Vảy nến là một bệnh lý phổ biến khiến da bị nứt nẻ, bong tróc và chảy máu. Tuy không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe người bệnh nhưng nó lại khiến chất lượng cuộc sống của họ bị suy giảm. Vậy vảy nến có tự khỏi không? Vảy nến có hết không? Làm thế nào để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh vảy nến? Thông tin chi tiết sẽ được làm rõ trong bài viết sau đây của Tapchidongyorg.
Giải đáp: Bị vảy nến có tự khỏi được không?
Vảy nến được hiểu là một bệnh lý viêm da tự miễn mãn tính. Căn bệnh này khiến các tế bào da phát triển nhanh chóng, dẫn đến da nứt nẻ, tróc vảy, nổi mảng đỏ gây ngứa ngáy, đau đớn…
Đáng nói, bệnh vảy nến nếu không được điều trị triệt để sẽ rất dễ tái phát nhiều lần, khiến người bệnh gặp muôn vàn khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Theo những số liệu thống kê, bệnh vảy nến đang có dấu hiệu tăng nhanh, tỉ lệ bệnh nhân chiếm 1,5 đến 2% dân số.
Câu hỏi được đặt ra là: vảy nến có tự khỏi được không? Câu trả lời là không! Căn bệnh này không thể tự khỏi nếu không được chữa trị theo đúng quy trình. Nguy hiểm hơn, nếu người mắc vảy nến không có bất cứ biện pháp can thiệp, chữa trị nào, bệnh sẽ càng trở nên nghiêm trọng.
Những tưởng chỉ là bệnh ngoài da, thế nhưng biến chứng mà vảy nến để lại vô cùng nguy hiểm và phức tạp. Người bệnh sẽ phải đối mặt với các tình trạng như viêm khớp vảy nến, viêm kết mạc, đau mắt, huyết áp cao, tiểu đường,…
Người mắc vảy nến có thể cải thiện tình trạng bệnh theo thời gian nếu biết cách chăm sóc và bảo vệ da. Tuy nhiên, bệnh vảy nến luôn tồn tại trên bề mặt da chứ không thể mất đi hoàn toàn. Chúng sẽ chóng hình thành và tạo nên lớp sừng cứng. Khi gặp được môi trường thuận lợi, vảy nến sẽ tái phát nhanh chóng. Để tránh tình trạng bệnh tái phát hoặc trở nặng, người bệnh phải tránh các tác nhân gây kích ứng da, khiến bệnh vảy nến hình thành trở lại.
Bệnh vảy nến nguy hiểm là vậy, song vẫn chưa có một nghiên cứu nào chỉ rõ được nguyên nhân gây bệnh. Khi các loại vi khuẩn ở môi trường bên ngoài tấn công, xâm nhập được vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ dần suy yếu, dẫn đến rối loạn chức năng của bạch cầu.
Với những người bệnh mắc bệnh vảy nến thể móng rất dễ khiến móng bị xơ cứng, chảy máu, xuất hiện mủ. Làn da lúc này cũng xuất hiện những mảng tế bào chết bất thường. Các tế bào chết tăng nhanh chóng, tạo thành các mảng trắng gây bong tróc, viêm ngứa. Vậy bệnh vảy nến có tự khỏi không bạn đã có lời giải.
Bệnh vảy nến có chữa khỏi không và câu trả lời chính xác
Với câu hỏi vảy nến chữa được không, thật đáng quan ngại khi bệnh vảy nến không thể chữa được khỏi hoàn toàn. Theo Ths.Bs Lê Phương – Nguyên Phó Giám đốc tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, cho đến nay vẫn chưa có phương pháp tối ưu nhất để điều trị vảy nến. Tất cả các biện pháp hiện nay, kể cả dùng thuốc Tây, chỉ mang lại tác dụng tạm thời, kiểm soát bệnh lan rộng, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra chứ không thể chữa dứt điểm.
Đối với những bệnh nhân được điều trị, chăm sóc một cách khoa học có thể cải thiện đáng kể tình trạng bong tróc da, ngứa ngáy, đau rát. Cùng với đó giảm được tần suất tái phát, hạn chế đến mức tối đa các biến chứng nguy hiểm. Ngược lại, những trường hợp để “mặc kệ” hoặc không điều trị đúng cách thường dẫn đến vảy nến lan tỏa rộng, gây tổn thương toàn thân, các biến chứng nghiệm trọng với cơ thể rất dễ xảy ra.
Các phương pháp trị vảy nến tốt nhất
Đến đây, có lẽ bạn đã có đáp án cho câu hỏi vảy nến có tự khỏi không, vảy nến có hết không có chữa được không. Bệnh vảy nến hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, chỉ có thể cải thiện, hạn chế các nguy cơ dẫn đến biến chứng. Người mắc bệnh vảy nến nên ngay lập tức thăm khám bác sĩ để được tiếp nhận các liệu trình điều trị phù hợp. Mỗi thể bệnh và mức độ bệnh sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau. Các giải pháp chữa trị vảy nến phổ biến hiện nay bao gồm:
Phương pháp trị bệnh vảy nến tại nhà
Đối với người mắc bệnh vảy nến, bản thân mỗi người phải nắm được nền tảng lý thuyết và hậu quả mà căn bệnh gây để hợp tác điều trị hiệu quả. Vảy nến là một dạng bệnh da liễu, chính vì vậy cần tập trung vào chế độ chăm sóc da khoa học. Điều này sẽ giảm nhẹ triệu chứng căn bệnh, đồng thời hạn chế bệnh tái phát.
Các biện pháp chăm sóc da, điều trị tại nhà bao gồm:
- Tắm nước ấm để làm mềm da, đồng thời loại bỏ các tế bào chết.
- Dùng kem dưỡng ẩm 2 lần/ngày để làm mềm da. Thực tế chứng minh, làn da được dưỡng ẩm đều đặn sẽ giảm thiểu mức độ viêm, ngứa so với làn da khô ráp.
- Tránh ma sát và gãi cào lên da. Các hành động này không chỉ làm da chảy máu, nhiễm trùng, dẫn đến việc vảy nến càng lan tỏa rộng.
- Chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những cách điều trị vảy nến hiệu quả. Người bệnh vảy nến không được dùng các loại thực phẩm như thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp, nước ngọt có gas, rượu bia,…
- Không được sử dụng chất kích thích và hạn chế việc hút thuốc lá.
- Người bệnh cần ngủ sớm, đầy đủ giấc. Đồng thời, cân đối thời gian làm việc nhằm giảm stress. Thần kinh căng thẳng sẽ tạo điều kiện cho vảy nến tiến triển dai dẳng, bùng phát mạnh và tái phát nhiều lần.
- Tắm nắng cũng là một biện pháp hữu hiệu điều trị vảy nến tại nhà. Mỗi ngày dành từ 5 – 10 phút tập luyện sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện sức khỏe.
Phương pháp trị bệnh vảy nến bằng Tây y
Tây y có thể được coi là phương pháp điều trị vảy nến hiệu quả, tức thời nhất. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn các loại thuốc phù hợp:
- Thuốc bôi trị vảy nến
Có nhiều loại thuốc bôi được dùng cho căn bệnh này, bao gồm: thuốc bôi chứa corticoid, thuốc bôi dẫn xuất vitamin D – calcipotriol, thuốc bôi ức chế calcineurin… Các loại thuốc này giúp cải thiện triệu chứng tại chỗ, làm dịu da, giảm bong tróc, nứt nẻ, ngứa ngáy, ngừa viêm nhiễm…
Tuy nhiên, hiệu quả nhóm thuốc này chỉ mang lại tác dụng ngay tại thời điểm dùng thuốc. Việc lạm dụng thuốc bôi trị vảy nến có thể dẫn đến các biến chứng như teo da, mỏng da, giãn tĩnh mạch…
- Thuốc uống trị vảy nến
Bệnh vảy nến xuất hiện bởi sự rối loạn chức năng miễn dịch của cơ thể. Để điều trị vảy nến, cần cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể. Các loại thuốc uống có thể kể đến như Methotrexate, Cyclosporin, thuốc Retinoids, thuốc kháng sinh, chống nấm, thuốc kháng histamin H1, thuốc chống viêm steroid và thuốc sinh học.
- Quang hóa trị liệu
Phương pháp này còn có tên gọi khác là liệu pháp ánh sáng. Tiến hành như sau: sử dụng tia cực tím có bước sóng ngắn và trung bình UVA, UVB kết hợp với dùng thuốc (thuốc tăng nhạy cảm ánh sáng) nhằm biệt hóa tế bào sừng, ức chế sự tăng sản của tế bào thượng bì. Từ đó, giảm thiểu việc tạo vảy và bong tróc.
Tuy nhiên, phương pháp này không khuyến khích thực hiện bởi người bệnh dễ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như nổi phỏng nước, tăng sắc tố da, buồn nôn, thúc đẩy tốc độ lão hóa,… Ngoài ra, giá thành để thực hiện không hề rẻ một chút nào.
Dùng thuốc Tây để điều trị vảy nến thường mang lại hiệu quả nhanh nhưng đi kèm không ít rủi ro. Có thể kể đến như suy gan, suy thận, tăng huyết áp, đau tim, rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường…. Do vậy, khi sử dụng các loại thuốc Tây, người bệnh phải tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian dùng.
Phương pháp trị bệnh vảy nến hiệu quả bằng Đông y
Ngoài Tây y, điều trị vảy nến bằng Đông y cũng là biện pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Phương pháp này vốn lành tính, không hại gan thận và phù hợp nhiều đối tượng. Tuy nhiên, Đông y chỉ mang lại hiệu quả lâm sàng đối với các thể bệnh nhẹ như vảy nến thể mảng, thể đồng tiền và thể giọt. Với các thể nặng hơn, phương pháp Đông y thường không đem lại hiệu quả rõ rệt.
Điều trị vảy nến bằng Đông y thường kết hợp sử dụng thuốc uống, thuốc dùng ngoài da và bấm huyệt. Muốn áp dụng phương pháp này, bạn nên tìm gặp thầy thuốc hoặc bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền để được tư vấn cụ thể.
Bài viết vừa giúp bạn giải đáp các thắc mắc về “Bệnh vảy nến có tự khỏi không?”. Hy vọng các thông tin sẽ hữu ích cho quý bạn đọc. Đối với người mắc bệnh vảy nến nên tuân thủ liệu trình điều trị của đội ngũ y bác sĩ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!