Bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không? Đây là nỗi lo lắng của nhiều người đang bị bệnh, khi bị bệnh bạn sẽ bị áp lực về tâm lý khá cao, gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Những thông tin bổ ích dưới bài viết này sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác nhất.
Bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không?
Bệnh vảy nến hồng là tình trạng các tế bào da được tái tạo nhanh hơn bình thường. Đây thực chất là căn bệnh da liễu lành tính, có thể tự khỏi sau 2 – 8 tuần, có trường hợp kéo dài > 12 tuần hoặc lâu hơn.
Bệnh không lây nhiễm cũng không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên vẫn có những biến chứng xảy ra nếu người bệnh không can thiệp sớm. Chính vì vậy rất nhiều người thắc mắc bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không. Theo các chuyên gia da liễu, một số ảnh hưởng của bệnh có thể kể đến là:
- Gây tổn thương da: Vùng da bị vảy phấn hồng càng lâu sẽ càng tổn thương nghiêm trọng. Các nốt hồng sẽ ngày càng lan rộng, người bệnh ngứa ngáy sẽ gãi, chà xát dễ gây trầy xước da.
- Tạo cơ hội cho các bệnh khác phát triển: Vùng da này đang yếu, bong tróc, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, các tác nhân gây hại khác tấn công, hình thành viêm nhiễm. Bên cạnh đó, người bị vảy phấn hồng sẽ thường kèm theo các biểu hiện như nổi hạch, sốt, đau họng, đau đầu. Khi các chứng bệnh xuất hiện cùng lúc sẽ vô cùng mệt mỏi cho người mắc.
- Lây toàn thân: Mặc dù vảy phấn hồng không có khả năng lây lan từ người sang người nhưng vẫn có thể lây sang các vùng da khác. Một số trường hợp không điều trị sớm khiến vùng da bị vảy phấn hồng lan khắp toàn thân tạo thành từng mảng lớn trông vô cùng đáng sợ.
- Tăng nguy cơ bội nhiễm: Gãi ngứa là hành động khó tránh khỏi khi bị bệnh vảy nến, vảy hồng. Trong quá trình gãi này vô tình đưa vi khuẩn vào sâu trong lớp da bị tổn thương. Từ đó vi khuẩn, tác nhân gây hại dễ dàng xâm nhập tăng nguy cơ bị viêm, nhiễm trùng da.
Chữa bệnh vảy nến hồng bằng cách nào hiệu quả?
Bệnh vảy nến hồng không thể tự khỏi nếu không được điều trị. Thậm chí đến nay các nhà khoa học cũng chưa tìm được thuốc hay cách trị khỏi 100% bệnh vảy phấn hồng này. Vì vậy người bệnh nên chủ động điều trị ngay từ khi bệnh nhẹ để tránh biến chứng về sau gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như công việc hằng ngày.
Những cách chữa vảy nến hồng được áp dụng phổ biến hiện nay gồm:
Cải thiện triệu chứng vảy nến tại nhà
Cách điều trị vẩy phấn hồng tại nhà phù hợp với những đối tượng mắc bệnh, tổn thương chưa quá nghiêm trọng. Sau đây là những mẹo thường được áp dụng.
- Tiến hành dưỡng ẩm cho da: Các thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần ngâm da trong nước ấm khoảng 15 phút sau đó để da khô, sử dụng kem dưỡng ẩm thoa đều.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hãy bổ sung các thực phẩm chống viêm, rau củ quả, chất tăng cường sức đề kháng để giảm nguy cơ bệnh tiến triển. Đồng thời hạn chế đồ ngọt, chất béo, rượu bia, đồ cay nóng…
- Chăm sóc da đúng cách: Hạn chế dùng các loại hóa chất, chất tẩy rửa tổng hợp, mỹ phẩm có hại cho da.
Ngoài những biện pháp trên đây các bạn cũng có thể sử dụng các loại lá đun nước tắm hay giã nát đắp vào vùng da bị vảy phấn hồng như: trầu không, lá trà, cây lược vàng, muồng trâu… Đây là cách điều trị chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng, ít có tác dụng điều trị.
Chữa vảy phấn hồng bằng thuốc Tây
Điều trị vảy nến hồng bằng thuốc tây luôn được xem là sự lựa chọn tốt nhất bởi tính tiện lợi cũng như hiệu quả kiểm soát các triệu chứng bệnh nhanh chóng. Trên thị trường hiện nay có vô số loại thuốc để người bệnh có thể sử dụng, trong đó thường dùng nhất là thuốc dạng uống, dạng bôi.
Các nhóm thuốc thường dùng là thuốc chống viêm, thuốc giảm ngứa, thuốc bạt sừng, nhóm thuốc chứa corticoid… Các loại thuốc này có tác dụng giảm nhanh triệu chứng nhưng cần thận trọng tác dụng phụ như teo da, rạn da, giãn mạch, nhờn thuốc, kháng thuốc… Người bệnh cần thăm khám, dùng thuốc theo đơn của bác sĩ để có phác đồ phù hợp, tránh tự ý mua thuốc tại các quầy bên ngoài về dùng dễ gặp rủi ro.
Chữa vảy phấn hồng bằng quang trị liệu
Đây là liệu pháp hiện đại nhất hiện nay, tác dụng cải thiện tình trạng bệnh thông qua cơ chế cản trở quá trình tăng sinh tế bào da mới và ức chế dị nguyên gây bệnh. Phương pháp này không áp dụng liên tục mà thực hiện theo từng đợt.
Bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra tình trạng da và điều chỉnh mức ánh sáng phù hợp đến trị liệu. Thường các đợt điều trị vảy phấn hồng sẽ kéo dài 2 – 3 tuần (khi bệnh tiến triển) và 1 lần/tuần (duy trì).
Sau mỗi lần thực hiện người bệnh vảy nến hồng sẽ không được tiếp xúc ánh nắng nhiều hay tự ý sử dụng thuốc trị bệnh khác. Với cách điều trị này chỉ có tác động bên ngoài da nên hiệu quả không duy trì được lâu, tái phát nhanh. Chính vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ, không nên quá lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chữa vảy nến hồng bằng Đông y
Theo đông y, vảy nến hình thành do phong hàn, phong nhiệt, huyết nhiệt, huyết tán, hệ miễn dịch yếu kết hợp với các tác nhân từ bên ngoài mà sinh bệnh. Chính vì vậy mà các bài thuốc Đông y tập trung loại bỏ tác nhân gây bệnh, khu trừ phong hàn, huyết nhiệt, tăng sức đề kháng của cơ để để đẩy lùi tận gốc.
Các bài thuốc đông y trị vảy hồng thường dùng các bài:
- Thuốc trị vảy nến thể phong huyết nhiệt
- Thuốc trị vảy nến thể phong huyết táo
- Bài thuốc trị bệnh thể phong hàn
- Bài thuốc trị bệnh thể thấp nhiệt
- Thuốc trị bệnh thể huyết hư
- Thuốc trị bệnh thể mạch xung nhâm không điều hoà
Bệnh nhân sau khi được kiểm tra lâm sàng, bắt mạch sẽ được lương y, thầy thuốc gia giảm thành phần dược liệu phù hợp để trị vảy phấn hồng. Do thuốc đông y thường có tác dụng từ từ nên khi lựa chọn điều trị mọi người nên kiên trì, dùng đủ liều lượng.
Bệnh vảy nến hồng có nguy hiểm không chắc hẳn bạn đã có câu trả lời sau những thông tin trên. Nếu thấy các biểu hiện bệnh bạn chớ chủ quan, càng sớm điều trị càng tránh được những ảnh hưởng của vay phấn hồng đến sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!