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Sinh địa 12g
- Sa sâm 12g
- Quy đầu 12g
- Bạch thược 12g
- Quế chi 15g
- Ma hoàng 15g
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu trên sau đó bỏ vào ấm đun cùng 5 bát nước
- Bước 2: Khi nước cạn còn một nửa tiếp tục cho thêm 2 bát nước vào đun tiếp
- Bước 3: Khi nước sôi thì tắt bếp rồi chia thành thang uống trong ngày
5. Trị bệnh vẩy nến bằng Đông y do khí lạnh xâm nhập
Thời điểm mùa Thu – Đông là lúc mà các triệu chứng của bệnh vảy nến phát triển mạnh mẽ. Người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng lưỡi chuyển màu hồng nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch phù khẩn. Cách chữa vẩy nến bằng Đông y tập trung điều trị như sau:
Phương pháp trị: Điều doanh, hoạt huyết, tán phong
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Cam thảo đất 16g
- Ké đầu ngựa 16g
- Ngũ sắc 12g
- Hoa hoè 20g
- Thạch cao 12g
- Sinh địa 12g
- Thổ phục linh 16g
- Hy thiêm 16g
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cân một lượng vừa đủ các nguyên liệu trên đem nghiền thành bột mịn
- Bước 2: Mỗi khi uống sử dụng 8 – 10g bột cùng 1 ly nước ấm.
- Bước 3: Uống vào buổi sáng trước khi ăn và trước khi đi ngủ để cải thiện triệu chứng của bệnh.
6. Bài thuốc Tiêu ngân nhị hiệu thang gia giảm
Trường hợp bệnh nhân bị ngân tiêu bệnh do thấp nhiệt, cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu như da có màu hồng xám, nhiều mảng lớn đóng vảy trắng, ngứa nhẹ thi thoảng sẽ sốt vào chiều hoặc tối muộn.
Phương pháp trị: Hoạt huyết, tiêu độc, lợi thấp, thanh nhiệt
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Thổ phục linh 15gr
- Hà thủ ô 15gr
- Tỳ giải 10gr
- Hoàng cầm 6gr
- Phục linh 6gr
- Đan bì 12gr
- Xương truật 6gr
- Thảo hà sa 15gr
- Bắc đậu căn 10gr
- Trạch tả 10gr
- Khổ sâm 6gr
- Long đởm thảo 6gr.
Cách thực hiện
- Bước 1: Đem rửa sạch các nguyên liệu trên sau đó để ráo trước khi bỏ vào bình đun
- Bước 2: Đun cùng 500ml nước trong thời gian 45 phút
- Bước 3: Chia thành thang uống trong ngày.
Vị dược liệu đem lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị bệnh vảy nến, đồng thời cải thiện làn da trở nên hồng hào, phục hồi cơ thể từ sâu bên trong.
7. Điều trị bệnh do thể huyết nhiệt gây nên
Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng như chấm đỏ trên da, màu hồng tươi gây ngứa ngáy khó chịu. Bệnh nhân có thể mắc vảy nến do huyết nhiệt.
Phương pháp trị: Lương huyết khu phong và thanh nhiệt
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Hoa hoè 20g
- Cam thảo đất 16g
- Sinh địa 20g
- Ngũ sắc 12g
- Thổ phục linh 16g
- Hy thiêm 16g
- Thạch cao 20g
- Ké đầu ngựa 16g
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đem các vị trên sắc cùng 500ml nước
- Bước 2: Chia thành các thang sử dụng 3 lần/ngày
Thực hiện thường xuyên tới khi triệu chứng trên da thuyên giảm hoàn toàn.
8. Bài thuốc Ngân hoa hổ trượng thang gia giảm – Trị vẩy nến bằng thảo dược
Những vết sần có dạng đồng tiền, kích thước không đều thường xuất hiện các các cùng mặt, chân tay hoặc đầu. Bề mặt vết thương có màu trắng đục, khô, ngứa khi gãi, cạo sẽ rớm máu.
Đi kèm với đó là hiện tượng nước tiểu đổi màu vàng đậm, táo bón, miệng khô rát, luôn mệt mỏi, suy nhược…
Phương pháp trị: Thoái ban, lương huyết, tiêu độc, hoạt huyết
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Quy vĩ 12g
- Ngân hoa 15g
- Hổ trượng 15g
- Đan bì 10g
- Đậu căn 10g
- Xích thược 12g
- Sinh địa 12g
- Đại thanh diệp 10g
- Tử thảo 10g
- Bắc đậu căn 10g
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cân đủ các vị dược liệu trên vào khay sau đó đem sắc cùng 400ml nước
- Bước 2: Khi nước sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp và để nguội
- Bước 3: Uống trước bữa ăn khoảng 30 phút. Sử dụng ngày 1 thang để cải thiện sức khoẻ.
9. Chữa bệnh do thể huyết ứ bằng Đông y
Tổn thương trên da có kích thước không đều, có màu tím hoặc đỏ sẫm gây mất thẩm mỹ. Bề mặt khô nhưng không bong tróc da, da không có sức đàn hồi và chỉ có cảm giác ngứa nhẹ là tình trạng vảy nến do huyết ứ.
Phương pháp trị: Thông lạc tán kế, hoá ứ và hoạt huyết
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Xích thước 10g
- Nga truật ô xà 10g
- Lăng tiêu hoa 6gg
- Trần bì 10g
- Hoàng kỳ 10g
- Thanh bì 10g
- Thỏ ty tử 6g
- Hương phụ 10g
- Đan sâm 15g
- Hoạt huyết đằng 15g
- Trạch lan 15g
Cách thực hiện:
- Bước 1: Sắc các vị thuốc trên cùng 5 bát nước
- Bước 2: Đun tới khi sôi khoảng 30 phút thì bắc ra ngoài
- Bước 3: Uống 3 thang trong vòng 1 tuần để điều trị vẩy nến hiệu quả
10. Bài thuốc đông y chữa vảy nến thể mạch xung nhâm không điều hoà
Vảy nến do mạch xung nhâm không điều hoà thường xảy ra ở phụ nữ mang thai hoặc đang hành kinh. Do cơ thể thay đổi hormone gây rối loạn chức năng của cơ thể. Cách điều trị bệnh nảy nến bằng đông y này sẽ giúp điều hoà khí huyết, bồi bổ cơ thể.
Phương pháp trị: Điều hoà mạch xung nhâm
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Sinh địa 12gr
- Nữ trinh tử 15gr
- Tiên mao 6gr
- Hạn niên thảo 15gr
- Thục địa 12gr
- Quy đầu 12gr
- Thỏ ty tử 12gr
- Hoàng bá 6gr.
Cách thực hiện
- Bước 1: Sắc các vị trên cùng 500ml đun trong vòng 30 phút
- Bước 2: Uống 1 thang/ngày.
Lưu ý khi chữa vẩy nến bằng Đông y
Điều trị bằng Y học cổ truyền tuy có nhiều tác dụng tích cực, nhưng thường chỉ chữa được những trường hợp bệnh nhẹ, hoặc chưa lâu năm. Nếu muốn đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần chú ý những thông tin sau.
- Các bài thuốc tương ứng chỉ có tác dụng khi điều trị các triệu chứng, thể trạng người bệnh phù hợp.
- Phụ thuộc vào cơ địa của từng người nên người bệnh cần kiên trì thực hiện cho tới khi đạt kết quả mới thôi
- Không tuỳ ý gia giảm các vị thảo dược tránh gây ra tác dụng phụ không đáng có
- Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, đau bụng khi áp dụng bài thuốc thì cần dừng sử dụng và tới khám bác sĩ để kiểm tra.
- Luôn có lối sống lành mạnh, không hút thuốc, uống rượu bia quá độ
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ thúc đẩy quá trình điều trị bệnh một cách nhanh chóng hơn.
- Trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia trước khi áp dụng các bài thuốc trên.
Chữa vẩy nến bằng Đông y là phương pháp an toàn, hiệu quả tích cực nên được nhiều người áp dụng. Hạn chế nguy cơ tái phát, người bệnh cần kiên trì thực hiện các bài thuốc trên trong thời gian dài.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!