Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi: Lương Y Nguyễn Tùng Lâm | Nơi công tác: Nhà Thuốc Đỗ Minh Đường

Vảy nến là bệnh lý ngoài da khá phổ biến tại Việt Nam. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là da ửng đỏ, bong tróc, ngứa ngáy,… Đặc biệt, tình trạng lan rộng của vảy nến khiến nhiều người hoang mang, không biết bệnh vảy nến có lây không và lây qua đường nào. Tapchidongy.org sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ vấn đề này ngay sau đây. 

Bệnh vẩy nến có lây không? Cách phòng ngừa đảm bảo hiệu quả
Bệnh vảy nến có lây không? Cách phòng ngừa đảm bảo hiệu quả

Bệnh vảy nến có lây không? Cơ chế lan truyền

Vảy nến là bệnh lý về da với các biểu hiện đặc trưng là da bong vảy, đỏ, nứt nẻ,… Khi mắc bệnh vảy nến, người bệnh sẽ thấy vùng da bị tổn thương có xu hướng lan rộng theo thời gian.

Bệnh vảy nến có lây lan không?

Để trả lời câu hỏi bệnh vảy nến có lây cho người khác không? chúng ta cần hiểu rõ bản chất bệnh. Vảy nến là bệnh viêm da mạn tính, bệnh không hình thành từ các loại vi khuẩn và virus. Vậy nên có thể khẳng định vảy nến không lây nhiễm từ người này sang người khác. 

Ngoài ra, bệnh càng không lây qua đường quan hệ tình dục, tiếp xúc dịch tiết, niêm mạc,… Do đó, người bệnh có thể sinh hoạt, tiếp xúc với những người xung quanh bình thường mà không cần lo về nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Tuy vậy, nếu không được điều trị kịp thời, vảy nến có thể lây lan thành từng mảng rộng đến các vị trí khác của cơ thể. Hơn thế nữa, sau mỗi lần tái phát, các tổn thương của bệnh vảy nến thường nặng và lan rộng hơn.

Cơ chế lây lan của bệnh vảy nến

Theo Y học, di truyền được xem là con đường chính gây nên bệnh vảy nến. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những trường hợp có bố hoặc mẹ từng bị vảy nến thì di truyền đến đời sau chiếm 10%. Nếu gia đình có cả bố và mẹ đều từng bị bệnh thì tỷ lệ này lên đến 50%.

Theo Y học, di truyền được xem là con đường chính gây nên bệnh vảy nến.
Theo Y học, di truyền được xem là con đường chính gây nên bệnh vảy nến.

Bên cạnh đó, bệnh vảy nến có liên quan đến tế bào Lympho T – một tế bào miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể. Với những người mắc bệnh vảy nến, hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn. Vì vậy, Lympho T nhận diện tế bào da bình thường là tác nhân lạ và tiêu diệt tế bào da. Từ đó khiến bệnh vảy nến phát triển và lây lan ra các vùng da khác.

Làm gì để ngăn ngừa lây lan hiệu quả?

Như chúng ta đã biết, Y học vẫn chưa tìm ra cách trị bệnh vảy nến tận gốc. Để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh, chúng ta chỉ có thể áp dụng các phương pháp Tây Y, Đông Y. Bên cạnh đó, muốn cải thiện tình trạng bệnh vảy nến nhanh chóng và hạn chế tình trạng lây lan bệnh, chúng ta cần thực hiện một số lưu ý trong sinh hoạt và ăn uống.

Lưu ý trong việc khám, chữa bệnh vảy nến

Trong quá trình điều trị bệnh vảy nến, người bệnh cần thực hiện những lưu ý sau:

  • Thực hiện nghiêm túc lịch khám, đơn thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được bỏ thuốc giữa chừng hoặc tự ý mua thuốc uống, tránh tình trạng lờn thuốc.
  • Thận trọng khi áp dụng các phương pháp dân gian để điều trị vảy nến. Khi thấy các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến ngay cơ quan y tế gần nhất thăm khám.
  • Dưỡng ẩm cho da bằng các loại kem uy tín, chính hãng và phải được bác sĩ đồng ý. Tốt nhất, bạn nên chọn những sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên như: dầu dừa, olive,… sẽ an toàn cho da hơn.
Thực hiện nghiêm túc lịch khám, đơn thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Thực hiện nghiêm túc lịch khám, đơn thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Lưu ý trong chế độ sinh hoạt khi mắc bệnh vảy nến

Chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp người bệnh đẩy lùi bệnh vảy nến nhanh chóng hơn, dưới đây là những lưu ý bạn cần ghi nhớ:

  • Giữ tâm trạng thoải mái, hạn chế stress khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
  • Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống xung quanh sạch sẽ, gọn gàng.
  • Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, ngủ nghỉ đủ và đúng giờ, tránh xa các chất kích thích và tạo thói quen rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên. Từ đó nâng cao sức đề kháng, chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.
  • Vệ sinh cơ thể bằng nước ấm, không nên ngâm mình quá lâu. Hạn chế tiếp xúc với vùng da bị tổn thương, cào gãi,… khiến vùng da bị lở loét, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Mặc quần áo thoải mái để vùng da bị tổn thương không bị cọ xát.
  • Tránh xa những loại sữa tắm có chất tẩy hoặc thành phần hóa học cao. 
  • Nên ưu tiên những sản phẩm lành tính, không hương và được chiết xuất từ tự nhiên.
Lưu ý trong chế độ sinh hoạt khi mắc bệnh vảy nến
Lưu ý trong chế độ sinh hoạt khi mắc bệnh vảy nến

Lưu ý trong chế độ ăn uống khi điều trị vảy nến

Trong chế độ ăn uống của người mắc bệnh vảy nến, bạn cần thực hiện một số lưu ý sau:

  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, lành mạnh, bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt là những thực phẩm giàu kẽm và omega 3 như: Cá thu, cá hồi, cá basa,… 
  • Tránh xa những thực phẩm dễ gây dị ứng như: Hải sản, trứng, sữa,… hạn chế sử dụng thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ và cay nóng.

Bài viết trên đây vừa giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi bệnh vảy nến có lây không. Vảy nến không lây từ người này sang người khác nhưng có thể lan ra các vùng khác trên cơ thể. Vì tính chất dai dẳng nên người bệnh cần kiên trì, chuẩn bị tâm lý điều trị lâu dài, chủ động phòng tránh và tham khảo ý kiến bác sĩ để đẩy lùi bệnh nhanh chóng.


Chuyên khoa
Nhóm bệnh
Cách chữa liên quan
Câu hỏi liên quan
Bị vảy nến tắm lá gì và tắm thế nào để bệnh nhanh khỏi là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm từ người bệnh. Những thắc mắc này sẽ được chuyên gia Tạp Chí Đông Y giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. Bị vảy nến tắm lá có hiệu quả không? Bệnh vảy nến...

Các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Đồng Nai cho biết, nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của NB-UVB với vảy nến trung bình và nặng, cải thiện rõ rệt sau 20-36 lần điều trị và 60-70% bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn. Đối với bệnh bạch biến từ 40-70% bệnh nhân tái tạo sắc tố sau 4 tháng điều trị.

Điều trị vảy nến bằng quang hóa trị liệu là một trong những phương pháp được nhiều người biết đến. Tuy vậy so với Tây y hoặc Đông y, cách trị bệnh này có giá thành cao hơn hẳn. Vậy quang hóa trị liệu có gì đặc biệt? bài viết sau đây của Tapchidongy sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu...
Chữa vảy nến ở đâu tốt, uy tín là một vấn đề mà nhiều người bệnh thắc mắc. Bệnh vảy nến nếu không được điều trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những địa chỉ uy tín điều trị vảy nến và các căn...
Bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không? Đây là nỗi lo lắng của nhiều người đang bị bệnh, khi bị bệnh bạn sẽ bị áp lực về tâm lý khá cao, gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Những thông tin bổ ích dưới bài viết này sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác nhất....
Là bệnh viêm da mãn tính, vảy nến ở mũi rất dễ hình thành ở nhiều điều kiện khác nhau, đặc biệt khi thời tiết lạnh. Tình trạng này xuất hiện ở ngay mũi có nguy hiểm không, làm sao để chữa trị vừa hiệu quả lại an toàn? Bài viết dưới đây, tapchidongy.org sẽ chỉ rõ cho bạn những...
Vảy nến ở tai rất hiếm gặp nhưng khi xuất hiện lại gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy đâu là nguyên nhân khiến tai bị vảy nến và cách điều trị thế nào? Dưới đây là những thông tin quan trọng về bệnh vảy nến ở tai mà tapchidongy.org tổng hợp được. [caption id="attachment_21982" align="aligncenter" width="730"] Vảy nến...
Vảy nến là bệnh lý ngoài da khá phổ biến tại Việt Nam. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là da ửng đỏ, bong tróc, ngứa ngáy,... Đặc biệt, tình trạng lan rộng của vảy nến khiến nhiều người hoang mang, không biết bệnh vảy nến có lây không và lây qua đường nào. Tapchidongy.org sẽ cùng bạn tìm hiểu...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan