Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm họng nổi hạch có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm có khả năng ảnh hưởng đến tính mạng của người mắc phải. Vì vậy việc tìm hiểu rõ nguyên nhân bệnh là cách tốt nhất để cải thiện và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Viêm họng nổi hạch là gì?

Trước tiên bệnh viêm họng là một bệnh lý về đường hô hấp. Bệnh dễ mắc phải khi sức đề kháng của người bệnh yếu, thời tiết thay đổi đột ngột, vi khuẩn, virus tấn công...

Các triệu chứng thường gặp của viêm họng bao gồm đau rát, sưng viêm vùng họng, ho khan, ho có đờm, sốt cao…

Viêm họng nổi hạch là tình trạng viêm đau họng kèm theo nổi hạch
Viêm họng nổi hạch là tình trạng viêm đau họng kèm theo nổi hạch

Viêm họng nổi hạch là tình trạng viêm đau họng kèm theo hạch nổi lên ở vùng cổ. Biểu hiện hạch nổi lên là do khi đó cơ thể đang phản ứng chống lại virus, vi khuẩn.

Thông thường viêm họng nổi hạch ở cổ chỉ là dấu hiệu của cảm lạnh thông thường hoặc cảm cúm nhẹ. Tuy nhiên nếu viêm họng nổi hạch lâu ngày không được điều trị hay điều trị không triệt để có thể khiến bệnh tái phát thường xuyên làm tăng nguy cơ xơ hóa hạch.

Trong trường hợp hạch lớn dần lên sẽ cản trở việc ăn uống, trở thành nguyên nhân gây ung thư vòm họng đặc biệt nguy hiểm. Vì vậy người bệnh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để biết cách xử lý, khắc phục hiệu quả.

Triệu chứng điển hình của bệnh

  • Cổ họng sẽ thường bị đau ở ba khu vực là lưỡi, cổ họng và thanh quản.
  • Phần cuống lưỡi, thanh quản hay cổ họng của người bệnh sẽ xuất hiện nhiều hạch bạch huyết.
  • Người bệnh mệt mỏi, sốt liên tục, kéo dài trong khoảng 2 -3 ngày.
  • Hạch nổi dưới cằm thường có hình bầu dục hoặc hình tròn. Tình trạng phổ biến nhất là viêm họng nổi hạch ở hàm.
  • Khi ấn vào các hạch sẽ gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu cho người bệnh.
  • Có thể xuất hiện các triệu chứng như đau tai giữa, sổ mũi hoặc  ho dữ dội.
  • Hạch nổi lên sẽ có nhiều kích thước tùy vào tình trạng mỗi người bệnh. Đường kính hạch thường từ 2cm – 8cm, di động hoặc đứng yên. Có thể cảm nhận rõ rệt khi sờ tay vào vùng nổi hạch.

Phân loại bệnh

Việc phân loại viêm họng nổi hạch dựa trên nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng cụ thể sẽ giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Viêm họng nổi hạch do nguyên nhân gây bệnh:

  • Viêm họng do virus: Các virus gây viêm họng thường gặp bao gồm adenovirus, rhinovirus, coronavirus, và virus cúm.
  • Viêm họng do vi khuẩn: Viêm họng do vi khuẩn thường do vi khuẩn Streptococcus pyogenes gây ra.
  • Viêm họng do nấm: Viêm họng do nấm thường do nấm Candida albicans gây ra.
  • Viêm họng do dị ứng: Viêm họng do dị ứng thường do dị ứng với các chất kích thích như bụi, phấn hoa, lông động vật, hoặc hóa chất.

Phân loại theo vị trí nổi hạch:

  • Viêm họng nổi hạch cổ.
  • Viêm họng nổi hạch hàm.
  • Viêm họng nổi hạch tai.

Hạch có thể nổi sau tai người bệnh viêm họng
Hạch có thể nổi sau tai người bệnh viêm họng

Phân loại theo mức độ sưng hạch:

  • Hạch bạch huyết sưng nhẹ có kích thước nhỏ hơn 1 cm.
  • Hạch bạch huyết sưng vừa có kích thước từ 1 cm đến 2 cm.
  • Hạch bạch huyết sưng to có kích thước lớn hơn 2 cm.

Nguyên nhân gây nổi hạch khi viêm họng

Nguyên nhân gây ra viêm họng nổi hạch là do cơ thể đang sản sinh ra bạch cầu lympho và các kháng thể để ngăn chặn các vi khuẩn, virus xâm nhập.

Ngoài nguyên nhân chính khởi phát do vi khuẩn, viêm họng nổi hạch liên quan đến một số bệnh lý sau đây:

  • Viêm cổ họng cấp gây hạch ở cổ: Bệnh viêm cổ họng cấp gây nổi hạch ở cổ khiến sưng đau, khó chịu. Hạch tự hết sau khi người bệnh dùng thuốc kháng viêm hoặc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Nhiễm trùng răng gây viêm họng nổi hạch ở cổ: Nhiễm trùng răng cũng có thể gây viêm họng nổi hạch. Bởi hạch bạch huyết sưng lên để chống nhiễm trùng ở nướu. Người bệnh sẽ cảm thấy đau rát ở cổ họng và miệng.
  • Bệnh bạch cầu đơn nhân: Căn bệnh bạch cầu đơn nhân là một dạng nhiễm trùng thường xuất hiện ở độ tuổi thanh niên. Bệnh nhân không chỉ đau họng, nổi hạch ở cổ mà còn có các triệu chứng khác như sưng amidan, sốt, phát ban, đau đầu, sưng 1 bên lá lách.
  • Ung thư vòm họng: Theo các chuyên gia, viêm họng nổi hạch dưới cằm còn có thể là dấu hiệu đặc trưng của bệnh ung thư mà điển hình nhất là ung thư vòm họng. Hạch có kích thước từ 2 – 6cm, to lên theo thời gian, di chuyển qua lại dưới cằm. Các triệu chứng kèm theo là sổ mũi, đau đầu, viêm cổ họng kéo dài, hạch sưng to, khó thở.
  • Quai bị: Tuyến nước bọt gần mang tai sưng to, hạch di chuyển ở phía sau mép tai gây đau khi nói hoặc nuốt. Nếu tình trạng bệnh kéo dài sẽ dẫn đến áp xe tuyến mang tai.
  • Bệnh ung thư hạch: Viêm họng nổi hạch sau tai có thể là dấu hiệu của ung thư hạch. Hạch ung thư sẽ gây xâm lấn, phát triển nhanh và di căn đến nơi khác trong cơ thể tạo thành chùm hoặc chuỗi hạch. Kích thước của hạch to, sờ vào thấy cứng, cảm giác đau. Các triệu chứng kèm theo như nổi hạch ở cổ, đổ mồ hôi, sụt cân, cơ thể xanh xao, chảy máu cam.
  • Lao hạch: Hạch nổi lên nhiều, kích thước nhỏ, không đau, tạo thành chuỗi dọc ở dưới xương hàm hay 2 bên cơ ức. Triệu chứng kèm theo là sốt vào buổi chiều, cơ thể xanh xao, biếng ăn, sụt cân.
  • Viêm họng liên cầu khuẩn: Bệnh do lớp niêm mạc ở cổ họng của người bệnh bị vi khuẩn Streptococcus tấn công. Biến chứng của bệnh thường gặp là khó nuốt thức ăn, đau rát cổ họng, đau dạ dày, sốt cao và nổi các hạch bạch huyết có kích thước lớn. Viêm họng liên cầu khuẩn nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm khác như sốt thấp khớp hay viêm nhiễm ở cầu thận.
  • Nhiễm trùng tai: Bệnh lý nhiễm trùng tai có thể khiến khoang miệng hay cổ họng của người bệnh nổi hạch, tạo ra cảm giác đau đớn. Nguyên nhân chủ yếu là do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Nhiễm trùng tai tuy không ở mức độ nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị tổn thương não hoặc suy giảm thính lực.
  • Viêm amidan: Viêm amidan do các tế bào bạch huyết bị viêm nhiễm khiến cơ thể người bệnh bị suy giảm sức đề kháng gây ra biến chứng nghiêm trọng. Một số trường hợp có thể tiến triển thành căn bệnh viêm amidan hốc mủ nguy hiểm.

Khi nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ?

Dấu hiệu cần đến bệnh viện:

  • Sốt cao trên 38.5°C kéo dài: Sốt cao dai dẳng là dấu hiệu của nhiễm trùng nặng.
  • Đau họng dữ dội: Khó nuốt, sưng tấy lan rộng, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
  • Sưng hạch cổ to, đỏ, đau: Hạch sưng to bất thường, kèm theo sốt, có thể là dấu hiệu của áp xe hoặc ung thư.
  • Khó thở, thở dốc: Viêm lan xuống thanh quản, gây cản trở đường thở.
  • Chảy nước dãi nhiều: Mất nước nghiêm trọng, cần truyền dịch.
  • Mệt mỏi, lờ đờ, ý thức lơ mơ: Nhiễm trùng nặng ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
  • Xuất hiện các dấu hiệu bất thường khác: Nổi mẩn, chảy máu cam, đau nhức cơ thể.

Khó thở là dấu hiệu cảnh báo người bệnh cần đến gặp bác sĩ
Khó thở là dấu hiệu cảnh báo người bệnh cần đến gặp bác sĩ

Đối tượng cần ưu tiên đến bệnh viện:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi: Hệ miễn dịch yếu, dễ gặp biến chứng.
  • Người cao tuổi: Sức đề kháng kém, dễ bị nhiễm trùng nặng.
  • Người có bệnh nền: Tim mạch, tiểu đường, suy giảm miễn dịch.
  • Phụ nữ mang thai: Nguy cơ cao biến chứng cho cả mẹ và thai nhi.

Cách chẩn đoán viêm họng nổi hạch

  • Kiểm tra lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra triệu chứng của bạn, ví dụ như họng đau, sốt và viêm nổi hạch dưới cánh tai hoặc ở phía trước cổ.
  • Kiểm tra vùng họng: Bác sĩ có thể sử dụng một dụng cụ chuyên môn để xem tổn thương trên màng nhầy và nổi hạch.
  • Xét nghiệm máu: Được thực hiện để kiểm tra mức độ viêm nhiễm hoặc kiểm tra các dấu hiệu của nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Thực hiện nhằm loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác.
  • Xét nghiệm nang lạnh: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể lấy mẫu nang lạnh từ hạch để kiểm tra vi khuẩn hoặc virus gây ra vấn đề.
  • Siêu âm: Siêu âm cổ và họng có thể được thực hiện để đánh giá mức độ nổi hạch và loại bỏ các nguyên nhân khác.

Cách điều trị viêm họng nổi hạch hiệu quả, an toàn

Viêm họng nổi hạch có thể chữa dứt điểm tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Do vậy khi bị viêm họng nổi hạch phải sớm phát hiện và thực hiện điều trị theo một số cách dưới đây.

Điều trị bằng mẹo dân gian

Súc miệng với nước muối ấm giảm đau họng

Nước muối ấm ức chế vi khuẩn, virus có hại, loại bỏ dị nguyên, cải thiện tình trạng sưng đau cổ họng và làm dịu niêm mạc. Không chỉ vậy nước muối ấm còn có tác dụng làm loãng đờm và khắc phục tình trạng sưng nóng ở hầu họng.

Cách súc miệng bằng nước muối:

  • Hòa nửa thìa cà phê muối với 300ml nước ấm
  • Súc miệng trong khoảng 2 - 3 phút
  • Thực hiện 2 – 3 lần/ngày

Trà mật ong và chanh

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu cổ họng và chứa nhiều chất chống oxy hóa, axit amin có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, ức chế hoạt động của virus và vi khuẩn có hại.

Trong khi đó chanh chứa hàm lượng vitamin C và khoáng chất lớn, giúp làm loãng dịch đờm, cải thiện hệ miễn dịch và giảm cơn ho hiệu quả.

Chanh mật ong giảm viêm họng hiệu quả
Chanh mật ong giảm viêm họng hiệu quả

Cách pha trà mật ong:

  • Vắt một quả chanh lấy nước cốt, sau đó cho thêm 300ml nước ấm.
  • Thêm 2 thìa mật ong vào khuấy đều và uống khi trà còn ấm.

Giảm viêm họng tại nhà bằng gừng tươi

Trong gừng chứa hợp chất Gingerol có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm mạnh và kháng virus RSV. Gừng tươi có thể cải thiện viêm hầu họng, ức chế virus gây nhiễm trùng, tiêu đờm. Đồng thời gừng ức chế một số vi khuẩn có hại gây ra sâu răng, viêm nướu và viêm nha chu.

Cách thức chữa viêm họng bằng gừng tươi:

  • Chuẩn bị vài lát gừng tươi và 1 chút muối.
  • Ngậm trực tiếp cho đến khi gừng mất hết vị cay.
  • Người bệnh duy trì thực hiện đều đặn 3 – 5 lần/ngày.

Ưu điểm:

  • Nguyên liệu luôn có sẵn, dễ sử dụng và có thể giúp giảm triệu chứng.
  • Hỗ trợ chức năng hệ thống miễn dịch.

Nhược điểm:

  • Khả năng tương tác thuốc, nguy cơ dị ứng.
  • Có thể che giấu các nguyên nhân cơ bản.

Điều trị viêm họng bằng Tây y

Thuốc Tây tập trung vào làm giảm triệu chứng, hỗ trợ đẩy nhanh thời gian chữa trị. Tỷ lệ người bệnh khỏi hoàn toàn sau khi dung thuốc Tây khá cao vì vậy phương pháp này được sử dụng rất phổ biến hiện nay.

Thuốc Tây giúp giảm các triệu chứng rõ rệt, đem đến hiệu quả điều trị cao
Thuốc Tây giúp giảm các triệu chứng rõ rệt, đem đến hiệu quả điều trị cao

Một số loại Thuốc Tây thường dùng trong chữa viêm họng nổi hạch như sau:

  • Thuốc kháng sinh như amoxicillin, clavulanic, cephalexin, ceftriaxone,… Đặc biệt thuốc kháng histamin H1 được sử dụng trong trường hợp viêm họng do dị ứng với các dấu hiệu như đau họng, hắt hơi, chảy nước mắt, sổ mũi, có khả năng dung nạp tốt và được sử dụng ngay cả khi không có toa của bác sĩ.
  • Nếu viêm họng nổi hạch ở cổ gây sốt cần dùng thêm thuốc hạ sốt kết hợp. Có thể dùng Paracetamol để giảm triệu chứng đau họng, sốt cao do viêm họng cấp tính. Đây là loại thuốc tương đối an toàn, sử dụng được cho cả trẻ nhỏ và người lớn.
  • Hạch nổi ở cổ gây đau đớn có thể dùng thêm thuốc giảm đau tuy nhiên cần có chỉ định của bác sĩ.
  • Viên ngậm thảo dược như Eugica, thuốc ho Bảo Thanh, Strepsil,… để điều trị viêm họng ngay tại nhà.

Người bệnh chỉ nên dùng trong tối đa 5 – 7 ngày hoặc sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ưu điểm:

  • Hiệu quả nhanh chóng với nhiễm trùng do vi khuẩn.
  • Tiện lợi, dễ sử dụng.
  • Phổ biến và dễ dàng tiếp cận.

Nhược điểm:

  • Một số đối tượng có thể bị kháng kháng sinh, gặp tác dụng phụ.
  • Không hiệu quả với virus.
  • Tương tác thuốc.

Điều trị bệnh viêm họng bằng Đông y

Sau khi đi vào tạng phủ, các loại dược liệu không những giúp điều trị tận gốc các căn nguyên gây viêm họng nổi hạch mà còn hỗ trợ phục hồi và nâng cao sức khỏe người bệnh.

Một số bài thuốc thường được dùng trong điều trị viêm họng nổi hạch như sau:

Bài thuốc thanh nhiệt giải độc:

Nguyên liệu: Kim ngân hoa, Liên nhũ thảo, Sang sâm mỗi loại 10g; Bạc hà và Cam thảo mỗi loại 5g cũng 1 lít nước.

Cách sắc:

  • Cho tất cả nguyên liệu vào ấm, thêm nước và sắc còn lại khoảng 200ml.
  • Chia thành 2-3 lần uống trong ngày, khi ấm.

Bài thuốc bổ phế, lợi hầu:

Nguyên liệu: Cát cánh, Bạc hà, Kha tử, Mạch môn đông mỗi loại 10g; Cam thảo 5g và 1 lít nước.

Cách sắc:

  • Cho tất cả nguyên liệu vào ấm, thêm nước và sắc còn lại khoảng 200ml.
  • Chia thành 2-3 lần uống trong ngày, khi ấm.

Bài thuốc tiêu viêm, giảm sưng:

Nguyên liệu: Huyết dụ, Kim ngân hoa, Ngưu bàng tử mỗi loại 10g; Bồ công anh 15g, Cam thảo 5g và 1 lít nước.

Cách sắc:

  • Cho tất cả nguyên liệu vào ấm, thêm nước và sắc còn lại khoảng 200ml.
  • Chia thành 2-3 lần uống trong ngày, khi ấm.

Ưu điểm:

  • Giảm sưng đau, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc, tăng cường miễn dịch.
  • Ít tác dụng phụ, phù hợp mọi lứa tuổi.
  • Tăng cường hiệu quả, giảm nguy cơ kháng thuốc.
  • Nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa tái phát.

Nhược điểm:

  • Hiệu quả chậm, cần kiên trì, tuân thủ liệu trình.
  • Chẩn đoán khó, đòi hỏi bác sĩ chuyên môn cao.
  • Có thể gây tương tác thuốc, cẩn trọng khi phối hợp Tây y.

Lưu ý khi điều trị bệnh để đạt hiệu quả cao

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc để điều trị viêm họng nổi hạch, người bệnh cũng cần phải lưu ý một số điều dưới đây để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

Thiết lập chế độ dinh dưỡng dành cho người bị viêm họng:

  • Nên ưu tiên các món ăn mềm và dễ nuốt như súp, cháo, canh và hạn chế dùng các món ăn khô, cứng như bánh mì, các loại hạt...
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin như rau củ, hoa quả.
  • Nên ăn sữa chua mỗi ngày nhằm giảm tình trạng viêm và đau rát cổ họng. Ngoài ra, lợi khuẩn trong sữa chua còn hỗ trợ ức chế virus và vi khuẩn có hại.

Sữa chua là món ăn rất tốt cho người viêm họng
Sữa chua là món ăn rất tốt cho người viêm họng

  • Bổ sung các loại thực phẩm và gia vị có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus như nghệ, gừng, đinh hương, thì là, mật ong, sả...
  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và gia vị.
  • Tránh dùng đồ uống lạnh, đồ uống có chứa cồn như rượu, bia, nước ngọt có gas và thức uống chứa caffeine.
  • Uống đủ nước và có thể sử dụng trà bạc hà, mật ong, cam,… làm dịu cổ họng.

Ngoài ra, khi bị viêm họng người bệnh cần chú ý một số thói quen sinh hoạt như:

  • Luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ để hạn chế sự phát triển của virus và vi khuẩn có hại.
  • Người bệnh cần chú ý giữ ấm cho cơ thể nhất là vùng cổ. Nên sử dụng máy tạo độ ẩm để làm dịu niêm mạc mũi và cổ họng nếu thời tiết khô.
  • Hạn chế  hút thuốc lá, hít khói thuốc lá thụ động, tắm nước lạnh, giao tiếp quá nhiều, la hét,…
  • Tránh tiếp xúc phấn hoa, lông chó mèo, hóa chất,…
  • Không sử dụng chung vật dụng sinh hoạt để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác.

Kết luận

Viêm họng nổi hạch là căn bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như người bệnh áp dụng các phương pháp chữa trị kịp thời. Vì vậy khi có dấu hiệu mắc bệnh viêm họng thông thường cũng không nên chủ quan mà nên tới ngay nhà thuốc gần nhất hoặc trung tâm y tế uy tín để xác định rõ viêm họng có nổi hạch không, tránh để bệnh lan rộng và nguy hiểm tới sức khỏe.


Top địa chỉ phòng khám Viêm Họng Nổi Hạch


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan