“Vảy nến thường xuất hiện ở đâu?” – Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Nguyên Trưởng khoa khám bệnh, bệnh viện YHCT Trung ương) cho biết, vảy nến là bệnh lý ngoài da gây sưng đỏ kèm theo bong tróc. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể người điển hình là khuỷu tay, đầu gối, lưng, mông, nách,… Người bệnh nên sớm phát hiện để tìm ra hướng điều trị đúng nhất.
Vảy nến thường xuất hiện ở đâu? 9 vị trí trên cơ thể dễ mắc bệnh
Vảy nến hay còn được gọi bằng cái tên khoa học là Psoriasis. Đây là một trong những bệnh ngoài da phổ biến gây tổn thương tế bào da làm xuất hiện các triệu chứng như: ngứa ngáy, viêm sưng tấy, đỏ rát, khô da, bong tróc,… thậm chí là vùng da bị nứt nẻ và rỉ máu. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống, công việc, tâm sinh lý của mỗi người.
Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra vảy nến cũng như loại thuốc đặc trị bệnh lý này. Vì thế, mỗi chúng ta cần chú ý đến sự thay đổi của cơ thể. Vảy nến thường xuất hiện ở đâu? Biết được câu trả lời sẽ giúp bạn chú ý, sớm phát hiện và điều trị bệnh. Sau đây là những vị trí vảy nến thường hình thành:
Khuỷu tay và đầu gối
Khuỷu tay và đầu gối là một trong những vị trí dễ mắc bệnh nhất do sự vận động, cọ xát liên tục. Khi bị vảy nến ở vị trí này vùng da thường sần và nổi thành mảng như được bao phủ bởi một lớp da trắng đục ở trên. Theo đó, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa, gãi liên tục, gây đau rát, chảy máu.
Khi bị vảy nến ở khu vực này người bệnh nên tránh cọ xát, làm việc chân tay nhiều. Đặc biệt, không cầm, kéo những đồ vật nặng hoặc chà mạnh khi tắm, giặt sẽ khiến bệnh ngày một nặng hơn.
Vảy nến thường xuất hiện ở đâu? Da đầu là vị trí hay mắc bệnh
Khi người bệnh bị vảy nến ở vị trí này sẽ cảm thấy lo lắng, mệt mỏi vô cùng. Bởi, các triệu chứng lở loét, sưng viêm của bệnh bao phủ toàn bộ da đầu rất khó điều trị, đôi khi người bệnh phải chấp nhận cắt tóc ngắn chỉ còn 2 – 3 phân. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ bề ngoài, tâm lý phái nữ.
Đặc biệt với các trường hợp bệnh nặng, da đầu hay da dầu quá trình điều trị sẽ kéo dài đến cả nửa năm thậm chí là hơn. Do vậy, khi cơ thế xuất hiện các triệu chứng của bệnh chúng ta cần chủ động điều trị để sớm, tránh những rủi ro không đáng có.
Khuôn mặt
Theo các bác sĩ da liễu, vùng da mặt cũng là vị trí rất nhạy cảm dễ mắc các bệnh viêm da, vảy nến. Tại mặt các bộ phận lông mày, hai má, mũi, trán và phần môi,… dễ bị tấn công. Tuy nhiên, ở những vị trí này người bệnh cần cẩn trọng hơn trong cách điều trị để tránh để lại sẹo, biến chứng.
Bàn tay – Dễ quan sát thấy vảy nến
Vảy nến thường xuất hiện ở đâu? Bạn tay chính là nơi “yêu thích” của bệnh vảy nến. Không chỉ mu bàn tay, lòng bàn tay, các đầu ngón tay mà cả móng tay cũng có thể nhiễm bệnh. Điều này ảnh hưởng đến giao tiếp, tâm lý và quá trình cầm nắm, làm việc…
Khi bị vảy nến ở bàn tay người bệnh nên chủ động tránh xa với các chất hóa học, chất tẩy,… Hạn chế giặt đồ, tiếp xúc quá nhiều với nước để bệnh sớm được cải thiện.
Vảy nến thường xuất hiện ở đâu? – Bàn chân là vị trí điển hình
Ngoài bàn tay thì chân cũng là một vị trí dễ mắc vảy nến và gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người bệnh. Khi bị vảy nến ở vị trí này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc đi lại, mọi hoạt động từ sinh hoạt đến việc làm của bạn. Đặc biệt, vào các buổi tối bạn sẽ phải trải qua những cơn ngứa điên cuồng, gây mệt mỏi, khó ngủ.
Bộ phận sinh dục
Ở vị trí này các triệu chứng, ảnh hưởng của bệnh cũng sẽ giống như ở các bộ phận khác trên cơ thể. Tuy nhiên, ở vùng háng có thể xuất hiện thêm các nếp gấp bóng thành mảng. Điều này dù không ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây mất tự tin cho người bệnh nhưng lại tác động trực tiếp đến đời sống hôn nhân, hạnh phúc của mỗi gia đình.
Mông và nách
Mông và nách là hai vị trí hay cọ xát và tiếp xúc với các vật thể xung quanh vì thế rất dễ bị các bệnh về da đặc biệt là vảy nến.
Có thể nói, đây là hai vị trí khó chữa trị nhất và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt, giấc ngủ,… của mỗi người. Bởi, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường xuyên thực hiện các hoạt động đứng, ngồi, cầm nắm,…. yêu cầu sự vận động của tay, chân và mông.
Phần dưới vú
Chủ yếu do tình trạng ra mồ hôi và cọ xát giữa các vùng da với nhau mà nên. Thông thường, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh lý này sẽ cao hơn nam giới.
Vậy nên, các chị em phụ nữ cần chú ý chăm sóc vị trí này hơn để bảo vệ cơ thể của chính mình. Không để cho các tác nhân gây bệnh có cơ hội xâm nhập.
Móng tay, móng chân
Ở vị trí này, phần màu sắc của móng sẽ có sự thay đổi từ hồng nhạt sang sắc vàng. Thậm chí, bệnh có thể khiến phần móng bị tách rời ra khỏi nền móng và gây nhiễm trùng nấm khiến người bệnh đau đớn, khó chịu.
Đồng thời quá trình phục hồi móng do bệnh vảy nến gây ra thường kéo dài 1 – 3 tháng thậm chí là hơn. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người sẽ cho quá trình phục hồi khác nhau nhưng tốt nhất bạn vẫn nên chủ động thực hiện các biện pháp điều trị, phòng chống để bảo vệ chính bản thân mình.
Chính vì vậy, để bệnh vảy nến sớm được trị dứt điểm, an toàn. Tất cả chúng ta cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện lạ, tương thích với triệu chứng của bệnh vảy nến.
Phải làm gì khi bị vảy nến?
Ngoài những câu hỏi xoay quanh vấn đề “Vảy nến thường xuất hiện ở đâu?” thì việc “Cần làm gì khi bị vảy nến?” cũng được rất nhiều người quan tâm. Bên cạnh việc đến thăm khám tại các bệnh viện, phòng khám người bệnh có thể lựa chọn một trong 3 phương pháp dưới đây.
Thăm khám tại các cơ sở y tế và sử dụng thuốc Tây
Việc đầu tiên người bệnh cần phải làm khi bị vảy nến chính là đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Theo đó, phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm, cơ địa của mỗi người các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc uống hoặc kem bôi tại chỗ như sau:
- Thuốc bôi: Chủ yếu là thuốc mỡ Salicylic và Corticoid, cả hai loại thuốc này đều có tác dụng chống viêm, giảm đau khiến lớp vảy nến bị bong tróc.
- Thuốc có chứa Vitamin: Phần lớn các bác sĩ sẽ chỉ định viên uống hoặc các loại thuốc mỡ chứa vitamin A, D, E,… giúp ổn định tế bào và làm mềm da, ngăn ngừa sự hình thành, lây lan bệnh.
- Thuốc kháng chống viêm nhiễm, dị ứng: Chủ yếu cung cấp thêm cho người bệnh gặp phải tình trạng viêm nặng, có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc dễ bị dị ứng.
Sử dụng bài thuốc Đông y
Bên cạnh sử dụng thuốc Tây y thì những bài thuốc Đông y cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp cải thiện và đẩy lùi các triệu chứng của bệnh vảy nến.
Theo quan niệm Đông y, vảy nến chủ yếu xuất phát từ sự rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể kết hợp với sức đề kháng yếu, các yếu tố huyết nhiệt, nhiễm phong hàn, ngoại tà xâm nhập lâu ngày mà nên. Theo đó, làm suy giảm chức năng, cấu tạo của da gây ra hiện tượng bong tróc, khô da, đỏ rát,…
Hiểu rõ nguyên tắc đó, các bài thuốc Đông y trị vảy nến chủ yếu sử dụng thảo dược quý như sinh địa, thăng ma, chích thảo,… không chỉ có tác dụng đẩy lùi bệnh, đảm bảo an toàn mà còn bồi cơ thể.
- Bài thuốc uống: Sử dụng thổ phục linh, ké đầu ngựa, thăng ma, sinh địa, hòe hoa, thạch cao. Dùng những nguyên liệu sẵn có ở trên đem sắc với 1300ml nước sạch. Sau đó, đun trong vòng 40 phút thì tắt bếp và đem thuốc ra chia làm 3 liều uống và sử dụng trong ngày.
- Bài thuốc ngâm: Chuẩn bị phác tiêu, cúc dại hoa, khô phàn, hỏa tiêu mỗi loại khoảng 20g. Cho tất cả vào nồi và đun sôi cũng 1000ml sau đó để thuốc ấm hoặc nguội rồi đêm bôi, ngâm, rửa lên vị trí bị bệnh.
Cách chăm sóc da bị vảy nến tại nhà
Cùng với sử dụng thuốc Tây y người bệnh vảy nến nến kết hợp áp dụng các phương pháp chăm sóc tại nhà. Theo đó, bệnh không chỉ được thuyên giảm nhanh chóng mà còn đảm bảo sức khỏe cho chính chúng ta. Hãy đẩy lùi bệnh bằng những hoạt động sau.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, tắm ít nhất 1 lần/ngày. Đặc biệt quan tâm đến vị trí bị bệnh.
- Tránh tình trạng mặc một bộ quần áo trong nhiều ngày. Thay vào đó, hãy thay đồ mỗi ngày và giặt đồ sạch sẽ, nên phơi ở những nơi thoáng mát, nhiều nắng.
- Nạp nhiều rau xanh, trái cây, nước cho cơ thể để đảm bảo sự tái tạo của da.
- Không nên ăn những đồ ăn, nước uống có thành phần hóa học, cồn, chất kích thích,…
- Chủ động thực hiện các phương án bảo vệ da, đặc biệt là khi phải tiếp xúc với bụi bẩn, nắng nóng, chất tẩy,…
- Dừng ngay việc sử dụng mỹ phẩm, các sản phẩm như phấn, son, kem dưỡng,… Nếu có, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước đó.
- Thay đổi sữa tắm, nước rửa tay, xà phòng có chứa thành phần hóa học sang sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.
- Lên kế hoạch sống lành mạnh, khoa học. Đặc biệt, nên luyện tập thể thao mỗi ngày, không để cơ thể mệt mỏi, stress,… trong một thời gian quá dài.
- Quan tâm đến chất lượng giấc ngủ, hạn chế ngủ ít, thức khuya.
Mong rằng, từ những dữ liệu bài viết cung cấp quý độc giả không chỉ tìm được đáp án cho câu hỏi “Vảy nến thường xuất hiện ở đâu?”. Mà còn có thể hình dung được những điều cần phải làm sau khi phát hiện cơ thể mắc bệnh vảy nến để bảo vệ sức khỏe, sắc đẹp của mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!