Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Mất ngủ sụt cân là nỗi lo của nhiều người. Bởi không chỉ ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày, tình trạng này kéo dài còn gây suy nhược cơ thể và cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vậy làm thế nào để điều trị dứt điểm khó ngủ, mất ngủ gây chán ăn, sụt cân?

Mất ngủ sụt cân cảnh báo bệnh gì?

Khó ngủ, ngủ hay mộng mị, thức giấc nhiều lần giữa đêm… không chỉ ảnh hưởng tới nhịp sinh hoạt hàng ngày và công việc của bạn mà còn là nguyên nhân gây rối loạn cân nặng (tăng cân hoặc sụt cân). Mất ngủ có mối liên hệ mật thiết với cân nặng của cơ thể.

Theo nghiên cứu, nếu tình trạng mất ngủ sụt cân kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh bao gồm:

  • Đái tháo đường: Ngay cả khi khẩu phần ăn hàng ngày không đổi, người bệnh đái tháo đường vẫn gặp tình trạng sụt cân, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi… Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa, tăng glucose gây tổn thương cho các cơ quan như: mắt, thận, tim mạch…
  • Đau dạ dày, trào ngược dạ dày: Do rối loạn hấp thụ, những người mắc bệnh lý về dạ dày thường cảm thấy khó tiêu, ợ nóng và sụt cân. Đồng thời những cơn đau dạ dày cũng có thể là nguyên nhân gây khó ngủ, trằn trọc hay thức giấc giữa đêm.
Mất ngủ sụt cân cảnh báo nhiều bệnh tật nguy hiểm
Mất ngủ sụt cân cảnh báo nhiều bệnh tật nguy hiểm
  • Bệnh cường tuyến giáp: Bệnh lý về tuyến giáp này thường xuất hiện ở nhóm đối tượng trung niên hoặc thanh niên. Các biểu hiện cơ bản của bệnh là: hồi hộp, tim đập nhanh, mất ngủ sụt cân…
  • Bệnh nhiễm trùng: Nhóm các bệnh lý nhiễm trùng thường gặp như: viêm dạ dày, bệnh nấm, nhiễm kí sinh trùng, ho lao.. đều làm suy giảm hệ miễn dịch, tạo cảm giác mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ.
  • Bệnh thận: Khi mất ngủ gây sụt cân đi kèm với các triệu chứng chán ăn, đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt… thì bạn nên kiểm tra chức năng thận. Bởi đây có thể là dấu hiệu sớm của bệnh thận.
  • Bệnh phổi: Bên cạnh cảm giác khó thở, tức ngực gây mất ngủ, người bị bệnh phổi thường cảm thấy suy nhược, chán ăn và rất dễ kiệt sức.
  • Ung thư: Mất ngủ sụt cân không rõ nguyên do là một trong những dấu hiệu cơ bản ở giai đoạn đầu của hầu hết các bệnh ung thư (ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú…).

>>> NÊN ĐỌC: Kinh nghiệm khỏi hẳn mất ngủ, hết gan nhiễm mỡ của người bệnh

Mất ngủ sụt cân có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?

Về cơ bản, rối loạn giấc ngủ, bị mất ngủ gây sụt cân diễn ra khá phổ biến ở những người làm việc trong môi trường áp lực, căng thẳng. Nếu tình trạng này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn và kịp thời khắc phục sau khi thay đổi thói quen sinh hoạt và công việc thì bạn không cần quá lo lắng.

Tình trạng mất ngủ gây sụt cân diễn ra trong thời gian ngắn thường không nguy hiểm
Tình trạng mất ngủ gây sụt cân diễn ra trong thời gian ngắn không quá nguy hiểm

Còn nếu tiếp diễn trong thời gian dài, bệnh thường tiến triển theo 2 hướng phổ biến:

  • Trường hợp 1: Người bệnh tiếp tục sụt cân do tình trạng mất ngủ, chán ăn diễn ra liên tục cùng áp lực trong công việc, lo lắng, stress sẽ khiến cơ thể nhanh chóng suy nhược, thậm chí kiệt sức. Lúc này các cơ quan sẽ không đảm bảo được hoạt động hàng ngày, gia tăng nguy cơ thiếu máu não, gây giảm trí nhớ, đau đầu, tai biến, đột quỵ…
  • Trường hợp 2: Sau một thời gian mất ngủ sụt cân, cơ thể có xu hướng bù trừ, tăng cường đòi hỏi hấp thụ thức ăn. Đồng thời hormone gây cảm giác đói – ghrelin cũng bị kích thích sản sinh trong quá trình mất ngủ, gây tăng cân đột ngột.

Dù mất ngủ sụt cân tiến triển theo trường hợp nào (tiếp tục sụt cân hay tăng cân đột ngột) đều gây ảnh hưởng sức khỏe. Bởi rối loạn cân nặng có thể khiến cơ thể không kịp thích nghi, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, dạ dày… Do đó, nếu tình trạng mất ngủ sụt cân kéo dài và đột ngột (5% cân nặng trung bình trong khoảng 6 tháng), khó điều trị và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, bạn cần lưu ý đi khám và tư vấn bác sĩ.

Điều trị chứng mất ngủ sụt cân

Mất ngủ sụt cân là một trong những biến chứng của bệnh mất ngủ, rối loạn giấc ngủ. Vì vậy, muốn khắc phục tình trạng này, người bệnh cần tìm đúng nguyên nhân và điều trị dứt điểm mất ngủ. Tùy theo thể trạng và mức độ mất ngủ (nhất thời, thể nhẹ hay mất ngủ kinh niên) mà người bệnh có thể áp dụng các phương pháp phù hợp.

Điều trị mất ngủ phương pháp Tây y

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, mất ngủ sụt cân… Tuy nhiên, các loại thuốc này cần được sử dụng theo đúng liều lượng và phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bởi thuốc Tây y điều trị mất ngủ có thể gây nhiều phản ứng phụ không mong muốn như: buồn nôn, giảm trí nhớ, chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa…

Thuốc Tây y trị mất ngủ có nhiều tác dụng phụ
Thuốc Tây y trị mất ngủ có nhiều tác dụng phụ

Vì vậy, chỉ những trường hợp mất ngủ kinh niên đã được thăm khám và thực hiện các kiểm tra chuyên môn cần thiết mới được bác sĩ kê đơn. Những loại thuốc ngủ phổ biến đang được áp dụng hiện nay chia làm 2 nhóm: thuốc đặc trị và an thần thể nhẹ.

  • Nhóm thuốc đặc trị: Eszopiclone, Rameltteon, Zaleplon, Zolpidem, Doxepin…
  • Nhóm thuốc an thần: Melatonin, Diphenhydramine, Doxylamine succinate và một số loại thuốc có chiết xuất từ tự nhiên chứa thành phần hoạt chất giúp an thần, giải tỏa căng thẳng.

Trị sụt cân mất ngủ bằng Đông y

Theo Đông y, điều trị chứng mất ngủ (bất miên, thất miên) phải xuất phát từ nguyên nhân, loại bỏ yếu tố tà khí bên ngoài và tăng cường bồi bổ cơ thể từ bên trong. Vì vậy, các bài thuốc Đông y đều chú trọng tới cân bằng âm dương, lưu thông khí huyết và an thần để cải thiện giấc ngủ, tránh hiện tượng sụt cân mất ngủ.

Bài thuốc điều trị chứng khó ngủ, trằn trọc, mất ngủ thể nặng

  • Nguyên liệu: 16gr mỗi vị sinh địa, lá vông nem, lạc tiên; 12gr mỗi vị thuốc đan sâm, hoài sơn, đẳng sâm, thăng ma; 15gr mỗi vị thuốc phục thần,đương quy; 6gr mỗi vị thuốc viễn trí, cát cánh, ngũ vị; 2gr chu sa; 20gr mạch môn.
  • Cách làm: Tất cả các dược liệu đã chuẩn bị tán thành bột mịn, trừ chu sa. Sau đó, hoàn thành từng viên nhỏ (khoảng 12gr), bọc lớp vỏ ngoài bằng chu sa.
  • Liều dùng: Mỗi ngày sắc một viên uống, ngày 3 lần, nên uống khi còn ấm.
Các bài thuốc Đông y điều trị mất ngủ an toàn, lành tính
Các bài thuốc Đông y điều trị mất ngủ an toàn, lành tính

Bài thuốc điều trị chứng ngủ hay mộng mị, không sâu giấc, thường xuyên thức giấc nhiều lần giữa đêm

  • Nguyên liệu: 20gr mỗi vị hoài sơn, thục địa, bá tử nhân, táo nhân; 12gr mỗi vị quy đầu, long nhãn, bạch truật, liên nhục; 8gr mỗi vị viễn trí, phục thần; 16gr mỗi vị lá vông, đẳng sâm, 5gr sinh hương và 6gr mộc hương.
  • Cách làm: Chuẩn bị tất cả hỗn hợp trên theo công thức chuẩn (có thể thăm khám bác sĩ để điều chỉnh phù hợp thể trạng từng người bệnh) sắc cùng nước ở lửa nhỏ. Sau đó chắt lấy nước uống, loại bỏ phần bã.
  • Liều dùng: Ngày uống 1 thang thuốc, có thể chia làm 3 lần.

Kinh nghiệm dân gian

Song song với việc điều trị bằng thuốc Tây y và Đông y, nhiều người bị chứng mất ngủ còn áp dụng các kinh nghiệm từ dân gian để tăng hiệu quả. Bởi các bài thuốc dân gian thường rất dễ kiếm nguyên liệu, dễ thực hiện mà không tốn kém chi phí hay lo sợ về tác dụng phụ.

Tâm sen hỗ trợ điều trị mất ngủ kinh niên

Theo Đông y, tâm sen là vị thuốc Nam quý hiếm, tính hàn, công dụng định thần, xoa dịu căng thẳng. Còn các nghiên cứu khoa học đã chứng minh tâm sen có thành phần alcaloid cao, giúp an thần, tăng cường lưu thông máu và chữa các chứng bệnh huyết áp, tim mạch. Nhờ đó, cải thiện tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc.

Tâm sen giúp an thần, cải thiện chứng mất ngủ
Tâm sen giúp an thần, cải thiện chứng mất ngủ

Những người mất ngủ sụt cân có thể dùng tâm sen để chữa bệnh bằng cách:

  • Dùng tâm sen đã phơi khô, sao vàng để hãm trà uống hàng ngày
  • Tăng cường các món ăn từ hạt sen, tâm sen như: cháo sen, chè sen long nhãn, chè đậu đen nấu hạt sen…

Trà hoa hòe thanh nhiệt, cải thiện giấc ngủ

Hoa hòe hay còn được biết đến với các tên gọi dân gian là hòe nhụy, hòe giao, hòe mễ, hòe hoa… là một trong những vị thuốc quý được lưu truyền trong dân gian. Nhờ tính bình, không độc, hoa hòe thường được dùng trong điều trị các bệnh mất ngủ, cao huyết áp, bệnh trĩ hay cầm máu. Sử dụng trà hoa hòe mỗi ngày sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho hệ thần kinh, giúp dễ dàng ngủ hơn.

Cây lạc tiên trị mất ngủ

Cây lạc tiên chứa nhiều thành phần hoạt chất giúp an thần, hỗ trợ điều trị tình trạng mất ngủ gây sụt cân hiệu quả, như: alkaloid, flavonoid… Các hoạt chất quý này có công dụng an thần, xoa dịu căng thẳng và chứng lo âu, stress. Vì vậy, từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền nhiều bài thuốc điều trị khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mộng mị… bằng cây lạc tiên.

Trà gừng lưu thông khí huyết, giúp ngủ ngon giấc

Với những người đang bị ám ảnh bởi mất ngủ sụt cân thì trà gừng chính là “cứu tinh” hiệu quả. Nhờ tính ấm, sử dụng gừng giúp lưu thông khí huyết, đảm bảo tuần hoàn máu não, trị các bệnh hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp hay lo âu dẫn đến mất ngủ.

  • Mỗi ngày, người bệnh mất ngủ nên dùng ít nhất một ly trà gừng, ưu tiên gừng tươi đã cạo vỏ băm nhuyễn. Để tăng thêm hiệu quả và dễ uống, có thể thêm một ít mật ong vào trà gừng.
  • Ngoài ra, những người bị mất ngủ nên ngâm chân bằng gừng và nước muối ấm trước giờ đi ngủ 30 phút. Cách làm này sẽ giúp lưu thông khí huyết, giảm đau nhức và tạo cảm giác thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ.
Sử dụng trà gừng mỗi ngày giúp lưu thông khí huyết, trị khó ngủ sụt cân
Sử dụng trà gừng mỗi ngày giúp lưu thông khí huyết, trị khó ngủ sụt cân

Làm thế nào để phòng ngừa mất ngủ gây sụt cân?

Nhằm phòng tránh hiện tượng mất ngủ gây sụt cân và suy nhược cơ thể, bạn nên chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt, cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng những biện pháp dưới đây.

  • Tăng cường tinh bột, canxi và sắt trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bổ sung các loại thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị chứng khó ngủ như: chuối, thịt cá, bí đao, yến mạch, sữa, quả bơ…
  • Hạn chế thức quá khuya hay thường xuyên uống các chất kích thích, hay chất chứa caffein vào buổi tối; rèn luyện thói quen ngủ sớm và thức dậy đúng giờ để cơ thể được nghỉ ngơi và nạp năng lượng cho ngày mới.
  • Sắp xếp lại công việc để hạn chế áp lực và căng thẳng, nghỉ dưỡng để điều hòa tâm trạng, chấm dứt chuỗi ngày stress liên tục gây mất ngủ, chán ăn và sụt cân.
  • Thường xuyên vận động thể dục thể thao vào sáng sớm hoặc chiều tối. Ưu tiên các môn thể thao phù hợp với thể trạng của bản thân như: bơi, gym, cầu lông, đi bộ, chạy, tập thiền, dưỡng sinh…
  • Ăn bữa tối sớm và tránh ăn quá no gây khó tiêu, ảnh hưởng dạ dày và giấc ngủ.
  • Đảm bảo tinh thần thoải mái, thư giãn khi đi ngủ bằng cách tắt hết các thiết bị điện tử trước giờ ngủ 30 phút. Thay vào đó bạn có thể nghe những bản nhạc nhẹ nhàng hoặc ngâm chân, massage.

Hy vọng những thông tin hữu ích từ bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc mất ngủ có gây sụt cân không? khắc phục tình trạng khó ngủ, mất ngủ gây sụt cân như thế nào? Bởi mất ngủ sụt cân không phải là bệnh lý nhưng gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống và công việc, thậm chí gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm do cơ thể bị suy nhược, giảm sức đề kháng.

Xem thêm: 


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan

Mặc dù có nhiều lợi ích, socola có thể gây khó ngủ nếu ăn quá nhiều, do chứa tyrosine – chất kích thích dopamine, làm tăng tỉnh táo. Các thức uống chứa caffeine cũng có tác dụng tương tự, khiến khó ngủ hơn.

Mất ngủ mắt thâm quầng là nỗi ám ảnh của nhiều người do ngủ không đủ giấc, thức khuya, mệt mỏi, dị ứng… Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến thần thái, thẩm mỹ, tạo cảm giác tự ti mà còn ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nếu mất ngủ, mệt mỏi kéo dài. Lý giải hiện tượng mắt...
Mất ngủ sụt cân là nỗi lo của nhiều người. Bởi không chỉ ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày, tình trạng này kéo dài còn gây suy nhược cơ thể và cảnh báo bệnh lý nguy hiểm. Vậy làm thế nào để điều trị dứt điểm khó ngủ, mất ngủ gây chán ăn, sụt cân? Mất...
Tình trạng mất ngủ rụng tóc trở thành nỗi ám ảnh và lo sợ của nhiều người. Đại đa số người bệnh thường hoang mang và gặp khó khăn trong việc tìm ra phương pháp điều trị triệt để. Bài viết dưới đây gửi tới quý bạn đọc thông tin chi tiết về tình trạng mất ngủ kèm theo rụng...
Khác với nhiều vùng da khác, da mặt rất dễ bị tổn thương và dị ứng vì là là vùng da nhạy cảm. Đang bình thường bỗng nhiên da mặt bị đỏ rát và ngứa khiến người ta không khỏi lo lắng. Nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục ra sao sẽ được giải đáp...
Sử dụng nhụy hoa nghệ tây chữa mất ngủ là mẹo được nhiều người sử dụng, vậy thực hư tính hiệu quả của phương pháp này như thế nào? Cùng lắng nghe ý kiến chia sẻ từ chuyên gia và hướng dẫn cách sử dụng saffron cải thiện tình trạng mất ngủ tốt nhất trong bài viết dưới đây.  Giải...
Vitamin C là dưỡng chất không thể thiếu cho cơ thể hàng ngày và có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên một số ý kiến cho rằng uống vitamin C gây mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Thực hư vấn đề này như thế nào, bài viết dưới đây sẽ giúp quý bạn đọc giải...
Thuốc giảm cân giúp giữ vóc dáng cân đối nhưng có thể gây tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, khó ngủ… Vậy uống thuốc giảm cân bị mất ngủ phải làm sao? Chuyên gia tư vấn cách khắc phục hiệu quả, an toàn. Bạn nên lưu lại để ứng dụng khi cần.  Chuyên gia giải đáp: Tại sao...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan