Khác với nhiều vùng da khác, da mặt rất dễ bị tổn thương và dị ứng vì là là vùng da nhạy cảm. Đang bình thường bỗng nhiên da mặt bị đỏ rát và ngứa khiến người ta không khỏi lo lắng. Nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục ra sao sẽ được giải đáp ngay bên dưới.
Da mặt bị đỏ rát và ngứa là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Da mặt bị đỏ rát và ngứa không tự nhiên mà diễn ra. Nó có nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó. Một số bệnh có thể khiến da bạn gặp phải tình trạng này như:
Viêm da tiếp xúc
Bệnh xuất hiện khi da tiếp xúc với những chất gây dị ứng, mẩn ngứa. Những người mắc bệnh thuộc nhiều thành phần nhưng nguy hiểm nhất là trẻ em. Khi thấy có các triệu chứng như da bị đỏ rát và ngứa. Càng tiếp xúc với nguồn gây dị ứng tình trạng sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Nhiễm trùng da
Dưới tác động của vi khuẩn, virus hay các loại nấm, các vùng da dễ bị nhiễm trùng trong đó có da mặt. Triệu chứng đầu tiên mà người bệnh gặp phải là da mặt bị ngứa và nổi mẩn đỏ. Tiếp theo đó là cảm giác ngứa ngáy và đau khó chịu. Khi da mặt xuất hiện các mụn nước chứng tỏ tình trạng nhiễm trùng đã trở nặng, bạn nên đi khám để điều trị ngay lập tức.
Mề đay
Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong nghề, lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc Nam tiêu biểu 2020, cố vấn y khoa các chương trình Truyền hình sức khỏe VTC2, VTV2) cho biết, da bị ngứa rát là một trong những biểu hiện của bệnh mề đay. Ngoài ra, người bệnh còn cảm giác nóng rát ở những vùng da bị nổi mẩn đỏ.
Bệnh có nguyên nhân do tiếp xúc với chất dị ứng hoặc đôi khi là mề đay vô căn không rõ nguyên nhân. Một vài trường hợp nặng, mề đay còn ảnh hưởng đến lớp niêm mạc dưới da gây phù mạch.
Viêm da dầu
Viêm da dầu không chỉ tác động lên da mặt mà cả vùng da đầu cũng bị ảnh hưởng. Dù số người mắc phải bệnh này là khá ít nhưng tỷ lệ chữa khỏi lại không cao vì bệnh thường tái phát trở lại. Ngoài hiện tượng da mặt khô ngứa mẩn đỏ thì còn kèm theo vảy nến xuất hiện.
Những bệnh này nhìn tưởng đơn giản nhưng nếu không kịp thời điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng khó lường.
Vậy ngứa da và mẩn đỏ có nguy hiểm không? Lương y Tuấn cho biết điều này còn tùy thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Mẩn đỏ và ngứa có thể chỉ là một triệu chứng nhẹ của các dị ứng ngoài da. Tuy nhiên ngược lại cũng có thể bạn đang bị một bệnh nguy hiểm. Ngoài ra để da bị tổn thương trong thời gian dài sẽ khiến da khó phục hồi, mất đi vẻ đẹp vốn có.
Nguyên nhân khiến da mặt bị đỏ rát và ngứa
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho da bị đỏ và ngứa. Trong đó, lương y Tuấn chỉ ra một vài thủ phạm chính như sau:
Da mặt bị đỏ rát và ngứa do thời tiết
Đối với những làn da nhạy cảm, đơn giản chỉ là việc thời tiết biến đổi cũng có thể khiến da bị dị ứng. Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột khiến da chưa kịp thích nghi. Khi đó các mẩn đỏ sẽ xuất hiện kèm theo cảm giác ngứa.
Da mặt ngứa mẩn đỏ do dị ứng thực phẩm
Nhiều người không biết mình dị ứng với thực phẩm cho đến khi ăn thử một lần. Bị dị ứng thường sẽ có triệu chứng da bị nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Nghiêm trọng hơn là nôn ói, khó thở. Một vài loại thực phẩm nằm trong nhóm nhiều người dị ứng như hải sản, các loại đậu, sữa… Ngoài ra, việc kết hợp nhiều món lại với nhau cũng có thể gây ra dị ứng.
Da mặt đỏ ngứa do mỹ phẩm
Nguyên nhân này hẳn đã không còn xa lạ với các chị em. Nhiều người có thể rất thoải mái trong việc dùng mỹ phẩm vì da ít dị ứng. Nhưng ngược lại một số khác lại phải cân nhắc rất kỹ về việc lựa chọn mỹ phẩm phù hợp vì da nhạy cảm.
Các dòng sản phẩm như sữa rửa mặt, kem dưỡng da, nước tẩy trang… rất dễ gây kích ứng da.
Ảnh hưởng từ các bệnh trong cơ thể
Lương y Tuấn cho hay, một vài bệnh lý khác của cơ thể cũng dẫn đến việc da mặt hay bị ngứa đỏ. Chẳng hạn như các bệnh suy thận, suy gan… Đây là những cơ quan quan trọng trong việc điều tiết các chất dinh dưỡng cũng như đào thải những chất không cần thiết ra ngoài. Khi chức năng của các cơ quan này suy giảm kéo theo nhiều độc tố không được đào thảo dẫn đến việc da bị ảnh hưởng.
Ngứa rát da mặt khi nào nên khám bác sĩ?
Ở những trường hợp da mặt bị ngứa rát nhẹ bạn có thể thực hiện các biện pháp tại nhà để điều trị. Tuy nhiên, với các trường hợp sau bạn nên đến bác sĩ ngay để chữa trị kịp thời cho da:
- Da mặt bị mẩn đỏ ngứa rát trong nhiều ngày không có dấu hiệu giảm bớt.
- Xuất hiện mụn mủ trên da và các đốm nhỏ cũng nhiều hơn.
- Da bị khô dần kèm theo đó là bị nứt nẻ, bong tróc.
- Cơ thể mệt mỏi, chóng mặt có thể kèm theo sốt nhẹ.
Da mặt bị đỏ rát phải làm sao?
Khi gặp phải tình trạng da mặt nổi mẩn đỏ và ngứa bạn có thể áp dụng một vài biện pháp khắc phục sau:
Chữa da mặt bị đỏ rát và ngứa bằng thuốc tây y
Những trường hợp mà da bị ngứa và nổi mẩn nghiêm trọng thì cách tốt nhất là đến bác sĩ để thăm khám. Bạn nên chọn các cơ sở bệnh viện hoặc phòng khám da liễu chất lượng để đảm bảo an toàn. Tránh tiền mất mà nhan sắc lại bị ảnh hưởng.
Đến khám, thông thường bệnh nhân sẽ được các bác sĩ hỏi rõ về tình trạng hiện tại cũng như các sản phẩm về da đã dùng trước đó. Sau khi xác định nguyên nhân sẽ tiến hành chẩn đoán và đưa ra thuốc điều trị phù hợp. Sẽ có 2 loại thuốc chính là thuốc uống và thuốc bôi ngoài da.
- Thuốc uống: Phổ biến là Chlopheniramin, Acrivastin, Promethazin… những loại thuốc giúp kháng histamin và có công dụng kháng khuẩn, giảm ngứa.
- Thuốc bôi ngoài da: Thường là là các thuốc có chứa các thành phần như Gentrisone, Calamine, Kemdefa…
Điều trị bệnh da liễu bạn nên kiên trì tái khám thường xuyên để có thể chữa được tận gốc. Bên cạnh đó không nên tùy tiện mua thuốc bên ngoài bôi thêm cho da hay uống các loại thuốc khác. Nhất là không được tự ý ngưng thuốc khi chưa được bác sĩ cho phép vì rất dễ dẫn đến kháng thuốc.
Điều trị da mặt bị ngứa và rát bằng thuốc Đông y
Ngoài tây y thì đông y cũng có nhiều bài thuốc điều trị da mặt đỏ rát và ngứa. Đa phần các bài thuốc này đều dụng các dược liệu tự nhiên nên an toàn ít tác dụng phụ. Tuy nhiên so với thuốc tây thì thuốc đông y có tác dụng chậm hơn và hiệu quả còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Dưới đây là một vài bài thuốc đông y chữa da mặt đỏ rát và ngứa:
Bài thuốc thứ nhất
Chuẩn bị: Ngải cứu; hoa tiêu; hùng hoàng; phòng phong.
Cách thực hiện:
- Rửa các dược liệu với nước sạch và để cho ráo nước.
- Nấu các dược liệu với khoảng 3000ml nước trong khoảng 15 phút.
- Lọc lấy phần nước để cho nguội bớt rồi nhẹ nhàng rửa da đang bị nổi mẩn.
- Có thể rửa 2 lần vào buổi sáng tối để đạt hiệu quả.
Bài thuốc thứ hai
Chuẩn bị: đương quy, khổ sâm, bạc hà; băng phiến; xà sàng tử; hoàng tinh; bạch tiên trì; hoa tiêu; thấu cốt tử thảo; địa phu tử.
Cách thực hiện:
- Dùng nước rửa sạch các nguyên liệu trước khi nấu.
- Cho các vị thuốc vào nấu cùng với 5000ml nước trong khoảng 20 phút.
- Để nước thuốc nguội bớt có thể dùng xông da mặt rồi rửa nhẹ nhàng lên da.
Dùng nước muối sinh lý
Với những chị em bị nổi mẩn do mỹ phẩm thì nên dừng ngay việc dùng mỹ phẩm. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý để rửa sạch da một cách nhẹ nhàng. Khoa học đã chứng minh, nước muối sinh lý chứa nhiều chất giúp kháng khuẩn, chống viêm. Rửa mặt bằng dung dịch này sẽ giảm đáng kể mẩn đỏ do dị ứng và giúp chị em cảm thấy thoải mái hơn.
Sử dụng mặt nạ thiên nhiên cho da mặt bị đỏ rát và ngứa
Một vài loại mặt nạ từ thiên nhiên chị em có thể làm tại nhà để đắp lên da giúp da đỡ ngứa hơn. Tuy nhiên, cần phải chú ý chọn những loại mặt nạ phù hợp với da để tránh làm phản tác dụng, khiến da bị nổi mẩn nghiêm trọng hơn.
Cần lưu ý là chỉ nên áp dụng các cách này vào giai đoạn bệnh còn nhẹ. Với những bệnh nhân mà da đã xuất hiện mụn nước và ngứa trầm trọng thì không nên tùy tiện áp dụng.
Các loại mặt nạ đơn giản tại nhà cho da bị ngứa rát bạn có thể tham khảo như:
Cách 1: Mặt nạ dưa leo
Chuẩn bị: Dưa leo tươi.
Thực hiện:
- Chọn những quả dưa leo còn tươi sau đó rửa sạch lại với nước.
- Dùng dao cắt quả dưa leo thành các miếng tròn nhỏ và mỏng.
- Trước khi đắp mặt nạ nên rửa mặt nhẹ nhàng với nước sạch rồi lau khô lại.
- Đắp những miếng dưa leo đã chuẩn bị trước đó lên mặt.
- Để khoảng 15 phút thì lấy dưa leo ra và rửa mặt lại với nước.
Cách 2: Mặt nạ yến mạch
Chuẩn bị: Bột yến mạch và sữa tươi không đường.
Cách thực hiện:
- Trộn 2 thìa bột yến mạch với 2 thìa sữa tươi không đường lại với nhau.
- Vệ sinh da mặt sạch sẽ rồi sau đó lau khô.
- Dùng hỗn hợp bột đã pha đắp lớp mỏng lên da mặt và thư giãn trong khoảng 15 phút.
- Rửa mặt lại với nước sạch.
Ngoài sữa tươi không đường, người ta còn kết hợp bột yến mạch với mật ong, oliu, lô hội… để làm mặt nạ. Bạn nên đắp mặt nạ yến mạch 2 lần/ tuần để đạt hiệu quả.
Cách 3: Mật ong
Chuẩn bị: Mật ong và sữa chua không đường
Cách thực hiện:
- Dùng 1 muỗng cà phê mật ong trộn chung với 2 muỗng sữa chua.
- Dùng nước ấm rửa mặt sạch sẽ để da giãn nở dễ hấp thụ dưỡng chất hơn.
- Tiến hành thoa mặt nạ lên da cho đều rồi để yên trong 15 phút.
- Cuối cùng rửa mặt sạch sẽ và để da thư giãn.
Lời khuyên cho người bị nổi mẩn đỏ và ngứa
Để tình trạng bệnh được dịu bớt bạn nên lưu ý một vài điều sau:
- Uống nhiều nước để giúp ít rất nhiều cho da bị dị ứng. Nước giúp da khỏe mạnh hơn và giảm bớt cảm giác ngứa ngáy.
- Dùng mỹ phẩm khi thấy da bị ngứa nên dừng ngay không nên vì tiếc tiền mà cố gắng dùng.
- Ăn nhiều rau xanh và các loại quả giàu vitamin nhất là vitamin E để bổ sung các chất cần thiết cho da.
- Ngủ sớm và giữ cho tâm lý thoải mái giúp cơ thể khỏe mạnh và cải thiện tình trạng da.
- Vệ sinh da mặt, tẩy tế bào chết thường xuyên.
- Thăm khám khi thấy tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa rát da mặt kéo dài.
- Tập luyện thể dục thể thao cũng là cách để giúp làn da khỏe mạnh.
Như vậy triệu chứng da mặt bị đỏ rát và ngứa tưởng đơn giản nhưng lại khá phức tạp. Hy vọng với những thông tin trên bạn sẽ hiểu hơn về căn bệnh này cũng như tìm được cho mình biện pháp khắc phục tốt nhất.
Thấy nhiều người khen bác sĩ Tuấn của đỗ minh đường, cũng chưa khám bao giờ nên không rõ thế nào, trước đến khám cơ sở HCM của họ thì được bác sĩ Tùng Lâm khám cho, thấy bác sĩ khám rất cẩn thận, oke, dịch vụ của họ rất tốt, thấy hài lòng, đang chăm chỉ uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ đây.
sao thuốc của bên đỗ minh đường này lại là thuốc cao gì vậy mọi người, tưởng đâu thuốc nam thì sẽ là thuốc thang sắc chứ
Thuốc nam nhưng mà nhà thuốc này họ đã hỗ trợ sắc rồi cô đặc thành dạng cao để cho mình tiện sử dụng được luôn, thuốc thang thì giờ làm gì có ai còn thời gian để mà sắc thuốc nữa đâu.