Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan luôn là mối quan tâm của bậc cha mẹ. Bởi vì, biện pháp chăm sóc tốt giúp tình trạng bệnh bé được cải thiện nhanh chóng. Ngược lại, cha mẹ lơ là chủ quan chăm sóc trẻ khiến tình trạng bệnh kéo dài và nghiêm trọng hơn. 

Nguyên tắc chăm sóc tại nhà cho trẻ bị viêm Amidan

Viêm amidan ở trẻ là bệnh lý về đường hô hấp, đặc biệt khi trẻ ở tuổi dậy thì. Biểu hiện lâm sàng khiến trẻ ăn uống không ngon miệng, khó nuốt, amidan sưng, xuất hiện mủ trắng, buồn nôn,...

Nếu cha mẹ phát hiện sớm, điều trị viêm amidan dễ dàng hơn, ở một số trường hợp có thể không cần dùng thuốc nếu biện pháp chăm sóc tốt.

Viêm amdian ở trẻ là bệnh lý phổ biến
Viêm amdian ở trẻ là bệnh lý phổ biến

Tuy nhiên, bệnh diễn biến nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó trẻ cần điều trị càng sớm càng tốt và biện pháp chăm sóc hỗ trợ điều trị và hạn chế tối đa biến chứng của bệnh.

Thông thường thường nếu trẻ được điều trị đúng cách cùng biện pháp chăm sóc, bệnh phục hồi sau khoảng 1-2 tuần.

Nhận biết dấu hiệu bệnh

  • Bé sốt cao trên 38,5-40 độ
  • Dùng đèn soi cổ họng bé kiểm tra amidan sưng, đỏ tấy, kèm tháo xuất hiện đốm trắng, hốc mủ
  • Cổ họng đau dữ dội khi ăn uống, nói hay cả khi nuốt nước bọt
  • Amidan sưng to ảnh khiến bé khó thở, khó khăn trong việc ăn uống
  • Trẻ bị ho có đờm, ho khan
  • Khi nhận biết dấu hiệu trên, cha mẹ cần đưa bé đi thăm khám để bác sĩ chẩn đoán, làm kiểm tra và xét nghiệm cần thiết lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp

Chế độ ăn uống khoa học

Khi bé bị viêm amidan, cha mẹ nên cho bé ăn đồ ăn nóng như súp, cháo, canh,... Giúp giảm áp lực lên amidan và tránh kích ứng niêm mạc họng. Tuyệt đối tránh xa cho bé thực phẩm cứng, đồ ăn nhiều dầu mỡ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan - bổ sung nhiều rau xanh
Cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan - bổ sung nhiều rau xanh

Nghỉ ngơi nhiều

Nghỉ ngơi nhiều là một trong những điều cần thiết cải thiện tình trạng viêm amidan và tăng tốc độ phục hồi.

  • Trẻ dưới 3 tuổi nên ngủ ít nhất khoảng 12 tiếng
  • Trẻ từ 3-6 tuổi nên ngủ từ 10-12 tiếng
  • Trẻ thanh thiếu niên dành 7-10 tiếng để ngủ mỗi ngày

Ngoài ra trẻ hạn chế vận động mạnh hoặc chơi thể thao tránh tiêu hao năng lượng, cơ thể mệt mỏi

Bổ sung đầy đủ nước cho bé

Để cải thiện và hỗ trợ điều trị bệnh, cha mẹ cần khuyến khích bé uống nhiều nước. Đặc biệt nên bổ sung cho bé nước uống trái cây, sữa cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch. Ngoài ra nước giúp làm dịu, giảm đau rát cổ họng, cải thiện triệu chứng

Giữ vệ sinh cho trẻ và môi trường sống luôn thông thoáng

Hướng dẫn bé rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Thêm vào đó vệ sinh khoang miệng sạch sẽ cho bé, khi ra ngoài đường cần đeo khẩu trang và biện pháp phòng tránh khác.

Luôn giữ không gian sống thông thoáng, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm làm dịu niêm mạc, cải thiện triệu chứng viêm amidan. Sử dụng khăn ấm chườm lên cổ họng cải thiện triệu chứng của bệnh

Cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan tại nhà

Nên ăn gì

  • Thực phẩm mềm, dễ nuốt: Cháo, súp, sữa chua, trái cây mềm (chuối, bơ) sẽ giúp trẻ dễ ăn hơn khi cổ họng đau.
  • Thực phẩm giàu dinh dưỡng: Sữa, trứng, thịt gà, cá cung cấp protein và các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức đề kháng.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, quýt, ổi, dâu tây... giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại vi khuẩn gây bệnh.
  • Mật ong: Có tính kháng khuẩn, giảm đau họng. Pha loãng mật ong với nước ấm cho trẻ uống sẽ rất hiệu quả.
  • Nước: Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, nước trái cây, nước ép rau củ để giữ ẩm cổ họng, tránh mất nước do sốt.
  • Sữa và Sữa Chua - Bổ Sung Probiotic: sữa chua cung cấp nguồn protein dồi dào, cần thiết cho quá trình phục hồi. Hơn nữa, sữa chua còn chứa probiotic, vi khuẩn có lợi hỗ trợ hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ.
  • Rau củ quả cần được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày là cách tuyệt vời để tăng cường vitamin và khoáng chất cho trẻ. Các loại rau xanh, cà rốt, bí đỏ không chỉ dễ tiêu hóa mà còn cung cấp nhiều chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa.

Nên kiêng gì

  • Thực phẩm cứng, khó nuốt: Bánh mì, cơm khô, các loại hạt... có thể gây tổn thương amidan đang viêm, làm trẻ đau hơn.
  • Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ: Gây kích ứng cổ họng, tăng tiết dịch nhầy, khiến triệu chứng viêm amidan nặng hơn.
  • Thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng: Cũng gây kích ứng cổ họng, không tốt cho amidan đang viêm.
  • Nước ngọt có gas, nước ép trái cây chua: Làm tăng tiết axit dạ dày, gây khó chịu và làm tình trạng viêm amidan trở nên trầm trọng hơn.
  • Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các loại đồ uống có cồn và caffeine như cà phê, trà đặc, nước tăng lực... Những chất này không chỉ gây mất nước mà còn làm tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.

Cách hỗ trợ điều trị cho trẻ bị viêm Amidan tại nhà

Súc miệng nước muối

Muối có tính sát khuẩn, giúp làm sạch khoang miệng và họng, từ đó giảm sưng đau và khó chịu.

Cách thực hiện:

  • Pha một muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm khoảng 40 độ.
  • Hướng dẫn trẻ súc miệng nhẹ nhàng trong khoảng 30 giây, sau đó nhổ ra.
  • Lặp lại 2-3 lần mỗi ngày.

Lưu ý:

  • Không nên pha nước muối quá mặn, vì có thể gây kích ứng niêm mạc họng.
  • Với trẻ nhỏ chưa biết súc miệng, có thể dùng gạc sạch thấm nước muối rồi lau nhẹ nhàng lên amidan.

Giảm viêm bằng nghệ

Nghệ chứa curcumin, một chất có đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. Sử dụng nghệ có thể giúp giảm sưng đau và viêm nhiễm amidan.

Cách thực hiện:

  • Sữa nghệ: Pha một muỗng cà phê bột nghệ vào một cốc sữa ấm, cho trẻ uống mỗi ngày.
  • Súc miệng nước nghệ: Pha một muỗng cà phê bột nghệ vào một cốc nước ấm, khuấy đều và cho trẻ súc miệng.
  • Bổ sung curcumin: Nếu trẻ không thích vị nghệ, có thể sử dụng các sản phẩm bổ sung curcumin dưới sự tư vấn của bác sĩ.

Lưu ý:

  • Không nên lạm dụng nghệ, đặc biệt là đối với trẻ có vấn đề về gan.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng curcumin cho trẻ nhỏ.

Lời khuyên từ chuyên gia

Viêm amidan là bệnh lý dễ tái phát. Đặc biệt, nếu không được chăm sóc điều trị hợp lý, bệnh có thể tiến triển thành mãn tính, gây ra các biến chứng nguy hiểm.

  • Cha mẹ nên thường xuyên súc miệng và súc họng cho bé bằng nước muối sinh lý, vệ sinh răng miệng đánh răng 2 lần/ ngày.
  • Giữ ấm vùng họng và cổ khi thời tiết chuyển mùa, tránh tạo điều kiện vi khuẩn và virus gây hại
  • Không cho bé cho tay vào miệng, ngăn ngừa vi khuẩn virus xâm nhập viêm amidan
  • Không nằm điều hòa liên tục và điều hòa chế độ trên 25 độ C
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại, ô nhiễm, khi ra ngoài đường cần biện pháp che chắn
  • Bổ sung đầy đủ nước giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch

Trẻ cần chế độ ăn dinh dưỡng và bổ sung đầy đủ nước
Trẻ cần chế độ ăn dinh dưỡng và bổ sung đầy đủ nước

  • Không uống nước quá lạnh, đồ ăn sống tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi mạnh mẽ hơn
  • Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa nhiều bệnh khác nhau
  • Chăm sóc và điều trị theo chỉ định bác sĩ, tuyệt đối không sử dụng thuốc điều trị cho bé

Song song với việc chăm sóc và phòng ngừa bệnh, cách tốt nhất để trẻ nhanh chóng thoát khỏi viêm amidan là điều trị dứt điểm bệnh. Do hệ thống các cơ quan chuyển hóa và đào thải thuốc ở trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, do vậy, việc dùng thuốc tây để điều trị viêm amidan cho trẻ gặp một số bất lợi. Trẻ có thể gặp phải các tác dụng phụ lên gan, thận, dạ dày, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trị tuệ. 

Thay vào đó, cha mẹ có thể lựa chọn những bài thuốc nam có thành phần hoàn toàn từ thảo dược, được nghiên cứu khoa học, kiểm chứng lâm sàng. Ưu điểm của những bài thuốc này là sử dụng hoàn toàn thảo dược tự nhiên, đảm bảo sự an toàn. Đồng thời cơ chế điều trị của thuốc cũng được nghiên cứu, kiểm nghiệm kỹ lượng cho hiệu quả điều trị tối đa, không thua kém các loại thuốc tây như nhiều cha mẹ vẫn lầm tưởng.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Triệu chứng
Cách chữa liên quan

Chuyên gia tư vấn


Top phòng khám điều trị Tai Mũi Họng bằng YHCT


Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan