Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối thai kì là hiện tượng phổ biến do sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Khó ngủ, thức giấc nhiều lần, giấc ngủ chập chờn, trằn trọc… khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Nguyên nhân gây khó ngủ khi mang thai 3 tháng cuối
Phần lớn phụ nữ mang thai đều gặp vấn đề về giấc ngủ trong những tháng cuối thai kì. Hiện tượng này do sự phát triển của thai nhi, đòi hỏi cung cấp nhiều năng lượng.
- Tiểu đêm nhiều lần do thận phải hoạt động nhiều cùng sức chứa của bàng quang giảm sút khiến mẹ khó chịu, đi tiểu liên tục. Việc thức giấc giữa đêm nhiều lần để đi vệ sinh làm mẹ khó ngủ trở lại.
- Trong quá trình mang thai khiến mẹ thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa như ợ nóng, táo bón, khó tiêu… gây khó ngủ, mất ngủ vào ban đêm.
- Thai nhi ngày càng lớn trong bụng mẹ, khiến bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối. Bởi lúc này, việc tìm một tư thế ngủ dễ chịu hay xoay người khi ngủ đều trở thành nỗi ám ảnh của thai phụ.
- Sự phát triển của thai nhi khiến cơ hoành bị chén ép, cử động khó khăn hơn. Do đó, thai phụ thường cảm thấy khó thở, thiếu oxy, gây khó ngủ khi mang thai 3 tháng cuối.
- Những cơn co thắt đột ngột diễn ra ở bắp chân và đùi trong những tháng cuối khiến mẹ bị đau, thậm chí giật mình tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ trở lại.
- Liệu quá trình đẻ có suôn sẻ? khi nào mới có dấu hiệu đi đẻ?… là câu hỏi chung của nhiều chị em trong tam cá nguyệt thứ ba. Càng gần ngày dự sinh, bà bầu càng lo lắng và căng thẳng, dẫn đến trằn trọc, khó ngủ.
Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối thai kỳ có nguy hiểm? Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng, giúp tái tạo sức lao động và đảm bảo sức khỏe. Nhìn chung, tình trạng mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bà bầu bị khó ngủ kéo dài có thể gây ảnh hưởng không tốt cho cơ thể và thai nhi.
Những ảnh hưởng đến mẹ
- Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối thường rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải, thiếu tỉnh táo. Đặc biệt, nếu tình trạng này nghiêm trọng có thể gây kiệt sức, hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu…
- Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai bị mất ngủ (thời gian ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày) có nguy cơ trầm cảm, rối loạn huyết áp và khó đẻ.
Những ảnh hưởng đến thai nhi
- Từ 23h đến 3h sáng là thời điểm cơ thể tăng cường sản sinh hồng cầu. Vì vậy, mẹ không ngủ sâu giấc trong khoảng thời gian này khiến bé sinh ra dễ bị thiếu máu.
- Tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng của mẹ do thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Con sinh ra cũng thường hay cáu giận, gắt ngủ và khó dỗ.
- Mẹ mất ngủ, khó ngủ hay thường xuyên thức khuya trong khi mang thai khiến con bị ảnh hưởng. Trẻ dễ nhẹ cân, chậm phát triển trí não, chậm nói, khó nuôi…
Mặc dù hiện tượng mất ngủ khi mang thai 3 tháng cuối xảy ra khá phổ biến và thường không gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, bà bầu nên chủ động đi khám và xin ý kiến tư vấn của bác sĩ, tránh bệnh phát triển nặng khi có các biểu hiện sau:
- Mất ngủ liên tục trong thời gian dài
- Cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, hay hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu
- Các biện pháp điều trị ở nhà không phát huy được tác dụng
Khắc phục chứng mất ngủ khi mang thai tháng cuối
Hiện tượng khó ngủ khi mang thai tháng cuối thường được điều trị theo nhiều cách khác nhau, chủ yếu là dùng các bài thuốc lành tính và mẹo dân gian để đảm bảo an toàn.
Điều trị bằng thuốc Tây – cẩn thận hiểm họa khôn lường
Để điều trị mất ngủ, các bác sĩ thường chỉ định nhóm thuốc an thần benzodiazepin như: Clorazepate, Flurazepam, Temazepam, Alprazolam, Estazolam… Các thuốc này thường được sử dụng trong thời gian ngắn, kích thích cơn buồn ngủ nhanh chóng.
Tuy nhiên, đa số các loại thuốc này đều để lại những tác dụng phụ không mong muốn như: hoa mắt, lờ đờ, thiếu tập trung… Dùng thuốc quá liều, trong thời gian dài có thể gây lệ thuộc, co giật, ảo giác, suy giảm trí nhớ. Đặc biệt, phần lớn các loại thuốc này đều chống chỉ định đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì vậy, bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối không được tự ý dùng thuốc, cần được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa.
Mẹo dân gian cải thiện giấc ngủ, an toàn, hiệu quả
Theo kinh nghiệm dân gian, nhiều loại lá cây trong vườn nhà đều có tác dụng trị mất ngủ hiệu quả và lành tính.
Sử dụng hạt sen, tâm sen
Hạt sen, tâm sen là một trong những vị thuốc ngủ ngon được dân gian sử dụng phổ biến. Bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối có thể tăng cường ăn các món từ hạt sen như: cháo sen, chè sen, trà tâm sen, chim câu hầm sen… để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Cây xấu hổ giúp ngủ ngon hơn
Cây xấu hổ hay cây trinh nữ là thảo dược có tác dụng an thần, gây ngủ. Từ lâu loại thảo dược thường mọc ven đường này được sử dụng trong cải thiện giấc ngủ. Cách áp dụng như sau:
- Chặt lấy cành cây xấu hổ, cắt thành từng khúc nhỏ, phơi khô.
- Dùng 1 lượng vừa đủ (15 – 20gr) xấu hổ khô đun sôi cùng với nước
- Lọc bỏ bã và lấy nước uống ngày 2 lần.
Lá vông hỗ trợ cải thiện giấc ngủ
Lá vông cũng rất phổ biến tại Việt Nam. Các hoạt chất có trong lá vông có thể giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, dưỡng tâm, an thần. Cách sử dụng lá vông như sau:
- Dùng 1 nắm lá vông (khoảng 30gr) sao vàng ở lửa nhỏ,
- Sau đó đun sôi cùng nước rồi lọc bã, dùng để uống thay trà mỗi ngày.
Cây đinh lăng chữa mất ngủ
Những người bị khó ngủ khi mang thai 3 tháng cuối có thể sử dụng đinh lăng là giải pháp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Đây là loại lá lành tính có thể dùng với phụ nữ mang thai.
- Chặt cây đinh lăng thành những đoạn nhỏ, phơi khô
- Mỗi lần lấy khoảng 1 nắm nhỏ, rửa sạch và đun sôi với nước
- Đun sôi trong 5 phút thì lọc lấy nước để uống giúp giải nhiệt, cải thiện giấc ngủ.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu mất ngủ ở 3 tháng cuối
Phụ nữ khi mang thai thường rất mẫn cảm và hạn chế sử dụng các loại thuốc nếu không cần thiết. Do đó việc cải thiện chế độ dinh dưỡng rất quan trọng, khắc phục phần nào hiện tượng khó ngủ khi mang thai tháng cuối.
- Nên ăn tối từ sớm, không nên ăn quá no trước khi đi ngủ
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B để cải thiện giấc ngủ, như: ngũ cốc nguyên cám, chuối, cải bó xôi…
- Hạn chế các thực phẩm chiên rán và đồ ngọt để tránh khó tiêu
- Không uống rươu, bia hay các chất kích thích, chất chứa nhiều caffein
- Tránh uống nhiều nước ngay trước khi đi ngủ để hạn chế hiện tượng buồn vệ sinh
- Tăng cường ăn các thực phẩm giàu canxi và sắt để ngăn ngừa chuột rút, đau mỏi cơ thể dẫn đến khó ngủ khi mang thai 3 tháng cuối.
Mách mẹ những thói quen tốt cải thiện giấc ngủ
Để hỗ trợ điều trị và phòng chống bệnh mất ngủ hiệu quả, đặc biệt là trong những tháng cuối thai kì, mẹ bầu nên tham khảo những cách dưới đây.
- Cố định giờ đi ngủ và thức giấc, không nên ngủ quá khuya vào buổi tối.
- Nên có những giấc ngủ ngắn trong ngày vào buổi trưa. Thời gian ngủ trưa thường kéo dài từ 30 đến 60 phút.
- Tăng cường luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga, ngồi thiền, dưỡng sinh… Việc này không chỉ giúp cơ thể giữ được sự linh hoạt, đảm bảo độ dẻo dai khi sinh nở mà còn lưu thông khí huyết, cải thiện giấc ngủ.
- Uống một ly sữa ấm nhỏ hoặc tắm nước ấm vào buổi tối để cơ thể được thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ.
- Massage bằng tinh dầu hoặc ngâm chân nước gừng ấm giúp lưu thông khí huyết, trị mất ngủ ở bà bầu tháng cuối.
- Ưu tiên tư thế nằm nghiêng sang trái, gác chân lên cao để giảm phù nề chân và cung cấp đủ máu cho tim.
Nhìn chung, bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối xuất phát chủ yếu từ sự thay đổi cơ thể và yếu tố tâm lý. Vì vậy, các mẹ bầu không cần quá lo lắng mà nên thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Xem thêm:
Bà bầu gặp phải tình trạng mất ngủ cần hết sức cẩn trọng trong việc chọn lựa thuốc, vì không phải loại nào cũng an toàn cho cả mẹ và bé. Thay vì chỉ dựa vào thuốc, mẹ bầu có thể thử áp dụng các bài thuốc từ thảo dược tự nhiên, kết hợp với lối sống lành mạnh để cải thiện giấc ngủ. Nếu triệu chứng kéo dài và nghiêm trọng, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
Mặc dù có nhiều lợi ích, socola có thể gây khó ngủ nếu ăn quá nhiều, do chứa tyrosine – chất kích thích dopamine, làm tăng tỉnh táo. Các thức uống chứa caffeine cũng có tác dụng tương tự, khiến khó ngủ hơn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!