Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm họng hạt ở trẻ ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, không phải ông bố bà mẹ nào cũng hiểu rõ về căn bệnh này ở trẻ. Mọi người thường không biết rõ viêm họng hạt có nguy hiểm với trẻ không hay chỉ đơn giản như viêm họng bình thường. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh viêm họng hạt ở trẻ. 

Viêm họng hạt ở trẻ là gì?

Viêm họng hạt ở trẻ, hay còn gọi là viêm họng quá phát lympho nang, là một dạng viêm mãn tính của niêm mạc họng. Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện của các hạt lympho (các mô bạch huyết) nhỏ, màu đỏ hoặc hồng, lồi lên trên bề mặt niêm mạc họng, đặc biệt tập trung ở thành sau họng và hai bên thành họng. Các hạt lympho này hình thành do phản ứng viêm mãn tính, kích thích sự phát triển quá mức của các mô bạch huyết tại họng.

Hình ảnh viêm họng hạt ở trẻ em
Hình ảnh viêm họng hạt ở trẻ em

Phân loại viêm họng hạt:

Dựa vào mức độ tổn thương và sự xuất hiện của các hạt lympho, viêm họng hạt được chia thành 3 mức độ:

  • Độ I: Các hạt lympho nhỏ, rải rác, màu hồng nhạt.
  • Độ II: Các hạt lympho lớn hơn, tập trung thành từng đám, màu hồng đậm.
  • Độ III: Các hạt lympho lớn, liên kết thành mảng, màu đỏ sẫm.

Triệu chứng điển hình nhất của bệnh

Viêm họng hạt trẻ em có biểu hiện khá giống viêm họng hạt ở người lớn. Bởi vậy, các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết tình trạng bệnh thông qua quan sát biến đổi ở trẻ.

Các dấu hiệu viêm họng hạt ở trẻ thường biểu hiện như sau:

  • Bé thường kêu ngứa họng, đau họng, khô ngứa vòng họng.
  • Khi nuốt thức ăn, trẻ có cảm giác vướng họng, khó chịu, đau họng gây chán ăn, lười ăn.
  • Phía sau thành họng của bé thường sưng đỏ và xuất hiện các hạt nhỏ màu trắng hoặc đỏ với kích thước to nhỏ khác nhau.
  • Bé bị ho khan sau chuyển sang ho có đờm và khạc nhổ ra đờm, chất nhầy có màu vàng hoặc trắng đục.
  • Giai đoạn đầu của viêm họng hạt, trẻ thường không có biểu hiện sốt cao, họng có thể mọc hạch hoặc không.
  • Các triệu chứng khác kèm theo như trẻ quấy khóc nhiều hơn, bỏ ăn, bỏ chơi, cơ thể luôn mệt mỏi, trẻ dỗ mãi không nín,..
Triệu chứng Viêm Họng Hạt Ở Trẻ phổ biến

Nguyên nhân gây viêm họng hạt ở trẻ là gì?

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh từ môi trường do sức đề kháng còn non yếu. Trong đó, nguyên nhân gây viêm họng hạt ở trẻ phải kể đến như:

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm họng hạt
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm họng hạt

  • Sự tấn công của các loại vi rút, vi khuẩn, nấm: Thông qua hệ hô hấp và đường ăn uống, các mầm bệnh này xâm nhập vào vùng họng của trẻ. Chúng sẽ tấn công và phá hủy bề mặt niêm mạc họng sau đó lây lan sang các vùng xung quanh. Khi đó các lympho T bị kiệt sức và tạo thành các “hạt” viêm.
  • Thời tiết thay đổi thất thường: Sự biến đổi bất thường từ môi trường làm cho trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch, giảm sức đề kháng nên dễ bị nhiễm bệnh. Từ đó tạo ra những kích thích ở đường hô hấp, khiến viêm họng hạt xuất hiện.
  • Ô nhiễm môi trường sống: Đây là một nguyên nhân gián tiếp gây viêm họng hạt ở trẻ, nhất là ô nhiễm không khí. Sống trong môi trường ô nhiễm sẽ gây suy giảm sức đề kháng ở trẻ, tạo cơ hội cho các vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập và tấn công gây bệnh
  • Sinh hoạt không khoa học: Cho trẻ uống nước lạnh, ăn các thực phẩm lạnh cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh

Viêm họng hạt ở trẻ em, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể dẫn đến các biến chứng đáng lo ngại.

Biến chứng tại chỗ bao gồm: Áp xe quanh amidan gây sưng đau, khó nuốt, khó thở; viêm tai giữa gây đau tai, chảy mủ tai; và viêm xoang gây đau đầu, nghẹt mũi.

Biến chứng toàn thân nghiêm trọng hơn, bao gồm: Sốt thấp khớp ảnh hưởng đến tim, khớp, da và hệ thần kinh; viêm cầu thận cấp gây suy giảm chức năng thận; và nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng.

Về lâu dài, viêm họng hạt mạn tính có thể gây ra các đợt viêm họng cấp tái đi tái lại, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp khác như viêm phế quản, viêm phổi.

Bệnh viêm họng hạt chẩn đoán bằng cách nào?

Hỏi bệnh sử và khám lâm sàng

Hỏi bệnh sử:

  • Thời gian và diễn biến các triệu chứng: Đau họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm, khạc đờm đặc, khó nuốt, nuốt đau, hơi thở hôi.
  • Các yếu tố nguy cơ: Tiền sử viêm họng tái phát, tiếp xúc với khói thuốc, bụi, hóa chất, dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản.

Khám lâm sàng:

  • Quan sát trực tiếp họng: Phát hiện các hạt nhỏ màu đỏ hoặc hồng trên niêm mạc họng, amidan, thành sau họng. Các hạt này có thể lồi lên trên bề mặt niêm mạc, có kích thước khác nhau và phân bố rải rác hoặc tập trung thành từng đám.
  • Quan sát các dấu hiệu khác: Hạch cổ sưng, amidan sưng, đỏ, có thể có mủ hoặc giả mạc.
  • Đánh giá mức độ khó nuốt, đau họng và các triệu chứng khác.

Thăm khám lâm sàng giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng ban đầu của viêm họng
Thăm khám lâm sàng giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng ban đầu của viêm họng

Xét nghiệm cận lâm sàng

Mục đích của xét nghiệm cận lâm sàng là loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự như viêm họng hạt, đồng thời xác định nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị phù hợp.

  • Xét nghiệm công thức máu: Đánh giá tình trạng nhiễm trùng và phản ứng viêm của cơ thể.
  • Test nhanh liên cầu khuẩn: Loại trừ viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A.
  • Nuôi cấy vi khuẩn: Xác định vi khuẩn gây bệnh (nếu có) và kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh điều trị phù hợp.
  • Nội soi tai mũi họng: Quan sát chi tiết tổn thương niêm mạc họng, loại trừ các bệnh lý khác như ung thư vòm họng, u nhú thanh quản.
  • Các xét nghiệm khác: Có thể chỉ định thêm xét nghiệm dị ứng, đo pH thực quản để tìm hiểu nguyên nhân gây viêm họng hạt.

Đối tượng trẻ có nguy cơ bị viêm họng hạt cao

  • Trẻ có hệ miễn dịch suy yếu: Trẻ sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, mắc bệnh mạn tính.
  • Trẻ có tiền sử viêm đường hô hấp tái phát: Viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm amidan.
  • Trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Khói thuốc, bụi mịn.
  • Trẻ có thói quen sinh hoạt không tốt: Vệ sinh răng miệng kém, ăn uống thiếu chất.
  • Trẻ sống trong môi trường tập thể: Nhà trẻ, trường học.
  • Trẻ có yếu tố di truyền: Người thân trong gia đình có tiền sử viêm họng hạt.

Biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả

  • Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh giá với đầy đủ mũ, áo, khăn, tất,...
  • Không được cho trẻ ăn, uống quá nhiều đồ lạnh vì nhiệt độ thấp là môi trường thích hợp làm giảm đề kháng ở trẻ, tăng khả năng tấn công của vi khuẩn có hại, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng hạt.
  • Tránh cho trẻ sử dụng đồ ăn quá nóng hay quá cay vì sẽ làm tổn thương niêm mạc họng gây viêm, sưng tấy.
  • Khi trẻ bị viêm họng thông thường phải điều trị nhanh chóng và đúng cách nhằm ngăn chặn tình trạng trẻ chuyển sang viêm họng mãn tính, viêm họng hạt.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, 2 lần/ngày. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn gây hại.
  • Hạn chế tiếp xúc khói thuốc lá, ổ dịch viêm họng hay môi trường ô nhiễm.
  • Dạy trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đều đặn 2 lần mỗi ngày. Nên dùng thêm nước muối súc miệng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh làm sạch răng miệng sâu hơn.
  • Để tránh các nguy cơ gây bệnh gián tiếp từ môi trường, cha mẹ tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường khói thuốc, ô nhiễm độc hại, các ổ dịch viêm họng,...

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là cách phòng bệnh hiệu quả
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là cách phòng bệnh hiệu quả

Khi nào trẻ cần gặp bác sĩ?

  • Sốt cao liên tục: Trên 38,5 độ C kéo dài hơn 2 ngày, không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
  • Đau họng dữ dội: Trẻ quấy khóc, bỏ bú, khó nuốt, đau lan lên tai.
  • Khó thở, thở khò khè: Có thể do viêm nhiễm lan xuống đường hô hấp dưới.
  • Nôn mửa, tiêu chảy: Đi kèm sốt và đau họng, có thể là dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Phát ban: Một số trường hợp viêm họng hạt có thể kèm theo phát ban trên da.
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ: Đau, sưng to.
  • Mệt mỏi, lừ đừ: Trẻ mất sức, ngủ li bì.

Ngoài ra, cần khám bác sĩ nếu:

  • Sau 3-5 ngày điều trị nhưng triệu chứng không cải thiện.
  • Trẻ có bệnh mãn tính như hen suyễn, tim bẩm sinh...
  • Trẻ dưới 3 tuổi có nguy cơ dễ bị biến chứng hơn.

Bé bị viêm họng hạt phải làm sao?

Một câu hỏi quang trọng được nhiều phụ huynh đạt ra đó là “nếu bé bị viêm họng hạt phải làm sao?”. Trên thực tế, có ba hướng điều trị bệnh viêm họng hạt ở trẻ em, đó là điều trị theo các bài thuốc dân gian, điều trị theo y học phương Tây hoặc điều trị theo Đông y.

Mẹo chữa bằng dân gian

Cơ thể của trẻ nhỏ chưa được thiết lập toàn diện, nhất là hệ miễn dịch còn yếu kém. Bởi vậy, việc dùng thuốc có thể giúp bé giảm nhanh các triệu chứng nhưng lại gây ra những ảnh hưởng không tốt. 

Thế nên việc sử dụng các bài thuốc dân gian để đẩy lùi viêm họng hạt ở trẻ được rất nhiều cha mẹ lựa chọn. Một số bài thuốc được áp dụng nhiều trong điều trị đó là:

  • Sử dụng bột nghệ

Bột nghệ là nguyên liệu rất tốt trong điều trị viêm họng hạt. Chúng chứa thành phần giúp tiêu sưng, giảm đau, làm lành những tổn thương viêm mạc. 

Cách thực hiện rất đơn giản: Lấy 1 thìa bột nghệ hòa cùng 50ml nước ấm, thêm 1/3 thìa cafe muối. Cho trẻ dùng hỗn hợp 2-3 lần một ngày, các vết sưng, viêm sẽ nhanh chóng tiêu biến.

Bột nghệ rất hiệu quả trong điều trị bệnh
Bột nghệ rất hiệu quả trong điều trị bệnh

  • Sử dụng hỗn hợp rau diếp cá và nước vo gạo

Bài thuốc này có hiệu quả chữa viêm họng hạt ở trẻ em và cả người lớn. Cách thực hiện như sau, bạn xay nhuyễn 50g lá rau diếp lọc lấy nước rồi đem đun sôi với 3 thìa cà phê nước gạo và 100ml nước. 

Chia dung dịch cho trẻ uống 2 lần một ngày sẽ đem lại hiệu quả.

  • Sử dụng nước chanh mật ong

Chanh và mật ong đều có tác dụng tăng sức đề kháng, chống khuẩn, tiêu viêm. Tuy nhiên, cách này không nên dùng để chữa viêm họng hạt ở trẻ sơ sinh nhất là trẻ dưới 1 tháng tuổi. 

Cách thực hiện rất đơn giản: Lấy nước cốt chanh (1 quả) hòa với 1 thìa mật ong và 100ml nước đem đun sôi. Cho trẻ uống khi còn nóng ấm sẽ giúp cổ họng không còn đau rát.

Tây y chữa viêm họng hạt (Dùng thuốc + Phẫu thuật)

Điều trị viêm họng hạt ở trẻ em bằng Tây y tập trung vào kiểm soát nhanh chóng triệu chứng, đồng thời ngăn ngừa biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ.

Điều trị nội khoa:

  • Kháng sinh: Chỉ định khi có bội nhiễm vi khuẩn. Các loại kháng sinh thường được sử dụng bao gồm penicillin, amoxicillin, cephalosporin hoặc macrolid. Thời gian dùng thuốc điều trị thường kéo dài từ 7-10 ngày.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol hoặc ibuprofen giúp giảm đau họng, hạ sốt và cải thiện tình trạng chung của trẻ.
  • Thuốc kháng viêm: Trong trường hợp viêm nặng, có thể sử dụng thuốc kháng viêm corticosteroid dạng xịt hoặc uống trong thời gian ngắn.
  • Thuốc giảm ho, long đờm: Giúp giảm triệu chứng ho, loãng đờm và dễ dàng tống xuất đờm ra ngoài. Một số thuốc như acetylcystein, bromhexin, ambroxol.
  • Thuốc chống dị ứng: Một số thuốc như loratadine, cetirizine, fexofenadine sử dụng khi có nghi ngờ viêm họng hạt do dị ứng.

Loratadine được chỉ định trong trường hợp viêm họng do dị ứng
Loratadine được chỉ định trong trường hợp viêm họng do dị ứng

Điều trị tại chỗ:

  • Súc họng bằng nước muối sinh lý: Giúp làm sạch họng, loại bỏ vi khuẩn, giảm viêm và giảm đau.
  • Sử dụng dung dịch sát khuẩn họng: Các loại dung dịch chứa povidone-iodine, chlorhexidine hoặc benzalkonium chloride giúp diệt khuẩn và làm sạch họng.
  • Sử dụng thuốc xịt họng: Một số thuốc xịt họng chứa thành phần kháng viêm, giảm đau có thể giúp cải thiện triệu chứng.

Điều trị ngoại khoa:

  • Nạo VA: Chỉ định khi VA quá phát, gây bít tắc đường thở và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ.
  • Đốt hạt lympho: Áp dụng trong trường hợp các hạt quá phát gây khó chịu và không đáp ứng với điều trị nội khoa. Đốt viêm họng hạt bằng điện, khí nitơ hoặc bước sóng lớn là phương pháp điều trị hiệu quả nhất hiện nay. Nó có thể loại bỏ hoàn toàn các hạt trong vòng họng tức thì, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm vi khuẩn và không cần phải nằm viện sau khi chữa trị.

Tuy nhiên, điều trị bằng phương pháp này sẽ mất chi phí tương đối cao, đồng thời, phương pháp này không phù hợp với các đối tượng tuổi quá nhỏ. Các bậc phụ huynh nếu muốn điều trị viêm họng hạt cho con em bằng phương pháp này thì nên đến thăm khám và hỏi ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa.

Chữa viêm họng hạt bằng Đông y

Cách chữa viêm họng hạt ở trẻ em bằng Đông y được rất nhiều cha mẹ đánh giá cao bởi độ lành tính, không gây tác dụng phụ, không gây nguy hiểm khi sử dụng quá liều mà hiệu quả mang lại lâu dài.

Dưới đây là 4 bài thuốc Đông y chữa viêm họng hạt hiệu quả nhất.

Bài thuốc 1

  • Nguyên liệu: Cam thảo, cát cánh mỗi loại 4g;  bạc hà 6g; kinh giới, liên kiều, sinh địa, cương tàm, ngưu bàng tử, huyền sâm mỗi loại 12g; kim ngân 20g.
  • Liều dùng: Sắc thuốc ngày uống 1 thang chia thành 2 lần và uống vào lúc bụng đói.

Bài thuốc 2

  • Nguyên liệu: Xạ can 4g; tang bạch bì, cỏ nhọ nồi, bạc hà mỗi loại 8g; kim ngân, sinh địa, huyền sâm mỗi loại 12g; kinh giới 16g.
  • Cách dùng: Sắc thuốc ngày uống 1 thang chia thành 2 lần và uống vào lúc bụng đói. Điều trị viêm họng hạt bằng thuốc Đông y rất lành tính.

Ưu điểm của các bài thuốc Đông y là lành tính, tác động sâu rộng
Ưu điểm của các bài thuốc Đông y là lành tính, tác động sâu rộng

Bài thuốc 3

  • Phơi khô nấu nước uống dần các vị thuốc sau: Ké đầu ngựa, hoa ngũ sắc, hà thủ ô, bạch đồng nữ, dây vằng..
  • Cách dùng: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần một bát nước thuốc. Sử dụng đều đặn trong khoảng 1 tuần sẽ giảm được triệu chứng viêm họng hạt.

Bài thuốc 4

  • Nguyên liệu: Huyền sâm, thăng ma, thổ phụ linh, tuyền hồ, ngưu bàng tử, xạ can, sinh địa, liên kiều, hoàng bá, kinh giới, cát cánh… 
  • Cách dùng: Cho hết tất cả các vị thuốc vào sắc cùng với 1 lít nước đến khi còn chừng 1/3 thì lấy xuống để nguội rồi uống. Sắc uống mỗi ngày một thang và nên uống khi bụng đói.

Dược liệu hỗ trợ trị bệnh hiệu quả

Dược liệu tự nhiên, với nguồn gốc từ thiên nhiên mang đến giải pháp an toàn và hiệu quả cho trẻ nhỏ bị viêm họng hạt. Với thành phần lành tính, dược liệu giúp giảm thiểu tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt quan trọng đối với hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ.

Không chỉ giảm triệu chứng đau rát, sưng viêm, dược liệu Đông y còn tác động tích cực đến nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, các hoạt chất kháng khuẩn, kháng virus trong dược liệu giúp ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh, trong khi các thành phần kháng viêm giúp làm dịu niêm mạc họng, giảm sưng đau và khó chịu.

Hơn nữa, nhiều loại dược liệu còn có tác dụng long đờm, giảm ho, hỗ trợ làm sạch đường hô hấp, giúp trẻ dễ thở và giảm bớt khó chịu. Bên cạnh đó, một số dược liệu còn giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, giúp trẻ phòng ngừa tái phát và các bệnh nhiễm trùng khác.

Các loại dược liệu thường được sử dụng trong điều trị viêm họng hạt ở trẻ em bao gồm: Cát cánh, cam thảo, bách bộ, xạ can, kim ngân hoa, bồ công anh, kinh giới, tía tô và gừng.

Bạn có thể sử dụng các loại dược liệu trên dưới nhiều dạng khác nhau như:

  • Thuốc sắc: Kết hợp các vị thuốc theo tỷ lệ phù hợp, sắc lấy nước uống hàng ngày.
  • Thuốc ngậm: Sử dụng các viên ngậm có chứa thành phần dược liệu.
  • Súc họng: Pha loãng nước sắc dược liệu để súc họng.
  • Xông hơi: Dùng các loại tinh dầu từ dược liệu để xông hơi.

Lưu ý: Trước khi sử dụng bất kỳ loại dược liệu nào, cần tham khảo ý kiến thầy thuốc để có chỉ định phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ. Bên cạnh đó, tuân thủ đúng liều lượng và cách dùng được thầy thuốc hướng dẫn.

Bệnh viêm họng hạt ở trẻ em cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách để không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Với các bài thuốc thiên nhiên, cha mẹ chỉ nên áp dụng khi bệnh của trẻ còn nhẹ.

Nếu chuyển biến nặng, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến các cơ sở ý tế để điều trị kịp thời. Mong rằng với những chia sẻ bên trên sẽ giúp được các phụ huynh bảo vệ con mình tốt hơn trước bệnh viêm họng hạt.

Danh sách dược liệu tham khảo
Câu hỏi thường gặp
Viêm hạt là bệnh về hô hấp rất phổ biến ở nước ta. Đây là tình trạng bệnh dễ tái phát và để lại biến chứng nguy hiểm. Vậy, viêm họng hạt bao lâu thì khỏi? Có tự khỏi không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu vấn đề này. Chữa viêm họng hạt bao lâu thì...

Người bị viêm họng hạt cần kiêng các loại thực phẩm cay nóng, chiên nướng, thô cứng, chứa nhiều axit, đồ ngọt, đồ lạnh,đồ uống có gas, bia rượu.

Nên ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, súp, canh, đồng thời bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, E và protein như mật ong, trứng, gừng, gan bò, các loại quả họ cam quýt, đào, mâm xôi, cà chua...

Có rất nhiều trường hợp bị viêm họng hạt gây nổi hạch. Tình trạng bệnh khiến nhiều người lo lắng không biết nguyên nhân do đâu và bệnh có nguy hiểm hay không. Vì vậy, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh cũng như cách khắc phục tốt nhất. Viêm họng...

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp này cho bệnh nhân khi thực sự cần thiết. Bệnh nhân sử dụng phương pháp đốt này khi bệnh nặng, có nhiều hạt to, nổi cộm lên.

Mức chi phí để thực hiện biện pháp này dao động trong khoảng từ 2 đến 6 triệu đồng.

Đốt không thể chữa dứt điểm viêm họng hạt. Đây là một bệnh lý mãn tính, thường do các yếu tố kích thích như trào ngược dạ dày thực quản, ô nhiễm môi trường, hút thuốc lá, hoặc do nhiễm khuẩn tái đi tái lại gây ra.

Hỏi: Chào Bác sĩ, Tôi là Nguyễn Hoài Nam, 27 tuổi, hiện ở Sơn Tây, Hà Nội. Lần đầu đi khám ở bệnh viện Bạch Mai và được bác sĩ chẩn đoán là bị viêm họng hạt.  Đến nay là gần 6 tháng, tôi đã điều trị rất nhiều lần, đã dùng cả phương pháp đốt điện nhưng bệnh vẫn...

Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Họng Hạt Ở Trẻ bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan