Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Viêm mũi dị ứng có xu hướng diễn tiến sang mãn tính và dễ biến chứng thành viêm xoang, rất khó để điều trị dứt điểm nếu không được phát hiện sớm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu kỹ hơn về bệnh, từ dấu hiệu nhận biết cho đến phương hướng điều trị, phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm niêm mạc mũi xoang do cơ thể bị kích hoạt dị ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên từ môi trường. Bệnh chủ yếu có hai dạng là viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm. Trong đó:

  • Theo mùa: Các triệu chứng chỉ xảy ra ở thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột do mùa này chuyển sang mùa khác.
  • Quanh năm: Các triệu chứng tái phát liên tục mỗi khi tiếp xúc với dị nguyên gây kích ứng.

Ngoài ra, người bệnh có thể bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm khi xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn trước đó và có thêm một loại vi khuẩn, virus tấn công gây nhiễm trùng. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, có thể biến chứng thành bệnh viêm xoang.

Viêm mũi dị ứng là tình trạng hắt hơi, sổ mũi, chảy dịch mũi khi tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng có khá nhiều triệu chứng nặng nhẹ khác nhau, trong đó phổ biến nhất là những dấu hiệu dưới đây:

  • Sưng nề niêm mạc mũi gây đau nhức.
  • Chảy nhiều dịch mũi.
  • Chất dịch có màu trong.
  • Ngứa mũi, hắt hơi từng đợt.
  • Mũi tắc nghẽn.
  • Người mệt mỏi, chán ăn.

Nhiều người bệnh thường nhầm lẫn viêm mũi dị ứng với cảm cúm, viêm xoang cấp…do có các triệu chứng tương đồng. Tuy nhiên các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi do cảm cúm chỉ kéo dài trong khoảng 3-5 ngày và không có tình trạng nhức mũi. Còn chất dịch của viêm xoang thường có màu đục hoặc xanh, vàng, dính đặc hơn – đặc trưng cho tình trạng nhiễm trùng.

Người bệnh thường xuyên hắt hơi, chảy dịch mũi

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thường xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch yếu, cơ địa mẫn cảm và gặp phải các dị nguyên có tính đặc thù. Các dị nguyên này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích kháng thể IgE giải phóng ra hàng loạt chất trung gian hóa học gây phản ứng viêm là histamin.

Các histamin được dự trữ nhiều trong tế bào mast và mô có chứa nhiều tế bào này nhất là da, niêm mạc đường hô hấp, tiêu hóa… Đối với các dị nguyên từ không khí đi qua mũi thì histamin ở niêm mạc đường hô hấp dễ bị giải phóng nhất. Các dị nguyên gây bệnh phổ biến nhất phải kể đến:

  • Nấm mốc, phấn hoa: Vào thời điểm giao mùa, nồng độ phấn hoa trong không khí thường tăng, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi đột ngột khiến cơ thể không kịp thích ứng và kích hoạt dị ứng. Thời tiết thay đổi cũng tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển nhanh chóng và gây viêm mũi dị ứng.
  • Lông động vật, mạt bụi: Một vài người có thể trạng đặc biệt mẫn cảm với lông động vật (chó, mèo…) và mạt bụi trong nhà. Đây cũng là lý do tại sao người bệnh bị viêm mũi dị ứng quanh năm bởi mạt bụi thường không thể triệt tiêu hoàn toàn.
  • Hóa chất, mỹ phẩm: Các hóa chất, đặc biệt là hương liệu có mùi nồng trong mỹ phẩm thường gây kích ứng niêm mạc mũi.
  • Các thực phẩm dễ gây dị ứng: Trứng, hải sản, sữa… là những thực phẩm có nhiều protein kích hoạt dị ứng trong cơ thể. Ngoài các phản ứng trên da, mũi là nơi dễ bị sưng viêm do các histamin có nhiều tại niêm mạc đường hô hấp.

Nấm mốc là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh

Viêm mũi dị ứng có lây không? Có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên kích hoạt dị ứng. Nguyên nhân dẫn đến bệnh không phải do virus, vi khuẩn nên không có yếu tố truyền nhiễm. Người bệnh có thể yên tâm tiếp xúc với người bệnh mà không lo bị lây nhiễm.

Về vấn đề viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không? – Theo thầy thuốc Ưu tú Lê Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Đông y Việt Nam: “Viêm mũi dị ứng không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh càng bị viêm mũi dị ứng tái phát nhiều lần thì cơ thể càng trở nên mẫn cảm.

Đồng thời bệnh dễ diễn tiến thành viêm xoang – tình trạng nhiễm trùng tại các xoang gây nhiều đau đớn khó chịu cho người bệnh. Viêm xoang dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe, gây biến chứng nguy hiểm về mắt, não, đường hô hấp, xương…”.

Do đó, người bệnh nên tiếp nhận điều trị từ sớm để ngăn ngừa bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu. Bác sĩ Lê Phương cũng khuyến cáo người bệnh nên lựa chọn phương án điều trị có sự kết hợp giữa điều trị triệu chứng và tăng cường hệ miễn dịch.

Biện pháp phòng tránh bệnh

Để phòng tránh viêm mũi dị ứng, bạn đọc nên thực hiện tốt các biện pháp:

  • Tuyệt đối tránh xa các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, hóa chất, lông động vật…
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để hạn chế mạt bụi, nấm mốc phát triển, cải thiện chất lượng không khí bằng máy lọc, máy tạo độ ẩm.
  • Giữ vệ sinh vùng tai-mũi-họng sạch sẽ, sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng và vệ sinh mũi.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý về đường hô hấp hay do dị ứng gây ra.
  • Chủ động bảo vệ mũi, họng khi trời chuyển lạnh hoặc khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh viêm xoang, khi tiếp xúc nên đeo khẩu trang và rửa tay ngay sau khi tiếp xúc.
  • Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch.

Điều trị viêm mũi dị ứng như thế nào?

Các cách điều trị viêm mũi dị ứng được áp dụng hiện nay thường là:

Mẹo chữa viêm mũi dị ứng bằng dân gian tại nhà

Người bệnh có thể tự điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng các bài thuốc dân gian hoặc phương pháp mát xa mũi có tác dụng kháng viêm, giảm phù nề, tăng cường đào thải dịch rất tốt. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc theo hướng dẫn dưới đây:

  • Cây ngũ sắc: Lấy một nắm cây hoa ngũ sắc (dùng cả thân và hoa, bỏ rễ) đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó giã nát hoa ngũ sắc cùng với một ít nước, chắt lấy phần nước cốt và bỏ bã. Người bệnh dùng bông tăm thấm dung dịch, thoa vào mũi. Khi mũi thông và xuất tiết dịch, người bệnh nhẹ nhàng xì mũi ra để chất dịch thoát hết ra ngoài.
  • Rượu gấc: Người bệnh lấy 20 hạt gấc đã rửa sạch đem sao thật chín. Sau đó nghiền nát hạt gấc chín và đổ 300ml rượu vào ngâm cùng. Sau khoảng 10 ngày, người bệnh có thể lấy rượu ra dùng, thoa ngoài mũi để giảm tình trạng tắc nghẽn mũi.
  • Tỏi: Người bệnh lấy một ít tỏi đập dập, chắt lấy nước cốt và thoa trực tiếp dung dịch vào niêm mạc mũi để làm giảm tình trạng ngạt mũi.
  • Nước muối sinh lý: Người bệnh sử dụng một chiếc xi lanh 20cc bơm đầy dung dịch nước muối sinh lý. Sau đó nghiêng đầu và bơm dung dịch vào lỗ mũi để giảm tình trạng viêm, ngạt mũi lâu ngày.
  • Mát xa: Người bệnh sử dụng lực đạo của ngón trỏ và ngón giữa, nhẹ nhàng mát xa theo chuyển động tròn, chiều kim đồng hồ quanh mũi 30 lần. Sau đó mát xa theo chuyển động tròn, ngược chiều kim đồng hồ quanh mũi 30 lần. Bất cứ khi nào cảm thấy mũi tắc nghẹt người bệnh đều có thể dùng.

Người bệnh chỉ nên áp dụng các mẹo trong trường hợp viêm mũi dị ứng nhẹ, không bị tắc nghẽn, chảy quá nhiều dịch mũi. Các bài thuốc dân gian cũng chỉ có tác dụng tạm thời trên triệu chứng, không cải thiện được cơ địa từ sâu bên trong. Do đó, người bệnh không được lạm dụng trong các trường hợp bệnh nặng.

Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm phù nề

Thuốc tây điều trị bệnh

Nhiều người bệnh thường ưa dùng tây y vì triệu chứng giảm nhanh chỉ sau 1-2 ngày điều trị. Các loại thuốc được sử dụng nhiều nhất trong phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng bao gồm:

  • Thuốc kháng histamin H1: Clorpheniramin, Promethazin, Diphenhydramin, Alimemazin, Loratadin, Fexofenadin, Cetirizin, Levocetirizin…
  • Thuốc xịt mũi chứa Corticosteroid hoặc Xylometazoline hydrochloride: Thuốc Otrivin 0.1%, Aladka, Hadocort, Otilin, Flixonase…

Một vài loại thuốc kháng histamin có thể gây tác dụng phụ buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn… Nếu người bệnh dùng quá liều có thể gây tử vong nên cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Người bệnh cần đặc biệt cẩn trọng trong việc sử dụng các loại thuốc xịt mũi. Ngoài tác dụng làm khô niêm mạc mũi dễ thấy, thuốc xịt mũi luôn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm từ dược chất Corticoid. Corticoid có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ nhưng việc dùng quá liều sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan chức năng. Bệnh nhân có thể bị đục thủy tinh thể, tăng nguy cơ nhiễm trùng máu, giòn xương… Do đó, bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc xịt mũi trong vòng 3 ngày và không quá 7 ngày tùy theo tình trạng viêm nhiễm của bệnh nhân.

Thuốc xịt mũi Hadocort

Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì, nên ăn gì?

ó những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng nhưng cũng có những thực phẩm gây dị ứng, suy yếu hệ miễn dịch. Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, người bệnh cần hạn chế ăn các thực phẩm:

  • Các thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa và chế phẩm từ sữa, hải sản, trứng…
  • Đồ ăn chua cay có nhiều tiêu ớt gây tích tụ nhiệt độc trong cơ thể.
  • Thực phẩm quá nhiều dầu mỡ tạo gánh nặng cho dạ dày và khó chuyển hóa chất dinh dưỡng.
  • Các thực phẩm có quá nhiều đường gây chứng thấp khiến cơ thể bị tăng tiết dịch.
  • Thức uống có cồn như bia, rượu, chứa cafein như cafe và nước ngọt có ga.

Bên cạnh đó, người bệnh cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất tốt cho hệ miễn dịch và giúp tái tạo tổn thương niêm mạc mũi như:

  • Thực phẩm giàu khoáng chất kẽm, Selen không gây dị ứng: Hạt lanh, hạt vừng, rau chân vịt, gan bò, yến mạch…
  • Thực phẩm chứa nhiều Omega-3 từ thực vật: Bí ngô, quả óc chó, hạt hạnh nhân, dầu hạt cải, dầu hạt lanh…
  • Thực phẩm nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch: Cam, việt quất, dâu, ổi, súp lơ, kiwi, dứa…
  • Thực phẩm giàu vitamin A, E giúp tái tạo các tế bào bị tổn thương: Cà chua, cà rốt, đu đủ, khoai lang, thịt bò, ngũ cốc…

Viêm mũi dị ứng không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt, công việc hàng ngày. Thậm chí, người bệnh có thể gặp nhiều hệ lụy sức khỏe về lâu dài. Sau khi chữa trị, người bệnh cần chú trọng bồi bổ, nâng cao thể trạng, thực hiện tốt các biện pháp ngăn ngừa viêm mũi dị ứng tái phát hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp
Bài thuốc nam Tiêu xoang linh dược thang chữa viêm mũi dị ứng của Nhất Nam Y Viện đã điều trị thành công cho hàng nghìn người bệnh. Bài thuốc đã nhận được sự quan tâm của đông đảo người bệnh trên các diễn đàn y khoa, chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, còn không ít người tỏ ra nghi...

Người bị viêm mũi dị ứng vẫn có thể đi bơi nếu tuân theo các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với clo trong nước bể bơi là một nguy cơ cần phải được kiểm soát. Việc chọn bể bơi phù hợp và sử dụng các biện pháp bảo vệ sẽ giúp người bị viêm mũi dị ứng tận hưởng hoạt động bơi lội mà không làm tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ hơn.

Viêm mũi dị ứng không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng triệu chứng có thể được kiểm soát thông qua các biện pháp điều trị như bài thuốc Đông y, Tây y, mẹo tại nhà... Việc tránh các tác nhân gây dị ứng và duy trì môi trường sống sạch sẽ cũng giúp giảm thiểu tình trạng này đáng kể.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Viêm Mũi Dị Ứng bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan