Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Trong những tháng cuối thai kỳ, dù cơ thể rất mệt mỏi và nặng nề nhưng các mẹ bầu vẫn phải đối mặt với tình trạng trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ. Liệu mất ngủ có phải sắp sinh? Tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc có ảnh hưởng đến mẹ và bé? Các mẹ bầu hãy cùng tìm câu trả lời trong nội dung bài viết dưới đây.

Mất ngủ có phải sắp sinh? Dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu cần ghi nhớ

Trong những tháng cuối của thai kì, mẹ bầu thường phải trải qua nhiều triệu chứng khó chịu như: đau đầu, chuột rút, đầy hơi, ợ nóng, táo bón, mất ngủ… Đặc biệt, càng về cuối hành trình mang thai, mẹ bầu càng dễ rơi vào tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thức giấc liên tục giữa đêm… Vậy, liệu mất ngủ có phải sắp sinh?

Mất ngủ có phải sắp sinh?
Mất ngủ có phải sắp sinh?

Theo các chuyên gia, điều này là hoàn toàn không chính xác. Bởi mất ngủ có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ, do các yếu tố hormone trong cơ thể phụ nữ mang thai và những thay đổi của cơ thể để chào đón em bé như: bụng ngày càng to chèn ép các cơ quan khác, đi vệ sinh nhiều lần, tiêu hóa kém…

Do đó, thay vì băn khoăn vấn đề liệu mất ngủ có phải sắp sinh, mẹ bầu nên chú ý tới các dấu hiệu chuyển dạ dưới đây:

  • Cơn gò tử cung (Braxton Hicks) xuất hiện: Những cơn gò này thường khiến mẹ cảm thấy cứng bụng nhưng không đau, giúp ngôi thai điều chỉnh vào vị trí tiểu khung ở xương chậu, chuẩn bị cho quá trình chào đời.
  • Đau giãn vùng lưng, xương chậu: Sự thay đổi của nội tiết tố thai kỳ khiến các dây chằng mềm hơn và gia tăng đường kính khung chậu, để thai nhi dễ dàng lọt xuống.
  • Tăng tiết dịch nhầy cổ tử cung: Trong giai đoạn chuẩn bị sinh nở (từ tuần thứ 37), mẹ bầu sẽ thấy dịch nhầy tiết nhiều hơn. Đặc biệt, khi dịch âm đạo có màu hồng, lẫn một ít máu mẹ cần lập tức đến bệnh viện kiểm tra. Bởi khi này các nút nhầy cổ tử cung đã bong, sẵn sàng cho công cuộc “vượt cạn”.
  • Đau bụng từng cơn: Những cơn đau bụng dưới xuất hiện đột ngột, theo từng cơn (kéo dài khoảng 20 giây) và tăng dần chính là dấu hiệu chuyển dạ rõ nét, báo hiệu việc em bé đã muốn ra khỏi bụng mẹ.
  • Vỡ nước ối: Đây là dấu hiệu bất thường, có thể xảy ra đột ngột khi mẹ đang ngủ, vừa ngủ dậy hay làm việc… Lúc này, mẹ bầu sẽ có cảm giác ra nhiều nước mùi tanh nồng, ướt quần.

Mất ngủ ảnh hưởng như thế nào tới mẹ và bé?

Hiện tượng khó ngủ, bầu mất ngủ cả đêm khi mang thai khá phổ biến, thường không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của mẹ hay sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mất ngủ kinh niên cũng gây cản trở hoạt động của các bộ phận trong cơ thể mẹ, từ đó tác động xấu tới quá trình dưỡng thai.

Thường xuyên mất ngủ khiến mẹ mệt mỏi, dễ cáu gắt
Thường xuyên mất ngủ khiến mẹ mệt mỏi, dễ cáu gắt

Mất ngủ ảnh hưởng sức khỏe mẹ bầu

  • Cơ thể mệt mỏi, kiệt sức: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với mẹ bầu, giúp các cơ quan được nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng. Việc mất ngủ thời gian dài sẽ khiến mẹ bầu sẽ dễ rơi vào trạng thái uể oải, thiếu tập trung, cáu gắt, stress, thậm chí kiệt sức và gia tăng các nguy cơ té ngã, tai nạn khi đi đường…
  • Gia tăng nguy cơ khó sinh: Theo các nghiên cứu khoa học, việc mẹ bầu ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ sinh mổ. Bởi các cơn đau có thể xuất hiện với tần suất dày đặc và lúc này cơ thể mẹ không đảm bảo sức khỏe cho quá trình “vượt cạn” vốn cần nhiều sức lực.

Mẹ mất ngủ ảnh hưởng tới thai nhi

  • Tăng nguy cơ thiếu máu: Theo các chuyên gia sức khỏe, cơ thể làm việc hiệu quả, tạo ra nhiều máu nhất trong khoảng thời gian từ 23 giờ – 3 giờ sáng. Do đó, bị khó ngủ, mất ngủ vào ban đêm sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi và em bé dễ mắc bệnh thiếu máu.
  • Cân nặng thai nhi giảm sút: Đồng hồ sinh học của mẹ không đảm bảo (khó ngủ ban đêm, ngủ ngày thức đêm…) khiến hormone tuyến yên tăng cao, ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi. Đồng thời, thức đêm cũng khiến cơ thể uể oải, nảy sinh cảm giác chán ăn, không nạp đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
  • Trẻ dễ quấy khóc sau khi sinh: Tâm trạng của mẹ sẽ ảnh hưởng lớn tới bé yêu trong bụng. Vì vậy, khi mẹ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt, bực dọc, căng thẳng, stress… do mất ngủ thì đứa trẻ sinh ra cũng thường hay quấy hơn.

Một số mẹo giúp mẹ bầu ngủ ngon không cần dùng thuốc

Thay vì băn khoăn mất ngủ có phải sắp sinh, mẹ bầu nên chủ động ngăn ngừa và khắc phục tình trạng này để đảm bảo sức khỏe chào đón con yêu. Những người bị mất ngủ khi mang thai trong những tháng cuối có thể tự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt theo những cách đơn giản dưới đây.

  • Thay đổi tư thế ngủ dễ chịu, phù hợp: Nằm nghiêng về bên trái khi đi ngủ và gác chân lên cao sẽ giúp mẹ bầu dễ thở hơn, đồng thời hạn chế tình trạng chuột rút giữa đêm.
  • Hạn chế các thiết bị điện tử: Máy tính, ipad, điện thoại… đều có các tia bức xạ điện tử không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và khiến mẹ khó thư giãn hoàn toàn, trằn trọc khi ngủ. Thay vào đó, mẹ có thể luyện tập thể thao nhẹ nhàng (đi bộ, dưỡng sinh, yoga…) trước giờ đi ngủ khoảng 30 – 60 phút.
Thường xuyên luyện tập thể dục, yoga giúp cải thiện giấc ngủ
Thường xuyên luyện tập thể dục, yoga giúp cải thiện giấc ngủ
  • Tránh uống nhiều nước buổi tối: Muốn tránh sự khó chịu từ những cơn buồn vệ sinh giữa đêm, gây ảnh hưởng giấc ngủ, mẹ cần hạn chế uống nước, thực phẩm lợi tiểu, đồ uống có cồn hay caffein vào buổi tối.
  • Không ngủ ngày quá nhiều: Việc ưu tiên các giấc ngủ ban ngày cũng khiến mẹ trở nên tỉnh táo và khó vào giấc ngủ ban đêm. Vì vậy, mẹ bầu chỉ nên dành 30 – 60 phút cho giấc ngủ buổi trưa.
  • Ngâm chân bằng thảo dược: Massage và ngâm chân bằng nước ấm (pha muối, gừng hay thảo dược) không chỉ giúp thư giãn cơ thể mà còn tăng cường lưu thông máu, giúp phụ nữ mang thai cải thiện giấc ngủ.
  • Cân bằng chế độ dinh dưỡng: Khó ngủ, mất ngủ có thể xuất phát từ nguyên nhân thiếu hụt dinh dưỡng (canxi, sắt, vitamin B6…). Do đó, mẹ bầu nên chủ động cân bằng chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và hạn chế các thực phẩm gây khó tiêu như đồ ăn nhanh, thực phẩm cay nóng…

Với những thông tin hữu ích từ bài viết trên, hy vọng những ai còn đang thắc mắc mất ngủ có phải sắp sinh sẽ tìm được câu trả lời thỏa đáng! Chúc các mẹ bầu mất ngủ, khó ngủ sớm tìm được cách khắc phục phù hợp, giữ tâm trạng thoải mái, thư giãn trong những ngày cuối thai kỳ để đảm bảo sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.

Xem thêm:


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Trong những tháng cuối thai kỳ, dù cơ thể rất mệt mỏi và nặng nề nhưng các mẹ bầu vẫn phải đối mặt với tình trạng trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ. Liệu mất ngủ có phải sắp sinh? Tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc có ảnh hưởng đến mẹ và bé? Các mẹ bầu hãy cùng...
Mất ngủ nên khám ở đâu là băn khoăn của nhiều bệnh nhân gặp chứng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ. Việc tìm tới cơ sở y tế thăm khám uy tín để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị bệnh là điều quan trọng giúp người bệnh xử lý bệnh trúng đích. Bài viết thông tin tới...
Mất ngủ sụt cân là nỗi lo của nhiều người. Bởi không chỉ ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày, tình trạng này kéo dài còn gây suy nhược cơ thể và cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vậy làm thế nào để điều trị dứt điểm khó ngủ, mất ngủ gây chán ăn, sụt cân? Mất...

Mặc dù có nhiều lợi ích, socola có thể gây khó ngủ nếu ăn quá nhiều, do chứa tyrosine – chất kích thích dopamine, làm tăng tỉnh táo. Các thức uống chứa caffeine cũng có tác dụng tương tự, khiến khó ngủ hơn.

Vitamin C là dưỡng chất không thể thiếu cho cơ thể hàng ngày và có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng uống vitamin C gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Thực hư vấn đề này như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc giải...
Trẻ em khó ngủ, quấy khóc cả đêm khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Hiểu được khó khăn của bậc phụ huynh trong việc tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị khó ngủ, mất ngủ, chuyên trang xin giải đáp trẻ em khó ngủ phải làm sao. Gợi ý một số thuốc trị mất ngủ cho trẻ em được sử...
Khác với nhiều vùng da khác, da mặt rất dễ bị tổn thương và dị ứng vì là là vùng da nhạy cảm. Đang bình thường bỗng nhiên da mặt bị đỏ rát và ngứa khiến người ta không khỏi lo lắng. Nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục ra sao sẽ được giải đáp...
Sử dụng nhụy hoa nghệ tây chữa mất ngủ là mẹo được nhiều người sử dụng, vậy thực hư tính hiệu quả của phương pháp này như thế nào? Cùng lắng nghe ý kiến chia sẻ từ chuyên gia và hướng dẫn cách sử dụng saffron cải thiện tình trạng mất ngủ tốt nhất trong bài viết dưới đây.  Giải...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan