Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Nhiều người thắc mắc căn bệnh dai dẳng viêm mũi dị ứng có chữa khỏi không? Nếu không điều trị kịp thời và dứt điểm, tình trạng này có thể dẫn đến các bệnh viêm xoang, viêm thanh quản,… Vậy viêm mũi dị ứng có chữa được không và đâu là cách điều trị hiệu quả? 

Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi không? Bác sĩ giải đáp

Viêm mũi dị ứng được cho là bệnh hô hấp phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Triệu chứng đặc trưng của tình trạng này là ngạt mũi, hắt hơi nhiều lần, ngứa và chảy nước mũi…

Viêm mũi dị ứng gây ra nhiều khó chịu, bất tiện trong cuộc sống
Viêm mũi dị ứng gây ra nhiều khó chịu, bất tiện trong cuộc sống

Có nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn bị nhiễm viêm mũi dị ứng. Thông thường thời tiết thay đổi theo mùa, dị ứng vật nuôi, phấn hoa,… là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Số khác là do bệnh lý: viêm mũi dị ứng cấp tính và viêm mũi dị ứng mãn tính. 

Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, có rất nhiều phương pháp điều trị hiệu quả giúp kiểm soát triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Cách chữa viêm mũi dị ứng như thế nào là tốt?

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh phổ thông nhưng rất khó để có thể chữa trị dứt điểm. Bởi vậy hầu hết người bệnh đều tìm biện pháp ức chế các nguyên nhân gây dị ứng. Có 3 phương pháp phổ biến để chữa viêm mũi dị ứng.

Bài thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả

Chữa bệnh bằng phương pháp Đông y được đánh giá là có khả năng chữa trị bệnh tận gốc. Đông y sử dụng các bài thuốc chữa tình trạng này dựa trên nguyên lý loại trừ viêm nhiễm và cân bằng nguyên khí. 

Bên cạnh tác dụng giúp lưu thông khí huyết, giảm các biểu hiện viêm mũi dị ứng, phương pháp Đông y còn có khả năng tăng cường sức khoẻ của niêm mạc mũi. Việc trị bệnh từ sâu bên trong, nuôi dưỡng chính khí giúp nâng cao sức đề kháng, từ đó phòng bệnh tái phát.

Các bài thuốc Đông y chữa bệnh tận gốc, tránh tái phát
Các bài thuốc Đông y chữa bệnh tận gốc, tránh tái phát

Bài 1

Nguyên liệu: 

  • Kim ngân hoa, bồ công anh, ké đầu ngựa mỗi loại 12gram.
  • Chuẩn bị các loại thảo dược sau với số lượng 8-10 gram:  rau diếp cá, lá dâu tằm, mã đề, cúc tần, kinh giới, cam thảo.
  • Bạc hà 6 – 8 gram.

Sắc các vị thuốc trên với 750ml. Duy trì đun nhỏ lửa đến khi còn khoảng 300ml thì để nguội rồi chia làm 2 lần uống. 

Bài 2

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Kim ngân hoa và bè cái tía mỗi loại 20 gram.
  • Ké đầu ngựa và tân di hoa 10 gram.

Cho tất cả nguyên liệu vào sắc lấy nước uống và sử dụng 2 lần trước mỗi bữa ăn. Nước sắc nên được sử dụng khi còn ấm.

Bài 3

Bài thuốc này đặc trị tình trạng miệng khô, nghẹt mũi, cổ họng rát, hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ,…

Các nguyên liệu cần chuẩn bị đầy đủ, bao gồm:

  • Củ tây dương sâm đem thái phiến nhỏ.
  • Thảo ma hoàng (hay còn gọi là Mộc ma hoàng).
  • Dây ba mươi (có tên gọi khác là Bách bộ, đẹt ác)
  • Ếch đã làm sạch và lọc bỏ nội tạng.

Sau đó, cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi và đổ thêm nước. Hầm kỹ ếch và các vị thuốc trong khoảng 2 giờ, cho gia vị vừa đủ và chia thành 3 lần ăn trong ngày.

Sử dụng bài thuốc Đông y để chữa viêm mũi dị ứng có ưu điểm là sử dụng các thảo dược tự nhiên, ít tác dụng phụ và có thể điều trị từ gốc bệnh, giúp cân bằng cơ thể. Tuy nhiên, thời gian điều trị thường kéo dài, hiệu quả có thể không đồng nhất và phụ thuộc vào cơ địa từng người. Ngoài ra, cần có chuyên gia Đông y tư vấn để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng.

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Tây

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh mà bác sĩ có thẻ chỉ định bạn dùng thuốc hoặc tiêm trong những trường hợp gấp.

Thuốc Tây được nhiều người bệnh sử dụng bởi tiện lợi và có tác dụng nhanh
Thuốc Tây được nhiều người bệnh sử dụng bởi tiện lợi và có tác dụng nhanh

Một số loại thuốc thường được kê trong đơn là:

Thuốc kháng histamine:

  • Cơ chế: Ức chế hoạt động của histamine – chất trung gian gây viêm và dị ứng.
  • Phân loại:
    • Thế hệ 1: Diphenhydramine, Chlorpheniramine (tác dụng phụ gây buồn ngủ).
    • Thế hệ 2: Loratadine, Cetirizine, Fexofenadine (ít tác dụng phụ hơn).
  • Chỉ định: Giảm hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt.

Thuốc xịt mũi corticosteroid:

  • Cơ chế: Kháng viêm mạnh, giảm phù nề niêm mạc mũi.
  • Phân loại: Fluticasone, Mometasone, Budesonide.
  • Chỉ định: Trường hợp viêm mũi dị ứng mức độ vừa đến nặng, không đáp ứng với thuốc kháng histamine.

Thuốc thông mũi:

  • Cơ chế: Co mạch, giảm sung huyết niêm mạc mũi, giúp thông thoáng đường thở.
  • Phân loại: Oxymetazoline, Xylometazoline.
  • Chỉ định: Nghẹt mũi nhiều, khó thở. 
  • Lưu ý: Không nên dùng quá 5-7 ngày liên tục để tránh gây nhờn thuốc.

Thuốc ức chế leukotriene: Montelukast

  • Cơ chế: Ức chế leukotriene – chất gây viêm, co thắt phế quản.
  • Chỉ định: Viêm mũi dị ứng kết hợp hen suyễn.

Đối với việc dùng thuốc, người bệnh cũng không thể lạm dụng bừa bãi:

  • Thuốc chống ngạt mũi có thể gây ra những tác dụng phụ như đau đầu, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, lo lắng, căng thẳng,..
  • Với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
  • Không nên dùng thuốc chống ngạt mũi dạng xịt hoặc dạng nhỏ quá 7 ngày. Nếu không sẽ gây ra hiện tượng nhờn thuốc và khó chữa triệt để.

Phương pháp tiêm

Sau khi kiểm tra và biết chính xác người bệnh dị ứng với loại kháng nguyên nào, bác sẽ cho tiêm với liều lượng thích hợp. Tuy nhiên cần lưu ý người bệnh, thời gian điều trị bằng phương pháp này khá dài. 

  • Cơ chế: Tiêm dưới da hoặc nhỏ dưới lưỡi các liều lượng nhỏ dị nguyên (chất gây dị ứng) tăng dần theo thời gian, giúp cơ thể “làm quen” và giảm phản ứng dị ứng.
  • Chỉ định: Viêm mũi dị ứng mức độ nặng, không đáp ứng với thuốc điều trị thông thường.
  • Ưu điểm: Hiệu quả lâu dài, có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Nhược điểm: Tốn kém, mất thời gian, có thể gây phản ứng phụ.

Mẹo dân gian giúp cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng

Khi bị viêm mũi dị ứng, một số người tìm đến các mẹo chữa được lưu truyền trong dân gian. Đây được cho là cách an toàn, lành tính và thích hợp với tình trạng bệnh nhẹ. Bạn có thể tìm mua và sử dụng các loại nguyên liệu quen thuộc dưới đây.

Gừng chữa viêm mũi dị ứng

Trong gừng có chứa tinh chất giúp giảm ngứa, giảm dị ứng đặc biệt là tính kháng khuẩn cao, ngăn ngừa viêm nhiễm. Dùng gừng chữa viêm mũi dị ứng sẽ giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau đầu.

Gừng có công dụng chữa nhiều bệnh đường hô hấp
Gừng có công dụng chữa nhiều bệnh đường hô hấp

Cách thực hiện rất đơn giản:

  • Chuẩn bị một củ gừng, mật ong và một ít vỏ cây quế.
  • Gừng đem rửa sạch và thái lát.
  • Đun gừng và vỏ quế với nước đến khi sôi.
  • Để lửa nhỏ và sôi khoảng 5 phút.
  • Cho thêm 1 thìa mật ong vào khuấy đều.

Người bệnh nên uống khi nước gừng khi còn ấm nóng để giảm các triệu chứng dị ứng nhanh nhất.

Dùng mật ong và tỏi

Chuẩn bị: một vài nhánh tỏi và mật ong nguyên chất.

Cách thực hiện: 

  • Bóc sạch vỏ tỏi, giã hoặc xay để chắt lấy nước cốt  tỏi.
  • Trộn nước tỏi và mật ong nguyên chất theo tỉ lệ 1:2.

Thấm hỗn hợp vào bông và chấm mũi ngày 3 lần. Các triệu chứng khó chịu của viêm mũi dị ứng sẽ nhanh chóng biến mất.

Dùng trứng gà

Chuẩn bị nguyên liệu: 2 quả trứng gà ta, 2 bát nước và 15gram tân di.

Cách dùng:

  • Sắc tân di với hai bát nước cho đến khi cô đặc lại khoảng một bát.
  • Trứng gà luộc chín, bóc bỏ vỏ và lấy que đâm 10 lỗ xung quanh trứng để nước thuốc dễ ngấm.
  • Tiếp tục đun trứng với nước sắc tân di.

Kết hợp ăn trứng và uống nước sắc hằng ngày. Áp dụng cách này trong một thời gian dài để có hiệu quả cao nhất.

Dùng cây kinh giới 

Kinh giới được dùng rất nhiều trong các bài thuốc Nam, chúng cũng được sử dụng  chữa bệnh viêm mũi dị ứng.

Trong kinh giới có các chất kháng sinh tự nhiên 
Trong kinh giới có các chất kháng sinh tự nhiên

Có thể chuẩn bị kinh giới tươi rồi đem sấy khô làm nguyên liệu. Hoặc bạn tìm mua trực tiếp loại đã được sao khô tại các nhà thuốc để sử dụng.

  • Đun ấm nước nhỏ với 1 thìa cà phê kinh giới khô trong 15 phút và chắt lấy tinh dầu.
  • Có thể pha tinh dầu với một chút mật ong để dễ uống, tuy nhiên không được sử dụng đường.
  • Uống 3 chén nước kinh giới mỗi ngày trong một tuần.

Ngoài ra, các loại thảo dược trong vườn nhà có thể sử dụng để chữa viêm mũi phải kể đến: Hoa ngũ sắc, lá ngải cứu, diếp cá, câu kỷ tử… 

Ngoài các cách kể trên thì việc tránh tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên là biện pháp an toàn. Hãy bảo vệ bản thân khỏi các nguyên do gây dị ứng, phấn hoa, bụi bẩn, mỹ phẩm.,,, khi bạn phải tiếp xúc với những chất này.

Mẹo dân gian có thể là một lựa chọn hỗ trợ trong việc cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng, đặc biệt là đối với những trường hợp nhẹ và không có biến chứng. Tuy nhiên, phương pháp này không được chứng minh khoa học, không phù hợp cho mọi đối tượng và có thể gây ra phản ứng dị ứng khác nếu không cẩn thận khi lựa chọn và sử dụng. Việc áp dụng cần thận trọng và tốt nhất là nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng.

Phòng ngừa viêm mũi dị ứng

Các biện pháp phòng ngừa giúp hạn chế tối đa khả năng nhiễm bệnh. Nếu áp dụng song song với các biện pháp khác có thể điều trị viêm mũi một cách triệt để nhất:

  • Đeo khẩu trang khi ra đường để tránh khói bụi, hương liệu, nước hoa, nấm mốc…
  • Vệ sinh mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, hạ chế cho trẻ nhỏ chơi thú nhồi bông.

Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi không, các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh? Các câu hỏi trên đã được giải đáp đầy đủ trong bài viết. Hy vọng với những thông tin hữu ích mà bài viết cung cấp, bạn sẽ có đủ kiến thức để bảo vệ sức khỏe.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan

Người bị viêm mũi dị ứng vẫn có thể đi bơi nếu tuân theo các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với clo trong nước bể bơi là một nguy cơ cần phải được kiểm soát. Việc chọn bể bơi phù hợp và sử dụng các biện pháp bảo vệ sẽ giúp người bị viêm mũi dị ứng tận hưởng hoạt động bơi lội mà không làm tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ hơn.

Viêm mũi dị ứng không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng triệu chứng có thể được kiểm soát thông qua các biện pháp điều trị như bài thuốc Đông y, Tây y, mẹo tại nhà... Việc tránh các tác nhân gây dị ứng và duy trì môi trường sống sạch sẽ cũng giúp giảm thiểu tình trạng này đáng kể.

Bài thuốc nam Tiêu xoang linh dược thang chữa viêm mũi dị ứng của Nhất Nam Y Viện đã điều trị thành công cho hàng nghìn người bệnh. Bài thuốc đã nhận được sự quan tâm của đông đảo người bệnh trên các diễn đàn y khoa, chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, còn không ít người tỏ ra nghi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan