Mất ngủ mãn tính là tình trạng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ kéo dài trên 1 tháng. Bệnh nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng tới sức khỏe như: suy nhược thần kinh, trầm cảm, các vấn đề tim mạch, suy giảm trí nhớ, có trường hợp là đột quỵ. Để khắc phục, chúng ta cần hiểu đúng về bệnh, từ đó lựa chọn liệu pháp điều trị phù hợp.
Mất ngủ mãn tính là gì? Có những thể nào?
Mất ngủ mãn tính còn có cách gọi khác là mất ngủ kinh niên. Đây là tình trạng người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc kéo dài hơn 6 tuần.
Thông thường, người mất ngủ mãn tính sẽ phải mất từ 45 – 90 phút thậm chí nhiều hơn mới có thể đi vào giấc ngủ; và giấc ngủ của họ cũng chỉ kéo dài 3 – 4 giờ/ngày. Trong khi ngủ, người bệnh cũng thường xuyên bị tỉnh giữa chứng và rất khó để quay trở lại giấc ngủ.
Mất ngủ thể mãn được chia làm 2 loại cơ bản bao gồm:
- Mất ngủ mãn tính tiên phát: Là tình trạng bị mất ngủ do sự thay đổi các hoạt chất bên trong não bộ và không liên quan tới bệnh lý, thuốc hay bất cứ điều kiện y tế nào. Tính đến nay, nguyên nhân dẫn tới mất ngủ tiên phát vẫn chưa được xác định chính xác.
- Mất ngủ mãn tính thứ phát: Người bệnh bị mất ngủ, khó ngủ do ảnh hưởng của một số bệnh lý, tác dụng phụ của thuốc hoặc có liên quan tới các thủ thuật y tế. Bên cạnh đó các chấn thương, sự thay đổi tâm trạng cùng lối sống thiếu khoa học cũng có thể khiến bệnh khởi phát.
Mất ngủ kéo dài nguyên nhân do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ, khó ngủ kéo dài. Trong đó, chất lượng cuộc sống giảm sút, thói quen ngủ cùng lối sống không lành mạnh là những nguyên nhân chủ yếu. Đồng thời, tình trạng này còn xuất phát đến một số lý do sau đây:
- Tinh thần căng thẳng, lo lắng dài ngày
Lo lắng, suy nghĩ quá nhiều là những vấn đề rối bời trong cuộc sống, công việc, gia đình. Tình trạng này nếu xảy ra liên tục và dài ngày sẽ khiến tâm trí luôn căng thẳng, đây là yếu tố cản trở giấc ngủ hoặc giấc ngủ thường chập chờn.
- Tuổi tác
Đồng hồ sinh học sẽ thay đổi khi tuổi tác càng lớn. Theo thống kê, mỗi ngày người lớn tuổi thường ngủ ít hơn 8 tiếng. Có khoảng một nửa số người trên 60 tuổi mắc bệnh mất ngủ kinh niên, bị tỉnh giấc giữa chừng và khó có thể ngủ lại được.
- Giới tính
Được biết, nữ giới thường có nguy cơ gặp phải tình trạng khó ngủ cao hơn nam giới. Lý do là sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn kinh nguyệt, thời kỳ tiền mãn kinh. Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh cơ địa nhạy cảm cũng dễ bị mất ngủ lâu ngày.
- Thiếu hụt serotonin
Đây là hoạt chất trung gian dùng để sản xuất ra hormone melatonin – hormone điều chỉnh chu kỳ thức, ngủ. Nếu chất này thiếu hụt sẽ khiến giấc ngủ rơi vào trạng thái gián đoạn.
- Do lối sống
Việc duy trì một thói quen không lành mạnh như ăn muộn gần giờ đi ngủ, “ngủ ngày cày đêm” hoặc làm việc vào ca đêm là những nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến đồng hồ sinh học bị rối loạn, việc bị mất ngủ mãn tính là không tránh khỏi.
- Do chế độ ăn uống
Ăn uống không khoa học được xác định cũng là lý do ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng giấc ngủ. Ăn nhiều đồ ăn chiên xào, dầu mỡ; lạm dụng đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê cũng góp phần gây ra mất ngủ kinh niên.
- Lạm dụng thuốc
Một số người khi mới bị mất ngủ thường tìm tới thuốc Tây, thực phẩm chức năng gây ngủ. Việc lạm dụng thuốc gây ức chế thần kinh sẽ khiến cơ thể bị nghiện thuốc, mất ngủ sẽ kéo dài nếu không sử dụng thuốc ngủ. Ngoài ra thành phần trong thuốc giảm đau, thuốc kích thích, thuốc điều hòa huyết áp,… cũng có thể làm phát vỡ giấc ngủ của bạn.
Bên cạnh những nguyên nhân chủ yếu trên thì môi trường sống có nhiều tiếng ồn, không gian ngủ không thoải mái, bừa bộn cũng khiến bạn bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
Mất ngủ mãn tính và dấu hiệu nhận biết
Mất ngủ mãn tính kéo dài dai dẳng khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải. Bạn có thể nhận biết được bệnh qua các dấu hiệu điển hình bao gồm:
- Trằn trọc, bồn chồn rất khó đi vào giấc ngủ
- Hay bị tỉnh giấc nửa đêm và rất khó để tiếp tục ngủ
- Thường xuyên thức dậy sớm; mỗi khi thức luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải.
- Cơ thể thường xuyên trong trạng thái lờ đờ, không tỉnh táo, ban ngày thường hay buồn ngủ
- Người bị mất ngủ kinh niên thường bị mất tập trung, giảm ghi nhớ; hay bị nhức đầu hoa mắt.
- Tâm trạng bồn chồn, bất an, nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi những thứ xung quanh.
- Hay gặp ảo giác cả khi thức lẫn khi ngủ.
Bị mất ngủ kinh niên có nguy hiểm không?
Giấc ngủ chất lượng là giấc ngủ đủ và sâu giấc trong thời gian 7 – 8 tiếng mỗi đêm. Khi thời gian ngủ ít hơn hoặc bị chập chờn sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thể chất cũng như tinh thần của người bệnh. Mất ngủ kinh niên nếu không điều trị kịp thời, dứt điểm còn gây ra những hệ lụy không thể ngờ tới như:
- Bệnh mất ngủ mãn tính sẽ tăng nguy cơ gây thoái hóa tế bào và ngộ độc tế bào. Tình trạng này còn gây ra một số bệnh lý về tim mạch, huyết áp, thậm chí dẫn tới đột quỵ.
- Người bị mất ngủ lâu ngày cũng có thể phải đối mặt với thừa cân, béo phì dễ mắc bệnh tiểu đường.
- Thiếu ngủ mỗi đêm sẽ ảnh hưởng trầm trọng tới tâm lý, tâm trạng. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng, nhạy cảm dễ nổi cáu. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn tới rối loạn thần kinh, rối loạn tâm lý gây lo âu, trầm cảm, sa sút trí tuệ..
- Bệnh mất ngủ kinh niên còn là nguyên nhân dẫn đến tăng nhịp tim, tăng huyết áp và nồng độ của các chất. Từ đó tăng nguy cơ mắc phải các bệnh về tim mạch.
- Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ mãn tính sẽ giảm tiết các hormone sinh sản và giảm khả năng thụ thai ở cả nam và nữ.
- Khi bị khó ngủ hoặc trắng đêm trong thời gian dài sẽ phá vỡ hàng rào miễn dịch của cơ thể. Sức đề kháng yếu sẽ khiến vi rút, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người bệnh.
- Đối với trẻ em bị mất ngủ mãn tính sẽ tác động xấu tới việc học tập, đáng báo động nhất là làm tăng nguy cơ tham gia vào nhóm hành vi nguy hiểm hoặc tăng trưởng và phát triển chậm, kém về thể chất.
Có thể thấy rõ về những hệ lụy nghiêm trọng khi bị mất ngủ mãn tính. Do vậy, khi nhận thấy giấc ngủ của mình có vấn đề, chúng ta cần thăm khám và điều trị sớm tại cơ sở y tế uy tín.
Cách chữa bệnh mất ngủ mãn tính
Khi tới thăm khám, các bệnh nhân bị mất ngủ sẽ được phân tích những yếu tố xung quanh giấc ngủ như: thói quen ngủ, tư thế ngủ, môi trường phòng ra sao, chế độ ăn uống sinh hoạt thế nào,… Từ đó bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác và phác đồ điều trị bệnh mất ngủ mãn tính phù hợp. Có nhiều phương pháp trị bệnh, trong đó những phương pháp phổ biến được áp dụng bao gồm:
Thuốc điều trị bệnh mất ngủ mãn tính theo Tây y
Trong hầu hết tất cả các trường hợp, bệnh nhân mất ngủ mãn tính không được khuyến khích điều trị bằng thuốc. Thuốc Tây có công dụng nhanh do cơ chế ức chế dây thần kinh, ép người bệnh vào giấc ngủ nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi buồn ngủ cả ngày, tăng nguy cơ mộng du, đãng trí.
Tuy nhiên, một số trường hợp mất ngủ mãn tính quá nghiêm trọng, người bệnh có thể được kê đơn điều trị sử dụng thuốc ngắn ngày để cơ thể có thể ngủ. Một số loại thuốc có thể được xuất hiện trong toa đơn bao gồm:
- Thuốc an thần nhẹ: Có thể kể tới như Doxylamine succinate, Melatonin, Diphenhydramine hay một số loại thuốc chiết xuất từ hoa cúc hoặc rễ cây Valerian,…
- Thuốc đặc trị mất ngủ: Zaleplon, Eszopiclone, Suvorexant, Rameltteon, Doxepin, Zolpidem,…
Người bệnh TUYỆT ĐỐI KHÔNG tự ý đi mua thuốc về dùng mà cần phải hỏi kỹ ý kiến của bác sĩ. Đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng sử dụng trong kê đơn.
Một số bài thuốc trị mất ngủ mãn tính nguồn gốc thảo dược
Dân gian từ lâu lưu truyền nhiều bài thuốc Nam hỗ trợ điều trị giấc ngủ. Ưu điểm của phương pháp này đó là dễ thực hiện, nguyên liệu sẵn có đều là những cây thuốc quen thuộc. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc chữa mất ngủ theo dân gian sau đây:
Hạt sen, tâm sen chữa mất ngủ lâu ngày
Hạt sen, tâm sen là 2 nguyên liệu được nhân dân sử dụng phổ biến trong bài thuốc trị mất ngủ. Hạt sen có vị ngọt, tính bình tác dụng dưỡng tâm, lợi thủy, bổ tỳ, ích thận. Sử dụng các món ăn được chế biến từ tâm sen sẽ giúp giảm mệt mỏi, lo âu, cải thiện chức năng thận đồng thời bồi bổ cơ thể.
- Chè hạt sen: Lấy 200g hạt sen đem xay nhuyễn thành bột mịn, sau đó đem đi nấu chè. Mỗi tuần ăn 2 lần sẽ thấy dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
- Để tăng thêm độ thơm ngon, hấp dẫn bạn có thể thêm long nhãn vào chè.
Ngoài ra cũng có thể lấy hạt sen hầm xương sườn hoặc hầm thịt nạc để có món ăn vừa bồi dưỡng cơ thể vừa an thần giúp giấc ngủ sâu hơn.
Tâm sen cũng được ví như “cứu tính” cho những ai bị mất ngủ. Chúng ta lấy 1 lượng tâm sen vừa đủ dùng để hãm trà. Uống trà hàng ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Sử dụng cây lạc tiên chữa mất ngủ
Trong Đông y, cây lạc tiên có vị hơi đắng nhẹ, tính mát có tác dụng an thần, lợi tiểu. Để điều trị chứng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ bằng cây lạc tiên bạn làm theo hướng dẫn sau:
- Lạc tiên sau thu hoạch rửa sạch hết bụi bẩn rồi phơi khô.
- Lấy 10g lạc tiên khô hãm cùng 200ml nước sôi chờ khoảng 5 – 8 phút là có thể dùng được.
- Ngoài ra bạn cũng có thể đun khoảng 60g lạc tiên cùng 1,5 lít nước rồi chia đều uống thay nước lọc trong ngày để cải thiện giấc ngủ.
Sử dụng mật ong
Cách điều trị này cũng được nhiều người lựa chọn, sử dụng để dễ đi vào giấc ngủ.
- Nguyên liệu chuẩn bị gồm 2 thìa mật ong nguyên chất, 1 thìa muối biển.
- Lần lượt cho mật ong và muối biển với lượng đã chuẩn bị sẵn vào cốc nước ấm, sau đó khuấy đều.
- Uống hỗn hợp này trước ngủ 1 tiếng sẽ giúp cơ thể thư giãn, tâm trí thoải mái và dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Sử dụng lá dâu tằm chữa mất ngủ
Thành phần trong lá dâu tằm có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi bệnh mất ngủ mãn tính rất tốt. Đặc biệt lá dâu tằm có vị ngọt khá dễ uống. Bài thuốc được thực hiện theo các bước đơn giản sau đây:
- Rửa sạch khoảng 350g lá dâu tằm tươi rồi phơi hoặc sấy khô.
- Cho nguyên liệu vào chảo đảo đều tay cho tới khi nóng già.
- Đổ toàn bộ lá dâu tằm vừa sao bảo quản trong lọ thủy tinh đã được tiệt trùng trước đó. Đậy kín nắp rồi đem chôn dưới đất. Sau 15 ngày thì đào lên là có thể mang đi sử dụng.
- Lấy một ít lá dâu tằm sắc cùng 100ml nước, sao lửa nhỏ cho đến khi cạn còn khoảng 50ml thì tắt bếp. Chia đều thành 2 phần và sử dụng trong ngày, không để qua đêm.
Các vị thuốc Nam chữa mất ngủ mãn tính trên đây thường có tính an toàn nhưng hiệu quả chưa thực sự cao vì dược tính thấp.
Mất ngủ mãn tính và cách điều trị theo Đông y
Theo quan niệm YHCT, chứng mất ngủ thuộc phạm trù của chứng bất đắc miên, bất mị hay thất miên. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do cơ thể bị các yếu tố tà khí bên ngoài xâm nhập gây nhiễu loạn thần kinh, chức năng ngũ tạng bị giảm sút. Bài thuốc Đông y điều trị mất ngủ thường đi sâu vào bên trong tống tiễn mọi căn nguyên, đồng thời bồi bổ cơ thể giúp âm dương cân bằng, khí huyết lưu thông.
Điều trị mất ngủ bằng thuốc Đông y, người bệnh sẽ thấy được hiệu quả theo từng giai đoạn. Sự khác biệt trong phương pháp này đó là người bệnh sẽ không bị phụ thuộc thuốc, không bị nghiện thuốc. Một số bài thuốc Đông y tinh chiết từ thảo dược có thể tham khảo bao gồm:
Bài thuốc đẩy lùi hiện tượng cả đêm không ngủ được, tâm trí luôn buồn bực, bứt rứt gồm có:
- 12g hoài sơn, 12g đan sâm, 12g đẳng sâm, 12g thăng ma; thêm đương quy, phục thần mỗi vị 15g; viễn trí 6g, chu sa (để riêng( 2 g, ngũ vị 6g, cát cánh 6g. Để bài thuốc đạt hiệu quả tốt nhất ta cần thêm lá vông 16g; lạc tiên và sinh địa lượng bằng nhau 16g; phục thần 20g; mạch môn 20g.
- Đem các dược liệu tán thành bột mịn sau đó làm thành hoàn, lấy chu sa làm vỏ. Mỗi lần lấy 12g để uống. Hoặc có thể sắc mỗi ngày 1 thang để uống.
Bài thuốc chữa giấc ngủ không sâu, hay bị tỉnh giấc nửa đêm gồm có:
- Thục địa, hoài sơn, táo nhân, bá tử nhân mỗi vị 20g; hoàng kỳ, quy đầu, bạch truật, long nhãn, liên nhục mỗi vị 12g; phục thần 8g; viễn trí 8g. Thêm đẳng sâm, lá vông 16g; 6g mộc hương và 5g sinh khương.
- Đem hỗn hợp dược nguyên liệu đi sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Hỗ trợ chữa bệnh mất ngủ mãn tính không dùng thuốc
Song song với việc sử dụng thuốc, chúng ta cũng có thể áp dụng một số bài tập giúp cơ thể được thả lỏng, thư giãn, từ đó dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Tập Yoga hỗ trợ cải thiện giấc ngủ
Yoga được đánh giá là phương pháp giúp bạn có được cơ thể khỏe mạnh, vóc dáng đạt chuẩn. Đồng thời bộ môn này cũng hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị mất ngủ, cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Thực hiện 3 tư thế Yoga để cải thiện chất lượng giấc ngủ như sau:
- Từ thế uốn gập người: Bạn ngồi thả lỏng người, thư giãn và từ từ đưa 2 chân ra trước. Sau đó nhẹ nhàng cúi gập người sao cho đầu chạm vào gối chân, tay đưa thẳng ra phía trước, hít thở nhẹ nhàng.
- Tư thế nằm vuông góc: Nằm sát mông vào tường sau đó đưa 2 chân duỗi thẳng và tạo thế vuông góc giữa chân và bụng. Hai tay dang rộng, mông hơi nâng rồi hít thở nhẹ nhàng. Tư thế này giúp hệ thống tuần hoàn máu não lưu thông rất tốt.
- Tư thế trái tim tan chảy: Tư thế quỳ gối xuống một tấm thảm sau đó từ từ gập người lại, đưa 2 tay song song ra trước đầu, mông hơi đẩy ra sau gót chân. Tư thế Yoga này sẽ giúp dây thần kinh được thư giãn, điều hòa thần trí.
Ngồi thiền chữa mất ngủ kinh niên
Ngoài Yoga thì ngồi thiền cũng là bài tập giúp điều hòa tâm trí, đẩy lùi được mệt mỏi, âu lo. Từ đó khắc phục được chứng khó ngủ, rối loạn giấc ngủ.
Cách thực hiện
- Bước 1: Ngồi lên tấm đệm hoặc có thể sử dụng luôn sàn nhà; giữ lưng thẳng sau đó xếp 2 chân chéo qua nhau. Nếu thấy khó bạn có thể duỗi thẳng chân.
- Bước 2: Tay đặt lên đầu gối hoặc đùi sau đó thả lỏng 2 cánh tay, để thiền đạt hiệu quả bạn không nên bấu víu chặt vào chân.
- Bước 3: Cúi nhẹ cằm, bạn có thể mở mắt hoặc nhắm mắt. Tuy nhiên việc nhắm mắt ngồi thiền sẽ giúp tập trung hơn, tránh xao nhãng. Khép miệng lại sau đó chỉ tập trung vào hơi thở, thời nhịp nhàng. Lúc này bạn nên suy nghĩ tới những điều tích cực, thư giãn để loại bỏ mọi căng thẳng, mệt mỏi.
Mới bắt đầu, bạn chỉ nên ngồi thiền khoảng 5 – 10 phút, có thể hẹn giờ. Sau 7 – 10 ngày khi đã quen với việc ngồi thiền bạn có thể tăng dần lượng thời gian.
Ngoài ra trước khi đi ngủ, bạn có thể ngâm chân bằng nước muối giúp lưu thông kinh mạch:
- Lấy 2 lít nước sôi đổ vào một chậu nhỏ rồi thêm 1 nước mát hòa cho ấm ấm. Thêm 2 – 3 thìa muối biển, khuấy đều cho tan muối.
- Ngâm chân vào nước ngồi thư giãn khoảng 20 phút.
Biện pháp phòng ngừa mất ngủ, khó ngủ
Bên cạnh những phương pháp trị liệu, người dùng cũng nên chủ động thay đổi thói quen khoa học, kết hợp chế độ sinh hoạt lành mạnh để cải thiện giấc ngủ. Dưới đây là một số biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa mất ngủ mãn tính:
Không nên ăn quá khuya hoặc không ăn sát giờ đi ngủ bởi có thể gây đầy bụng, khó ngủ.
- Nêu bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm bổ dưỡng giúp dễ dàng đi vào giấc ngủ như: trà hoa cúc, bột yến mạch, uống nước mật ong ấm,…
- Hạn chế sử dụng thực phẩm gây hưng phấn cho não bộ như cà phê, rượu, thuốc lá,…
- Duy trì thể dục đều đặn tuy nhiên tránh vận động mạnh trước khi ngủ.
- Tạo không gian ngủ thoải mái, yên tĩnh, tắt đèn trước khi ngủ,…
Mất ngủ mãn tính ảnh hưởng tiêu cực tới thể chất cũng như tinh thần. Do vậy người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế thăm khám để có phác đồ điều trị phù hợp.
Xem thêm:
Bà bầu gặp phải tình trạng mất ngủ cần hết sức cẩn trọng trong việc chọn lựa thuốc, vì không phải loại nào cũng an toàn cho cả mẹ và bé. Thay vì chỉ dựa vào thuốc, mẹ bầu có thể thử áp dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên, kết hợp với lối sống lành mạnh để cải thiện giấc ngủ. Nếu triệu chứng kéo dài và nghiêm trọng, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
Mặc dù có nhiều lợi ích, socola có thể gây khó ngủ nếu ăn quá nhiều, do chứa tyrosine – chất kích thích dopamine, làm tăng tỉnh táo. Các thức uống chứa caffeine cũng có tác dụng tương tự, khiến khó ngủ hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!